Mặc dù ta thường thích nhấn mạnh điểm tương đồng của mình với người khác để hòa nhập và cảm thấy một cảm giác được thuộc về (Sense of Belonging), con đường dẫn tới sự trọn vẹn của bạn sẽ được tìm thấy không phải bằng cách hòa nhập và phù hợp với đám đông, mà là bằng cách nuôi dưỡng sự độc nhất của mình, khám phá chân lý và đi theo con đường của riêng mình.
Những nhà thiền sinh cổ đại nghĩ rằng “nghĩa vụ thiêng liêng” của ta đó là luôn đi đúng với con đường của bản thân mình, gọi con đường này chính là Dharma của ta. Dharma chính là một từ tiếng Phạn giàu ý nghĩa, nhưng có thể nghĩ nó như là thứ bao hàm cả con người mình và cách sống hòa hợp nhất với cá nhân ta.
Giữ vững lòng tin với Dharma đòi hỏi giải quyết một hoạt động hoặc một công việc mà bạn trải nghiệm giống như một lời kêu gọi hay thiên hướng thực sự. Nói cách khác, bạn phải tìm công việc vĩ đại của cuộc đời mình, và phấn đấu tới sự thành thạo trong lĩnh vực mình đã chọn.
“Mỗi người có một thiên hướng để trở thành ai đó: nhưng anh ta phải hiểu rõ ràng rằng để hoàn tất thiên hướng này anh chỉ có thể trở thành 1 con người duy nhất: bản thân anh ta.” (Thomas Merton)
Khi khám phá ra công việc vĩ đại của cuộc đời mình, bạn sẽ hoàn thành được “nghĩa vụ thiêng liêng” của mình, trung thành với Dharma của bạn, và tham gia vào quá trình thấu hiểu bản thân (Self-realization)
Như Stephen Cope đã giải thích trong cuốn sách làm sáng tỏ của mình mang tên The Great Work of Your Life:
“Yoga truyền thống rất, rất thích thú với ý tưởng về một khả năng bên trong ngự trị ở tâm hồn của mỗi con người. Các nhà thiền sinh nhấn mạnh rằng mỗi con người đều có một thiên hướng riêng. Họ gọi đó là Dharma. Dharma là một từ tiếng Phạn đầy uy lực tập hợp ý nghĩa chặt chẽ…Dharma có nhiều nghĩa khác nhau, là “con đường”, “sự dạy bảo”, hay “luật lệ”. Đối với mục đích của chúng ta trong cuốn sách này thì nó chủ yếu có nghĩa là “thiên hướng,” hay “nghĩa vụ thiêng liêng.” Nó có nghĩa là, đa phần – và trong mọi trường hợp – là chân lý. Các nhà thiền sinh tin rằng nghĩa vụ vĩ đại nhất trong cuộc đời chính là khả năng bên trong – Dharma này – và họ tin rằng nghĩa vụ mỗi con người là tuyệt đối, hoàn toàn, và thể hiện Dharma của riêng mình một cách toàn vẹn.” (The Great Work of Your Life, Stephen Cope).
Chúng ta được hỗ trợ trong công cuộc cố gắng thể hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn Dharma của riêng mình. Bên trong mỗi chúng ta tồn tại một “quy luật nội tâm” hay Entelechy (cái tự mục đích) – một dạng lực sống còn hướng chúng ta tới sự thấu hiểu bản thân và phát triển nhân cách riêng biệt của ta. Chúng ta được dẫn dắt tới Dharma của mình theo một cách có chủ đích.
Mặc dù vậy, việc giữ vững niềm tin với Dharma của mình thường là một quá trình khó khăn và gian khổ, trong đó ta phải vật lộn với sự ngờ vực, tuyệt vọng và sợ hãi.
Bởi vì sự khó khăn trong việc đi theo Dharma của mình, ta có một xu hướng phủ nhận và kìm nén nó theo nhiều cách khác nhau. Do đó điều cốt lõi là phải hiểu được tầm quan trọng của nó như thế nào – bởi nó có tiềm năng cứu rỗi nếu bạn vẫn giữ lòng tin với nó, hoặc sẽ hủy hoại bạn nếu phủ nhận nó.
