Đây là một trong top câu hỏi mà tôi nhận nhiều nhất trong 3 tháng qua. Anh em cũng chân thành hỏi tôi, là tôi đọc sách gì, có thể giới thiệu cho ae tham khảo và đọc theo được không. Tôi hoàn toàn sẵn lòng giới thiệu nhưng rất khó để đưa một số tựa sách phù hợp với từng người, vì sao?
Vì mỗi chúng ta đều có những vấn đề và mối quan tâm khác nhau trong cuộc sống. Ví von là chúng ta đều có ‘tổ hợp bệnh’ khác nhau, ai đau đầu thì nên nạp thuốc đau đầu, ai đau bụng thì nên nạp thuốc đau bụng.
Hoặc vừa đau đầu, vừa đầu bụng, vừa viêm màng túi, kèm cả chân đang chảy máu thì việc cần làm đầu tiên là cầm máu cái chân lại đã; chứ chân đang chảy máu mà đi đọc sách chữa đau đầu thì ae toi cmnr.
Tôi sẽ không chỉ cụ thể ae cần uống thuốc gì, nhưng sẽ hướng dẫn cách tôi tự bào chế thuốc cho chính bản thân mình như thế nào. Từ đó, ae có thể tự thiết kế tủ thuốc riêng cho mình và lên chương trình tiêu hóa nó một cách hiệu quả nhất.
?? B1. Xác định ‘bệnh’
AE theo dõi page Nghệ lâu thì chắc đã có khái niệm ‘Thân-Tâm-Tuệ’ rồi, ae nào chưa rõ thì kéo lại bài cũ trong mục lục mà đọc.
Thân-Tâm-Tuệ là 3 cột trụ chính của một con người. Tương ứng cũng sẽ có bệnh về thân, bệnh về tâm và bệnh về tuệ.
Bệnh về thân, ae ngồi liệt kê các bệnh thuộc thân-thể thì chắc dài cả cuốn sách, nhưng cốt lõi của bệnh thân là thiếu kiến thức chăm sóc thân cơ bản, thiếu kiến thức về dinh dưỡng / thể thao, thiếu kiến thức về cách vận hành của thân… rồi không biết tạo kết nối lại giữa thân và thế giới tự nhiên để kích hoạt cơ chế tự chữa lành sẵn có.
Đây là 1 topic rất lớn, sẽ biên chi tiết sau.
Bệnh về Tâm, thường là bất an, phiền não, sợ hãi, buồn bã, đau khổ… Tâm bệnh khó chữa hơn Thân bệnh rất nhiều. Lâu ngày sẽ thành trầm cảm và rối loạn tâm thần… Cốt lõi là không hiểu tâm mình vận hành thế nào, làm sao để quan sát, chấp nhận và chuyển hóa nó… cái này không chỉ cần kiến thức đúng và phải có thực hành cụ thể. Nhưng nạp kiến thức đúng là bước quan trọng đầu tiên để chữa bệnh về Tâm.
Bệnh về Tuệ, nói thẳng ra là bệnh ‘ngu’, đa phần chúng ta chật vật khi chơi game đời là do thiếu kiến thức
Chuyên môn (không có nghề), thiếu kiến thức về kỹ năng mềm, thiếu kiến thức về xã hội / kinh tế / chính trị, v.v…
Cốt lõi là không hòa vào được ‘dòng chảy chung’ thì ae sẽ dễ bị nhấn chìm, bị đào thải hoặc bị kéo trôi và không kiểm soát được con đường mình muốn đi.
Ok, giờ ae ngồi lấy giấy, nghiêm túc ghi xuống, thật.
Thân ae có gì chưa ổn, bệnh gì không, cơ thể vận động thế nào…
Tâm ae có gì chưa ổn, có thấy ‘trầm cảm’ không?
Khoa học đã nghiên cứu là ai cũng có biểu hiệu ‘trầm cảm’ cả, chỉ là nhẹ hay nặng thôi.
Rồi tuệ, cái tuệ là khó viết nhất, vì có bao giờ chúng ta thấy mình ‘ngu’ đâu… toàn thấy mình khôn ngoan nhất vũ trụ, nhưng ra game đời vẫn te tua thì đó là cách nhận biết mình chưa khôn như mình nghĩ.
?? B2. thiết kế tủ ‘thuốc’
AE viết các bệnh (thuộc thân-tâm-tuệ) ra giấy thì sẽ thấy, chẳng có ai bệnh giống ai. Tổng hợp bệnh của từng người sẽ khác nhau, tuy nhiên cũng có vài phần chung nhưng chi tiết thì cách xây dựng tủ thuốc (aka tủ sách) sẽ khác.
