Triết gia và chính khách La Mã mang tên Lucius Seneca đã bị kết án tử hình bởi lần lượt hai vị hoàng đế – Caligula vào năm 37 sau Công Nguyên và Claudius vào năm 41 sau Công Nguyên. Thoát được khỏi 2 bản án tử hình này, ông sau đó dành 8 năm lưu đày trên hòn đảo Corsica do cáo buộc ngoại tình với em gái của hoàng đế Caligula.
Nhưng cuộc đời ly kỳ của Seneca chưa dừng lại ở đó, bởi vào năm 65 trước Công Nguyên, ông có liên quan đến một âm mưu chống lại hoàng đế Nero thất bại, điều mà một số người cho rằng sẽ khiến ông trở thành hoàng đế. Theo sau cuộc đảo chính thất bại, Seneca bị ép phải tự sát; cắt đứt động mạch của mình trong một bồn tắm nóng.
Bất chấp cuộc sống chính trị đầy biến động và bệnh ốm thường xuyên, Seneca vẫn cực kỳ nổi bật với tư cách là một triết gia Khắc Kỷ nổi trội. Ngày nay, ông nổi tiếng nhất vì tác phẩm Letters from a Stoic của mình, bao gồm một chuỗi những lá thư dành cho những người trẻ tuổi hơn khao khát đi theo trường phái Khắc Kỷ.
Trọng tâm của trường phái tư duy Khắc Kỷ chính là ý tưởng sống “thuận theo tự nhiên.” Điều này đòi hỏi sử dụng lý trí để phân định các nguyên lý hiện hành trên thế giới tự nhiên, và để tư duy, cảm xúc và hành động của ta phù hợp với những “quy luật bất biến” của đời (Existential givens) hoặc “quy luật tự nhiên.”
Note: Existential givens là những thứ ta ko thể thay đổi trong cuộc đời, ví dụ: ngày sinh, nơi mình sinh ra, cái chết, vv
Đối với một người Khắc Kỷ, chấp nhận số phận là trụ cột nền tảng để sống thuận tự nhiên. Điều này cần ta nhận ra rằng trong khi mình có một vài sức mạnh ảnh hưởng đến phương hướng cuộc đời thì sau cùng, số phận vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của ta:
“Ko có gì là bền lâu, cho dù là cá nhân hoặc xã hội; số phận của mỗi con người và thành phố đều vút nhanh tiến về trước. Nỗi kinh hoàng tấn công vào giữa những vùng phụ cận thanh bình nhất, và chẳng có sự nhiễu loạn nào ở phía sau để gây nên chúng, tai họa đến từ nơi ít được mong đợi nhất.” (Letters from a Stoic, Seneca)
Hầu hết mọi người giận dữ chống lại số phận khi nó gián đoạn cuộc đời họ bằng nghịch cảnh ác nghiệt. Seneca tin rằng phản ứng này là vô dụng. Số phận áp đặt những ràng buộc tương tự lên “kẻ thấp hèn và cao quý nhất”, nó “thi hành thẩm quyền như nhau đối với tất cả”. Mỗi cá nhân phải chịu đựng đau khổ, bệnh tật, mất đi người mình yêu, và phải đối diện với tin tức về cái chết sắp xảy đến.
Phản ứng hợp tình hợp lẽ đối với hiện thực này chính là chấp nhận số phận của mình trong đời, giải hòa với số phận, và dũng cảm đương đầu với bất kỳ điều gì có mặt trên con đường của mình:
“Bến cảng an toàn duy nhất trên vùng biển cuộc đời trắc trở, bấp bênh sóng gió này chính là từ chối bận tâm về những gì tương lai mang đến và luôn đứng vững sẵn sàng và tự tin, tâm thái kiên quyết đón nhận mà ko trốn tránh hay do dự trước những gì vận mệnh ném vào ta.” (Letters from a Stoic, Seneca)
Hầu hết mọi người ko tin họ có khả năng dũng cảm chấp nhận bất kỳ thứ gì số phận mang đến trên con đường của mình, mà thay vào đó, thu mình lại trước nỗi đau, bệnh tật, mất mát và cái chết.