I) TIỀM NĂNG SÁNG TẠO, THẤU HIỆU BẢN THÂN VÀ ĐƯỢC CỨU RỖI BỞI CÔNG VIỆC VĨ ĐẠI CỦA CUỘC ĐỜI BẠN.
“Nếu bạn mang ra thứ gì đó bên trong bạn, thì những gì bạn mang ra sẽ cứu bạn; nếu bạn ko mang ra thứ có bên trong mình, thì những gì bạn ko mang ra sẽ hủy diệt bạn.” (Gospel of Saint Thomas)
Quá trình thấu hiểu bản thân được thúc đẩy khi bạn hiện thực hóa tiềm năng sáng tạo ẩn chứa bên trong mình.
Kết quả là, tiềm năng sáng tạo của bạn, đã được hiện thực hóa khi bạn khám phá hay cống hiến hết mình cho một lời kêu gọi – công việc vĩ đại của cuộc đời mình.
Bởi tiềm năng sáng tạo không được hiện thực chính là một trong những thứ hủy diệt nhất đối với sức khỏe tâm lý của mình, đi theo Dharma của bạn và tìm kiếm một lời kêu gọi chính là điều quan trọng cực kỳ.
Trong khi khám phá công việc vĩ đại của cuộc đời mình, và biến nó thành điểm Archimedean mà cuộc đời của bạn xoay quanh trong đó, bạn sẽ hiện thức hóa được tiềm năng sáng tạo của mình, và đi theo con đường thấu hiểu bản thân.
Nếu bạn ngó lơ và kìm nén Dharma của mình, và thất bại trong việc tìm ra một lời kêu gọi, thì cái tiềm năng không được hiện thực đó sẽ hủy diệt bạn – tàn phá sức khỏe tâm lý bạn theo vô vàn cách (trầm cảm, lo lắng , sợ hãi, thờ ơ, tức giận, vv)
Sức mạnh thật sự luôn có 2 mặt – có khả năng tạo ra sự hài hòa nếu dùng đúng cách và sự hủy diệt nếu kìm nén hay dùng sai cách. Dharma của bạn chính là sức mạnh thực sự đó. Bạn phải nhận thức nó như vậy, trung thành và phải đảm bảo nó sẽ cứu bạn thay vì hủy diệt bạn.
“Lời kêu gọi của chính con người, cùng với tất cả mọi lỗi lầm, không nên bị bỏ rơi.” (Bhagavad Gita)
II) TÌM RA LỜI KÊU GỌI THỰC SỰ CỦA MÌNH BẰNG CÁCH THEO ĐUỔI NỖI SỢ
“Những gì bạn sợ chính là một dấu hiệu của những gì bạn đang kiếm tìm.” (Thomas Merton)
Có 2 cách để khai phá ra lời kêu gọi thực sự của mình – công việc vĩ đại của cuộc đời bạn.
Đầu tiên, bạn có thể bắt đầu để ý cơn thôi thúc theo đuổi và thành thạo một số hoạt động hay nghề thủ công sâu thẳm bên trong bạn . Hoặc bạn có thể nhận thức một mục tiêu mà mình bị ám ảnh, một giấc mơ không để cho bạn ở yên một mình. Nếu cơn thôi thúc mà bạn có là chân thật và dai dẳng, thì bất cứ điều gì mà bạn hình dung mình đang làm, đó sẽ là lời kêu gọi của bạn.
Thứ hai, bạn có thể đi theo nỗi sợ của mình. Nếu bạn tưởng tượng bản thân mình cống hiến toàn tâm toàn ý cho một vài hoạt động, hay trau dồi một lối sống cụ thể, bạn càng sợ hãi nó, thì đó càng là một dấu hiệu cho thấy nó có thể là lời kêu gọi đích thực của bạn.