Có 2 nguyên tắc mà tôi áp dụng để tự xây dựng tủ thuốc:
? I. Học ‘nguyên lý’ trước, học ‘phương pháp’ sau
Tôi ví dụ, thời sinh viên, tôi ốm yếu quá nên bắt chước người ta đi tập tạ. Nói chung tốn gần 2-3 năm, tập cũng siêng, mà sao kết quả không mấy cải thiện lắm. Lên youtube hoặc hỏi người này người kia thì ra hàng trăm ‘phương pháp’ tập khác nhau, mỗi người mỗi kiểu.
Được thời gian, tôi mới nghiệm ra, tập tạ cần hiểu ‘nguyên lý’ trước đã, như nguyên lý tăng cơ / giảm mỡ như thế nào, nguyên lý kcal in / kcal out, nguyên lý hít thở rồi lên tạ ra sao, 1 nhóm cơ tập mấy lần / tuần… Nói một cách dễ hiểu, khi ae hiểu nguyên lý thì ae sẽ tự thiết kế ra phương pháp tập riêng cho mình.
Ví dụ: để giảm ký cơ bản thì lượng kcal nạp vào phải thấp hơn lượng kcal đốt đi. Từ đó, ae có thể tự lên chương trình ăn uống và tập luyện phù hợp để giảm kg. Đó là tại sao từ 1 nguyên lý mà người ta ra hằng trăm ‘phương pháp’ ăn uống và giảm cân khác nhau. Nếu ae chỉ hiểu phương pháp mà không hiểu tại sao người ta lại nghĩ ra được chương trình tập đó thì ae sẽ ngập lặn mãi trong tri thức của nhân loại.
Từ đó, ae tinh ý sẽ thấy, tất cả các sách (non-fiction) sẽ chia làm 2 loại chính:
Sách về ‘nguyên lý’ = sách gốc
Sách về ‘phương pháp’ = sách nhánh
Tôi đưa ví dụ cụ thể, trước tôi nghiên cứu đạo Phật nên có google thử xem, kết quả hiện ra mênh mông tài liệu đến vô tận, ae có đọc cả đời cũng không hết. Chưa kể lên youtube, mỗi Thầy có hàng trăm video pháp Thoại khác nhau, cảm thấy vô cùng lạc lối vì không biết nên bắt đầu với Thầy nào. Thôi thì Thầy nào nhiều view thì nghe đại vậy, rồi từ từ mò ra ‘nguyên lý’.
Học Phật hay học bất kỳ cái gì, ae ráng rà đến ‘nguyên lý’, mà câu hỏi để mò ra là “người viết dựa trên nền tảng (nguyên lý) nào mà ra được phương pháp hay cách thức đấy?”. Tự hỏi liên tục như thế.
AE nào muốn nghiên cứu đạo Phật, tôi đưa luôn ‘nguyên lý’ để ae nghiên cứu luôn. Tinh túy của Thái Tử Tất Đạt
Đa là: ‘Tứ diệu đế’, ‘thập nhị nhân duyên’, ‘giới-định-tuệ’ và ‘Bát chánh đạo’. Ae nào nắm rõ và chạm đến tận gốc của các nền tảng trên thì ae có thể viết ra hằng trăm cuốn sách ‘nhánh’ để diễn giải cho từng nguyên lý đó.
Đến đây, ae đã hườm hườm hiểu chưa, thời gian của ae là hữu hạn, nên phải cần ưu tiên đọc sách về nguyên lý trước, sau đó đọc thêm sách phương pháp để tham khảo rộng thêm.
Ví dụ, nguyên lý vận hành của vũ trụ có tầm 2-3 cuốn key thôi, là coi như ae nắm nguyên lý gần hết rồi, nhưng có hàng ngàn cuốn sách khác nói về vũ trụ nhưng toàn sách nhánh, diễn giải thêm từ nguyên lý gốc thôi.
? II. ‘Bệnh’ nào nặng thì ưu tiên trước
Thân bệnh nặng nhất thì ưu tiên nạp kiến thức thân trước
Tâm bệnh nặng nhất thì ưu tiên nạp kiến thức tâm trước
Tuệ bệnh nặng thì ưu tiên nạp để kiếm tiền sống trước
Nói chung, phải ghi ra được cái nào ưu tiên, từ đó có hướng mà đọc sách gì cho phù hợp.
AE hay có tâm lý ‘sợ mất phần’, thấy ai share sách gì hay, cũng mua về, đi nhà sách thấy ghi best seller gì, cũng tậu về. Tủ thuốc đầy thuốc mà chẳng thuốc nào trị đúng bệnh của ae.
