“…nếu lạm phát ko bị loại bỏ nhanh chóng, mọi cải tiến công nghệ và khoa học sẽ ko ngăn ta khỏi thảm họa tài chính to lớn gần như phá hủy mọi nền văn minh tạo ra trong vài trăm năm qua.” (Ludwig von Mises, Ludwig von Mises on Money and Inflation)
Triết gia George Santayana tuyên bố rằng “Những ai ko thể nhớ về quá khứ sẽ bị ép buộc lặp lại nó”, và trong thời kỳ hiện đại, ta đang gây ra sai lầm kinh tế khổng lồ tạo nên sự hủy hoại cho vô số xã hội trong quá khứ. Ngân hàng trung ương đang lạm phát nguồn cung tiền của ta ở mức độ có thể mang tới sự sụp đổ cho nền kinh tế và kéo nền văn minh xuống cùng nó. Và trong Video này, sử dụng ví dụ của La Mã, ta sẽ khám phá tác động mang tính hủy diệt của chính sách lạm sách.
“Cho dù ban đầu nó dường như khiêm tốn hoặc lành tính như nào, một chính sách lạm phát…luôn luôn [gây tai họa] về lâu dài. Nó đã được thử nhiều lần và luôn thất bại. Nó ko giải quyết vấn đề xã hội; nó làm trầm trọng chúng và dẫn tới sự tự hủy ko thể tránh khỏi.” (William Ophuls, Immoderate Greatness: Why Civilizations Fail)
Lạm phát được định nghĩa theo nhiều cách. Một số dùng nó để nhắc đến gia tăng mức giá chung, hoặc điều có thể gọi là lạm phát giá cả, số khác dùng nó để nhắc đến sự gia tăng nguồn cung tiền do chính phủ hay ngân hàng trung ương phát hành, được gọi là lạm phát tiền tệ. Vì mục đích của Video này, ta sẽ tập trung vào hiện tượng thứ hai bởi lạm phát tiền tệ dẫn tới lạm phát giá cả và do đó có thể được xem là hiện tượng chủ chốt hơn. Hay như nhà kinh tế học thế kỷ 20 Ludwig von Mises giải thích:
“Giá cả tăng lên bởi vì có lượng tiền bổ sung, yêu cầu, tìm kiếm một lượng hàng hóa ko gia tăng. Và báo chí hay các nhà lý thuyết gọi là giá cả cao hơn, “lạm phát.” Nhưng lạm phát ko phải giá cả cao hơn; lạm phát là tiền mới bơm vào thị trường. Chính số tiền mới này sau đó thổi phồng giá cả.”
Ở thời kỳ đầu Cộng Hòa La Mã, Người La Mã tham gia vào chính sách mở rộng lãnh thổ và với mỗi cuộc chinh phạt một vùng lân cận, Nhà Nước sẽ cướp bóc ngân khố của đế chế bị đánh bại và làm tăng kho dự trữ của mình. Tuy nhiên, sau khi chịu thất bại trước quân Đức vào năm thứ 9 Sau Công Nguyên, Hoàng Đế Augustus đã chấm dứt chính sách mở rộng này và dòng chảy của cải từ các vùng đất xa lạ mất đi. Augustus, và những vị hoàng đế theo sau, do đó phải đối mặt với tình trạng thu nhập thiếu hụt. Thuế chỉ có thể gia tăng đến mức ko khuấy động vô vàn cuộc nổi dậy, và do đó, như Joseph Tainter giải thích:
“Khi các phí tổn khác thường nảy sinh, nguồn cung tiền đúc thường ko đủ. Để giải quyết vấn đề này, Nero bắt đầu chính sách vào năm 64 Trước Công Nguyên mà các hoàng đế sau này nhận thấy ngày càng hấp dẫn khó cưỡng.” (Joseph Tainter, The Collapse of Complex Societies)
Chính sách này đòi hỏi làm giảm giá trị đồng bạc La Mã tiêu chuẩn, đồng Denarius bằng cách pha trộn nó với các kim loại rẻ tiền như đồng, và “cắt xén” đồng bạc và vàng, hoặc nói cách khác, làm giảm kích cỡ của nó. Phần kim loại quý dư thừa thu được từ việc cắt xén và làm giảm giá trị đồng xu sau đó được dùng để tạo ra thêm đồng xu, và với những đồng xu mới được tạo ra này, Nhà Nước La Mã đã kiểm soát các khoản nợ và phí tổn và vỗ béo túi của các chính khách và người trong nội bộ chính trị.