Tuy nhiên, Seneca tin rằng ta có thừa khả năng chịu đựng bất kỳ nghịch cảnh nào, ta chỉ cần nhìn vào bên trong để tìm sức mạnh và nguồn lực nội tâm cần thiết, và ngừng chú tâm đến những quan điểm thường là vô dụng của số đông:
“Nhưng ngươi ko cần tin lấy lời bàn tán của người xung quanh: chẳng có gì là xấu xa, quá quắt hay thậm chí là nặng nề bên trong tất cả những lời nói đó. Con người sợ hãi những điều này vì một kiểu ưng thuận chung…Bạn tôi Demetrius có một cách diễn tả rất hay khi nói rằng….đối với anh ta, lời ra tiếng lại của những kẻ ngu dốt giống như những tiếng ồn phát ra từ bụng. “Điều đó có gì khác biệt,” ông hỏi,’dù cho tiếng ồn đó đến từ vùng phía trên hay phía dưới của họ?” (Letters from a Stoic, Seneca)
Nhiều người gặp phiền muộn vì để tâm quá nhiều tới lời xôn xao của đám đông ngu dốt, để ý kiến số đông ảnh hưởng lối sống của mình. Những người như vậy thường dành lượng lớn thời gian tinh chỉnh ngoại hình của mình, chủ yếu phấn đấu để trông ưa nhìn trong con mắt kẻ khác.
Nhưng như Seneca chỉ ra, ngoại hình thường mang tính lừa dối, và cũng hay được sử dụng như một lớp mã ngoài để che giấu bản ngã yếu nhược, sợ hãi và hoài nghi chính mình.
Do đó, ta ko nên đánh giá người khác dựa vào vị trí xã hội, ngoài hình, hay những gì họ sở hữu, mà thay vào đó hãy nhìn vào tính cách nội tâm của họ:
“Một người kiểm tra yên và dây cương và ko phải bản thân con vật khi anh ta ra ngoài mua một con ngựa chính là kẻ ngốc; tương tự vậy, chỉ có kẻ đại ngốc mới đánh giá một người thông qua áo quần, hay địa vị xã hội, điều mà sau cùng ta cũng chỉ mặc như quần áo.” (Letters from a Stoic, Seneca)
Seneca ko nghĩ có điều gì sai trái về mặt bản chất khi phấn đấu theo đuổi địa vị xã hội, giàu sang, hay thậm chí là sự ngưỡng mộ từ người khác: những điều ấy có thể mang đến niềm vui và phấn khởi cho đời.
Nhưng 1 vấn đề nảy sinh khi ta phụ thuộc vào chúng để có được hạnh phúc của mình. Tất cả những điều này đều nằm ở bên ngoài, và sau cùng nằm ngoài tầm kiểm soát – mãi mãi có nguy cơ bị tước đi ko phải vì lỗi lầm của ta:
“Bởi chẳng ai xứng đáng là một vị thần trừ khi anh ta ko để ý đến sự giàu sang. Nghe này, tôi ko phản đối bạn sở hữu chúng, nhưng tôi muốn bảo đảm rằng bạn sở hữu chúng mà ko bị rùng mình; và điều này chỉ có thể đạt được bằng một cách, đó là thuyết phục bản thân rằng mình có thể sống một cuộc đời hạnh phúc ngay cả khi ko có nó, và luôn luôn xem chúng ở trên đà biến mất.” (Letters from a Stoic, Seneca)
Thay vì ám ảnh bởi địa vị, của cải, và sự công nhận từ người khác, ta nên phấn đấu cho lý tưởng độc lập của Khắc Kỷ. Điều này bao gồm việc trau dồi thành trì nội tâm ko phụ thuộc vào bất kỳ điều gì nằm ngoài chúng ta – đồng thời hạnh phúc tương đẳng với sự giàu có, thoải mái, và tình bạn, cũng như với nghèo đói, nghịch cảnh, và đơn độc.