Chưa kể, mua sách về, chụp hình để bà con thấy mình cũng chăm đọc sách, tỏ ra tri thức nhưng sự thật chả có thay đổi gì cả.
Sự thật, ai cũng có bệnh ở 3 phần thân-tâm-tuệ hết, tốt nhất là đọc cả 3, nhưng ưu tiên đọc về nguyên lý trước. Cái khó là quỹ thời gian không nhiều và nhiều thứ xao lãng, nên giờ chúng ta đến phần cuối.
?? B3. nạp ‘thuốc’ cho hiệu quả
Quan trọng nhất vẫn là biết mình cần đọc gì, cụ thể biết mình bệnh gì về thân, tâm, tuệ. Thực tế thì cái nào cũng có bệnh nhưng cái nào đang trầm trọng thì ưu tiên trước.
Để biết sách nào nói về ‘nguyên lý’ thì phải tập xem mục lục, rồi phải mồi thử 5-7 cuốn sách nhánh về ‘phương pháp’ (thậm chí 10-30 cuốn nhánh), để rút ra xem các cuốn sách nhánh đó có ‘nền tảng chung’ là gì, tuy phương pháp khác nhau nhưng chắc chắn sẽ có ‘nguyên lý’ giống nhau (tạm cho là tác giả đã hiểu nguyên lý rồi diễn giải ra theo cách tác giả muốn)
Khi ae đã thấy sơ khai về ‘nguyên lý’ rồi thì tập trung vào các sách đào sâu hơn nữa về ‘nguyên lý’, đó là cách tôi chọn sách, đọc sách hiện tại.
Thời đại internet, mạng xã hội sẽ làm ae mất tập trung vô cùng. Ngay cả bản thân tôi biết mình bệnh gì, lên cả thuốc đặc trị, thế mà đôi lúc vẫn xao lãng rồi quên uống thuốc luôn. Khó lắm đấy.
Sắp xếp thời gian và không gian cố định để đọc, đó là cách tôi làm. Buổi sáng tôi ngồi xe từ nhà đến công ty tầm 30 phút, chiều về cũng có 30 phút, nên tôi ưu tiên nghe audio books (sách nói), nạp kiến thức cũng rất hiệu quả. Đây là khung thời gian cố định, trung bình 1 tuần tôi nạp ít nhất 4 tiếng sách nói, có tuần rãnh thì 6 tiếng sách nói.
Kiến thức, có thể là sách giấy, sách nói, video, pod-cast, bài posts, nói chung khá nhiều phương tiện để ae nạp thuốc. Cần thời gian đủ lâu và kiên nhẫn để ae mò ra và đăng ký những nguồn tri thức xịn, rồi lên danh sách đọc mỗi tuần, mỗi ngày. Tôi lên list sẵn, gửi messenger cho chính tôi, cứ đến khung giờ đọc thì tôi cứ đọc lần lượt.
Anh em đừng để rãnh mới đọc, phải lên 1 khung giờ cố định để đọc, giống như ae đi tập tạ vậy đó. Cứ đúng giờ thì đọc, chỉ hôm nào oải quá thì thả 1 hôm, nhưng hôm sau đọc bù, ok?
Tóm tắt lại để ae dễ nhớ:
1. biết bệnh của mình (viết xuống)
2. bệnh gì thì phải đọc sách tương ứng
3. ưu tiên đọc ‘nguyên lý’ (sách gốc), rồi hãy đọc ‘phương pháp’ (sách nhánh)
Nếu chưa rút ra được nguyên lý thì phải mồi các sách nhánh trước đã…
4. lên khung giờ cố định để đọc
30 phút đọc mỗi ngày là ngon rồi,
30 phút x 320 ngày = 160 tiếng
1 năm mà 160 tiếng đọc, dù có nạp toàn thuốc vitamin thì trong đống đó cũng có vài viên thuốc đặc trị đúng bệnh thì mỗi năm ae cũng bớt bệnh đi kha khá.
5. đọc xong cái gì, cố gắng liên hệ với một sự kiện thực tế của mình, đó là cách để ae nhớ kiến thức đó lâu nhất.
tốt hơn nữa, là rút ra được ‘nguyên lý’ hay cốt tủy của cuốn đó là gì, chưa đúc kết được thì đọc chỉ mang tính giải
Trí thôi, thời gian sau ae sẽ quên sạch.
Rồi, ae tự thiết kế rồi triển khai đọc đi.
Cheers,
Bác 7b