Tương đương với chính sách này ở thời hiện đại đó là sự mở rộng nguồn cung tiền giấy, hoặc kỹ thuật số: Tuy nhiên, dù một người làm giảm giá trị và cắt xén đồng xu để tạo ra nhiều đồng xu hơn, in nhiều tiền giấy hơn, hoặc thêm hàng sớ vào tài khoản giữ tại ngân hàng trung ương, kết quả vẫn như nhau – lạm phát tiền tệ. Lượng tiền tăng lên, và mọi thứ khác bằng nhau, điều này dẫn tới lạm phát giá cả và gia tăng chi phí sinh hoạt.
Trong lạm phát tiền tệ, tiền mới được tạo ra ko tiến vào nền kinh tế theo hướng thống nhất. Đầu tiên, nó thường tiến vào nền kinh tế thông qua bàn tay những người có quan hệ chính trị. Khi những người này và thể chế có thể chi tiêu số tiền mới được tạo ra trước khi lạm phát tiền tệ đẩy giá lên cao, họ sẽ hưởng lợi từ lạm phát. Hay như Jesus Huerta de Soto viết:
“Quá trình [lạm phát tiền tệ] phát sinh sự tái phân phối thu nhập để ưu ái những ai nhận được liều tiêm hoặc liều lượng đơn vị tiền tệ đầu tiên, gây bất lợi cho phần còn lại xã hội, những người nhận thấy rằng với thu nhập tiền tệ như nhau, giá cả hàng hóa và dịch vụ bắt đầu tăng lên.” (Jesus Huerta de Soto, Money, Bank Credit, and Economic Cycles)
Ở La Mã cổ đại, Nhà Nước đã lợi dụng khoảng trì hoãn giữa việc hạ thấp đồng Denarius và sự nhận thức của thị trường về giá trị giảm dần. Nó thanh toán các khoản nợ và phí tổn với đồng xu mới tạo ra và bị hạ thấp, với mức giá ko phản ánh sự gia tăng nguồn cung tiền. Theo cách này, tầng lớp tinh hoa chính trị ở La Mã khám phá ra phương tiện để gia tăng chi tiêu bất cứ khi nào mình muốn mà ko cần tăng thuế. Và do vậy, theo tấm gương đặt ra bởi Nero, bất cứ khi nào một vị hoàng đế bị thiếu hụt quỹ, tìm cách mở rộng quân đội, tạo ra dự án hay chương trình mới, hoặc đơn thuần là mở rộng kho bạc Nhà Nước, anh ta sẽ hạ thấp và cắt xén tiền xu và gia tăng nguồn cung tiền. Và như Mises viết:
“Nếu ta muốn tìm hiểu [lạm phát] ngày nay, hãy tới viện bảo tàng nơi họ có đồng xu được tạo ra trong quá khứ và xem điều gì đã xảy ra với đồng xu bạc của Đế Chế La Mã cổ đại…Và ở đó, bạn sẽ thấy điều chính phủ làm nhằm thu lợi thông qua bóp méo hệ thống tiền, làm tăng số lượng tiền trái phép và đi ngược mong muốn của người dân.” (Ludwig von Mises, Ludwig von Mises on Money and Inflation)
Đến năm 200 Sau Công Nguyên, đồng Denarius đã bị giảm giá trị xuống còn 50% lượng bạc ban đầu và giá cả tăng cao theo đó trở thành điều ko thể bỏ qua. Vào thời điểm này, Nhà Nước La Mã đã, theo lời Harold Mattingly, “tiến dần theo hướng phá sản”. Và do đó, mặc dù giá cả tăng cao, Nhà Nước vẫn cố quyết định duy trì ảo tưởng về sự hưng thịnh bằng cách tiếp tục với chính sách lạm phát của mình. Và kết quả là:
“Vào cuối thế kỷ thứ 3, tiền tệ vô dụng đến mức Nhà Nước phải dùng phương kế lao động cưỡng bức… Nhà Nước ko thể dựa vào tiền để đáp ứng nhu cầu nên đã thu thuế của nó dưới hình thức cung cấp trực tiếp cho quân đội và các nhánh chính phủ khác, hoặc bằng phôi thỏi để tránh phải chấp nhận những đồng xu vô dụng của mình.” (Joseph Tainter, The Collapse of Complex Societies)