Seneca viết về Stilbo, quê hương của người này bị xâm lược và phá hủy, vợ con của ông đã mất, khi được hỏi liệu ông đã thiếu đi thứ gì, và trả lời rằng: Tôi đã có đủ mọi điều giá trị bên người.,’,Tôi chẳng mất thứ gì cả’. Như Seneca giải thích:
“Mọi tài sản,’ ông nói, ‘vẫn ở bên tôi’, nghĩa rằng câu nói này chứa những phẩm chất của một tính cách tử tế và sáng suốt, và quả thực, chân lý ko để tâm tới bất kỳ thứ gì giá trị có tiềm năng bị tước đi… Những lời nói của Stilbo ngang hàng với những lời của phái Khắc Kỷ. Anh ta cũng mang theo những gì giá trị còn nguyên vẹn xuyên suốt thành phố bị cháy thành tro, bởi anh ta hài lòng với bản thân mình. Đây chính là con đường anh vạch ra làm lằn ranh cho hạnh phúc của mình.” (Letters from a Stoic, Seneca)
Hầu hết mọi người đều ko đạt được lý tưởng độc lập của Khắc Kỷ. Thay vào đó, họ chìm đắm trong lo âu, sợ hãi, và bất an, tìm cách thoát khỏi sự bất mãn nội tâm theo nhiều chiều hướng vô ích.
Một kế sách như thế đó là cố gắng chạy trốn khỏi vấn đề của mình bằng cách di chuyển tới nơi khác trên thế giới. Seneca răn đe cảnh báo chiến thuật này, viết rằng “bất kể điểm đến của ngươi là gì, ngươi sẽ bị dõi theo bởi những thất bại của mình.” Hay như ông nói ở một đoạn văn khác:
“Ích lợi gì khi ngươi ra nước ngoài, di chuyển từ thành phố này tới thành phố khác? Nếu ngươi thực sự muốn thoát khỏi những điều quấy rầy mình, điều ngươi cần ko phải một nơi khác, mà đúng hơn là một con người khác.” (Letters from a Stoic, Seneca)
Thay vì cố trốn chạy khỏi vấn đề, Seneca khuyên ta vượt qua nỗi sợ và bất an bằng cách tìm hiểu minh triết của những cá nhân đạt được sự độc lập và tính cách sáng suốt.
“Nhưng đi du lịch sẽ ko biến ngươi thành kẻ tốt hơn hay bình thường hơn. Về điều này, ta cần dành thời gian ngâm cứu và tìm hiểu những tác phẩm của các nhà thông thái, để học chân lý xuất ngọn từ nghiên cứu của họ, và tự thân tiếp tục tìm kiếm những câu trả lời chưa được khai phá. Đây là cách để giải phóng tâm hồn vẫn đang cần được cứu nguy khỏi trạng thái nô lệ sầu khổ.” (Letters from a Stoic, Seneca)
Để tập hợp động lực tìm hiểu chân lý tìm ra bởi người khác, và kiếm tìm câu trả lời vẫn chưa được khai phá, Seneca đề xuất ta suy tư về tính bất định của cái chết đang đến gần:
“cái chết đợi ta ở đâu là điều ko thể biết được; do đó, về phần của mình, hãy mong đợi nó ở mọi nơi.” (Letters from a Stoic, Seneca)
Mong đợi cái chết ở mọi nơi có thể đóng vai trò như chất kích thích cuộc đời. Với nhận thức rằng từng khoảnh khắc có thể là cuối cùng, ta sẽ dừng lãng phí thời gian vào những điều vụn vặt, và thay vào đó tập trung vào điều thực sự có giá trị: giải phóng tinh thần ra khỏi tình trạng giam cầm tự áp đặt bản thân, và trau dồi một tính cách độc lập kiên cường chống lại những đòn giáng của số phận.
“Về điều này, hãy chắc chắn một điều tương phản với ngày chết của mình – rằng hãy để lỗi lầm chết đi trước ngươi.” (Letters from a Stoic, Seneca)