III) HỌC HỎI TỪ NỖI SỢ
Trong khi nỗi sợ có thể là một “kẻ giết chết tâm trí”, làm tê liệt ta khi đối mặt với những tiềm năng cao nhất của mình, nó cũng có thể đóng vai trò như là một người hướng dẫn và bạn đồng hành. Như Thomas Merton nhận ra, nỗi sợ có thể chỉ dẫn ta theo hướng của lời kêu gọi.
Học cách sống với nỗi sợ chính là điều quan trọng, và chấp nhận nó như là một phần tất yếu để đi theo con đường riêng mình. Nếu bạn không theo đuổi công việc vĩ đại của đời mình bởi vì bạn bị nỗi sợ làm cho tê liệt, như Abraham Maslow đã chỉ ra, một cuộc đời bất hạnh sẽ chào đón bạn.
“Nếu bạn cố tình lên kế hoạch để trở nên kém hơn so với những gì bạn có khả năng làm, thì tôi xin cảnh báo bạn rằng bạn sẽ trở nên cực kỳ bất hạnh cho đến hết phần đời còn lại của mình. Bạn sẽ tránh né năng lực, khả năng của chính mình” (Abraham Maslow)
IV) MỐI NGUY HẠI CUỐI CÙNG: LINH HỒN CHẾT TRƯỚC THỂ XÁC TA.
Có một hiểm họa tất cả chúng ta đều đối mặt: đó là linh hồn chết trước thể xác của ta. Khi từ chối Dharma của mình và không cho phép cá nhân được bộc lộ và phát triển, ánh sáng trong đôi mắt ta sẽ có nguy cơ bị dập tắt trước khi thể xác của mình chết đi.
Để đảm bảo điều này không xảy ra thì bạn phải dừng lại 1 khoảnh khắc và tự hỏi bản thân liệu mình có đang 1) sống theo tiếng gọi cuộc đời mình hay 2) toàn tâm toàn ý trên con đường khám phá nó là gì. Nói cách khác, liệu bạn có sẵn lòng cố gắng hết sức mình để phát huy sự thiên tài nằm bên trong bạn?
Nếu đúng như vậy, thì bạn đang thể hiện Dharma đặc trưng của riêng mình, bạn đang sống đúng với chân lý và đang đi trên con đường của mình – và trải qua quá trình thấu hiểu bản thân.
V) CÔNG VIỆC VĨ ĐẠI CỦA CUỘC ĐỜI BẠN VÀ CON ĐƯỜNG TỚI SỰ THANH BÌNH
Công việc vĩ đại của cuộc đời bạn có thể không mang lại danh tiếng và làm rung chuyển đất trời. Nó thậm chí có thể nhỏ nhặt và tầm thường trong cái nhìn của những người khác. Nhưng đối với bạn nó là điều quan trọng nhất, nó là “ngôi mộ của bạn, nơi bạn chết đi và sống một cuộc đời mới.” (The Great
Work of Your Life, Stephen Cope). Tất cả những con đường khác chia cắt bạn khỏi Dharma sẽ giam cầm bạn bằng cách này hoặc cách khác.
“Hãy làm nghĩa vụ thường ngày của mình, và phần còn lại hãy để nó tiếp diễn. Mang ra lời kêu gọi nhỏ nhoi của mình một cách có hệ thống. Chăm sóc khu vườn một chút mỗi ngày. Bạn không cần vắt kiệt sức mình cho những hành động lớn lao. Xuất hiện vì bổn phận, vì Dharma của mình. Sau đó hãy để nó tiếp diễn.” (The Great Work of Your Life, Stephen Cope)
Theo đuổi tiền bạc và sự an toàn
Và trái tim ngươi sẽ không bao giờ rộng mở
Quan tâm tới lời tán thành của người khác
Và ngươi sẽ trở thành tù nhân của họ
Làm việc của mình, sau đó bước lùi lại
Con đường duy nhất đi tới sự bình an.
~ Lao Tzu
Note: Đang bận thi, nên bài ra lâu, thông cảm