Nhắc đến những gì xảy ra với một xã hội khi hệ thống tiền của nó dần bị phá hủy bởi lạm phát, sử gia người Mỹ Otto Friedrich viết:
“Nếu mọi tiền của trở nên vô dụng, vậy thì mọi chính quyền cũng thế, và mọi xã hội, và mọi tiêu chuẩn.” (Otto Friedrich, Before the Deluge)
Sự sụp đổ trật tự xã hội này dễ thấy ở La Mã Cổ Đại. Trong thời điểm giữa năm 235 và 284 Sau Công Nguyên, các nhóm lính quân đội đào ngũ mà Nhà Nước La Mã ko có khả năng chi trả đã lang thang khắp miền nông thôn, cướp bóc các thị trấn nhỏ và trang trại. Những người man rợ cướp phá và đốt các thị trấn, phá hủy mùa màng, trộm cắp gia súc, và đưa người La Mã làm nô lệ. Thời gian trị vì trung bình của một Hoàng Đế là vài tháng, nhiều Hoàng Đế La Mã bị xử tử, và từng có lúc 30 người khác nhau đòi tranh ngôi. Nội chiến là điều phổ biến. Dân số suy giảm. Tình trạng vô luật pháp thịnh hành ở những nơi vẫn nằm dưới sự kiểm soát của La Mã.
“Từ man rợ tới văn minh đòi hỏi một thế kỷ; từ văn minh sang man rợ chỉ cần một ngày.” (Will Durant, The Reformation: The Story of Civilization)
Trong nỗ lực đương đầu với giá cả tăng cao nhanh chóng, vào năm 301 Trước Công Nguyên, Hoàng Đế Diocletian đã phạm phải sai lầm mà nhiều chính trị gia mắc phải trong thời điểm lạm phát. Từ chối thừa nhận rằng giá cả tăng cao chủ yếu là do chính sách lạm phát tiền tệ của Nhà Nước, ông cố giải quyết vấn đề bằng cách thi hành kiểm soát giá cả đối với hàng hóa như lúa mì và các nhu yếu phẩm khác. Tuy nhiên, sự kiểm soát giá cả này dẫn tới thiếu hụt, sự tàn lụi của thương gia và sụt giảm thương mại giữa các vùng khác nhau ở La mã. “Sự cấp thiết tuyệt đối đã dẫn tới bãi bỏ luật lệ.” Lactantius giải thích, nhưng Nhà Nước ko có đủ kho bạc và vàng. Đối diện với phí tổn khổng lồ và khoản nợ ngày càng lớn, Diocletian, và những vị hoàng đế theo sau ông, cảm thấy bó tay và theo đó tiếp tục với chính sách lạm phát.
“Giống như khi bạn bắt đầu sử dụng các loại thuốc nhất định, bạn ko biết khi nào nên dừng cũng như cách để dừng, nó tương tự với [lạm phát], chính phủ ko biết khi nào cũng như cách để dừng.” (Ludwig von Mises, Ludwig von Mises on Money and Inflation)
Bởi vì chính sách lạm phát kéo dài, vào nửa đầu thế kỷ thứ 4, siêu lạm phát xuất hiện. Joseph Tainter viết:
“Vào thế kỷ thứ hai, một modius lúa mì (xấp xỉ 9 lít), trong thời điểm bình thường, được bán với ½ giá Denarius…cùng một modius lúa mì đó bán vào năm 335 Trước Công Nguyên với giá hơn 6000 Denarii, và vào năm 338 là hơn 10,000. Vào năm 324, đồng vàng Solidus trị giá 4250 Denarii, thế nhưng vào năm 337 thì nó trị giá 250,000. Vào năm 363, giá trị của đồng Solidus là 30,000,000 Denarii.” (Joseph Tainter, The Collapse of Complex Societies)
Bất kỳ khoản tiết kiệm nào nắm giữ bởi dân thường bị giảm xuống giá trị gần như vô dụng. Những người ko thể trả thuế bị bỏ tù, và do đó, một số gia đình đã bỏ nhà cửa và tài sản hoặc bán con mình làm nô lệ.
“Khi nói về lạm phát, ta ko nên quên rằng…có mối nguy tước đoạt tiền tiết kiệm khỏi đám đông sẽ khiến cho họ tuyệt vọng…” (Ludwig von Mises, Ludwig von Mises on Money and Inflation)
Nông dân trở nên phụ thuộc vào vụ gặt tiếp theo của mình. Bất kể cây trồng nào mang đến đều được bán ngay lập tức để trang trải phí thuế. Nếu những kẻ man rợ cướp phá, hoặc một cơn hạn hán hoặc châu chấu phá hủy cây trồng, họ sẽ vay mượn hàng xóm, chết đói, hoặc bị bỏ tù bởi Nhà Nước.
“Dưới tình cảnh nạn đói, thật đáng kinh ngạc thay, chính nông dân là những người đầu tiên gánh chịu, thường đổ xô tới các thành phố có các kho dự trữ ngũ cốc.” (Joseph Tainter, The Collapse of Complex Societies)
Bởi vì tình trạng vô luật, bất ổn và nổi loạn gia tăng, tầng lớp tinh hoa chính trị cảm thấy quyền lực của họ mất dần và do đó, họ bắt đầu tuyệt vọng. Bất chấp sự nghèo khổ và nạn đói lan rộng, Nhà Nước ngày càng độc đoán hơn và tiếp tục tăng thuế và lạm phát tiền tệ. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ 5, giai cấp nông dân đã quá suy tàn từ sự săn đuổi lâu dài của Nhà Nước, và do đó, như Joseph Tainter viết:
“Lợi thế của đế chế suy giảm chóng vánh đến nỗi nhiều nông dân thờ ơ về sự tan rã của chế độ La Mã, trong khi một số tích cực tham gia quân xâm lược…Đế Chế La Mã mất đi tính hợp pháp và khả năng sinh tồn của mình…Đế chế ko còn đủ khả năng giải quyết vấn đề tồn tại của mình.” (Joseph Tainter, The Collapse of Complex Societies)
Câu chuyện của La Mã chứa đựng những bài học quan trọng nhưng thường bị lãng quên. Một trong những bài học này đó là khi chính phủ, hay giới tinh hoa ngân hàng, tuyên bố quyền mở rộng nguồn cung tiền ko có giới hạn, thì nó đang đùa với ngọn lửa có thể nhanh chóng vượt ngoài tầm kiểm soát và kết thúc bằng sự lụi tàn kinh tế, cuộc nổi loạn, hay thậm chí là sụp đổ xã hội hoàn toàn.
Cách duy nhất để bảo vệ chống lại mối nguy hiểm của chính sách lạm phát tiền tệ đó là ko được để chính phủ và ngân hàng trung ương kiểm soát tiền tệ. Sự tương tác của mọi người, sự trao đổi tự nguyện trên thị trường, phải tạo ra các hình thức tiền tệ được dùng rộng rãi và ko thể bị thao túng bởi bất kỳ ai hay tổ chức nào. Bởi như Mises viết:
“Trải qua một quá trình tiến hóa lâu dài, chính phủ hay các nhóm chính phủ nhất định, đã khuyến khích ý tưởng rằng tiền ko chỉ là hiện tượng thị trường, mà còn là bất kỳ điều gì chính phủ gọi là tiền. Nhưng tiền ko phải như điều chính phủ nói…Tiền là phương tiện trao đổi được chấp nhận và sử dụng rộng rãi; nó ko phải điều tạo ra bởi chính phủ; nó là điều tạo ra bởi người mua và bán trên thị trường.” (Ludwig von Mises, Ludwig von Mises on Money and Inflation)