“Những công dân vĩ đại của một quốc gia ko phải những người quỳ gối trước chính quyền mà đúng hơn là những người chống lại nó nếu cần, kiên quyết với danh dự và tự do của quốc gia đó.” (Albert Camus, Resistance, Rebellion, and Death)
*
Thay vì tôn trọng lẽ phải, đối thoại cởi mở, tự do ngôn luận và quyền cá nhân và tài sản, hệ thống chính trị trên toàn thế giới đang trở nên ngày càng độc tài. Sự lừa dối và dối trá, thao túng và tuyên truyền, gieo rắc nỗi sợ và các hoạt động tâm lý đều được sử dụng để biện minh cho các hành động chính trị và chính sách phá hủy cuộc đời. Làm thế nào mà các chính trị gia tiếp tục thuyết phục công chúng từ bỏ sự tự do để ủng hộ sự kiểm soát mạnh tay của chính quyền? Tại sao rất ít người bảo vệ tự do khi thế giới thiếu vắng nó là một thế giới đau khổ cực kỳ? Trong Video này, chúng tôi sẽ tìm hiểu các câu hỏi đó.
*
“…Nếu tự do ngày nay thoái trào xuyên suốt một phần lớn thế giới như vậy, thì đó có lẽ là do dụng cụ để nô dịch hóa chưa bao giờ được lựa chọn một cách bất chấp hoặc hiệu quả đến thế, mà còn vì những người bảo vệ thực sự của nó, thông qua sự mỏi mệt, tuyệt vọng, hoặc một ý tưởng sai lầm về chiến lược và năng lực, đã quay lưng lại với nó.” (Albert Camus, Resistance, Rebellion, and Death)
*
Người ta thường nói rằng một người ko thể giải quyết vấn đề nếu anh ta thậm chí ko nhận thức được nó, và đây là một trong những lý do khiến tự do đang rút lui quá nhanh khỏi thế giới của ta. Nhiều người vẫn tin bản thân họ là tự do và như Goethe viết: “Ko ai bị nô dịch một cách vô vọng hơn người lầm tưởng rằng họ được tự do.” Những ai tin bản thân mình là tự do coi nhẹ thực tế rằng việc bị cai trị trong thế giới hiện đại là
*
“…“Bị theo dõi, xem xét, do thám, điều khiển, tuân theo luật lệ, đánh số, điều chỉnh, kết nạp, thấm nhuần, truyền bá, kiểm soát, kìm hãm, ước tính, đánh giá, kiểm duyệt [và] ra lệnh bởi những kẻ ko có quyền cũng như trí tuệ lẫn phẩm hạnh để làm vậy” (Pierre-Joseph Proudhon)
*
Chấp nhận sự tự do bị thiếu là bước cần thiết để chống lại tình trạng ko mong muốn này. Bởi lẽ, chừng nào ta còn phủ nhận xiềng xích nô lệ đè lên mình, ta sẽ chẳng làm gì để loại bỏ chúng. Nhưng khi ta nhận thức xiềng xích của mình, ta có thể bắt đầu đẩy lùi nó và trong quá trình, góp phần tạo ra thế giới tốt đẹp hơn, hay như Camus chú giải:
*
“Nhiệm vụ của con người…ko phải là từ bỏ các cuộc đấu tranh lịch sử cũng như phục vụ các yếu tố tàn bạo và vô nhân tính trong các cuộc đấu tranh đó. Đúng hơn là giữ nguyên những gì mình đang có, để giúp con người chống lại thứ áp bức anh ta, ủng hộ tự do chống lại vận mệnh cận kề nó…Sự vĩ đại của con người…nằm ở quyết định vĩ đại hơn tình cảnh của mình. Và nếu tình cảnh của anh ta bất công, anh chỉ có con đường duy nhất để vượt qua nó, đó là trở thành chính mình.” (Albert Camus, Resistance, Rebellion, and Death)
*
Nhưng sự ngu dốt tràn lan về tình cảnh tự do bị thiếu sót ko phải là nguyên nhân duy nhất cho lý do tại sao tự do rút lui khỏi thế giới. Đúng hơn, cũng có một ý tưởng lây nhiễm nhiều tâm trí và ý tưởng này nếu ko bị đánh bại, có thể sẽ thành nụ hôn thần chết cho tự do ở thế hệ ta. Ý tưởng này được khuyến khích bởi hầu hết chính trị gia, truyền bá vào giới trẻ ở trường và thông qua văn hóa đại chúng, và được bênh vực bởi phần lớn nhân vật trên ti vi ở phương tiện truyền thông chính thống. Ý tưởng này là chủ nghĩa tập thể. Để hiểu chủ nghĩa tập thể là gì thì ta phải xem xét câu hỏi: “Liệu cá nhân tồn tại vì mục đích xã hội? Hay xã hội tồn tại vì mục đích cá nhân?” Những ai trung thành với chủ nghĩa tập thể tin rằng cá nhân tồn tại vì mục đích xã hội và do đó:
*
“…Cá nhân phải phụ thuộc và hành xử vì lợi ích xã hội và hy sinh lợi ích cá nhân riêng tư cho lợi ích chung.” (Ludwig von Mises, Epistemological Problems of Economics)
*
Tư duy tập thể này là nền tảng cho chủ nghĩa cộng sản, phát xít và xã hội: “Lợi ích chung đứng trước lợi ích cá nhân.” một trong những môn đồ khét tiếng nhất của chủ nghĩa tập thể tuyên bố. (Adolf Hitler) Học thuyết về chủ nghĩa xã hội được đưa vào thực hành bởi nhiều kẻ độc tài như Hitler, Lenin, Stalin, Pol Pot và Mao. Cái chết, hủy diệt và đau khổ ở quy mô lớn chính là kết quả cuối cùng của mỗi trường hợp.
*
Làm thế nào mà việc đặt lợi ích xã hội lên trên lợi ích cá nhân có khuynh hướng dẫn tới những kết quả đáng tiếc như này? Hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích lớn lao của xã hội chẳng phải là biểu hiện của lòng trắc ẩn sao? Thoạt đầu, chủ nghĩa tập thể trông giống như lập trường phẩm hạnh, nhưng khi tìm hiểu kỹ hơn, một lỗi triết học gọi là ngụy biện về tính cụ thể đặt sai chỗ (The fallacy of misplaced concreteness) làm sai lạc tính áp dụng thực tiễn của ý thức hệ này. Ngụy biện về tính cụ thể đặt sai chỗ xảy ra khi một người xem những gì chỉ đơn thuần là sự trừu tượng hóa như một thực thể tồn tại ở thế giới thực. Chủ nghĩa tập thể khi tuyên bố rằng cá nhân phải hy sinh lợi ích riêng tư của bản thân anh hay cô ta vì mục đích xã hội, đã lấy điều chỉ đơn thuần là khái niệm – “xã hội” – và đối đãi khái niệm đó như thể nó có sự tồn tại cụ thể, nhưng như Jung chỉ ra:
*
“”Xã hội chẳng qua chỉ là một thuật ngữ, một khái niệm chỉ sự cộng sinh của một nhóm người. Một khái niệm ko phải phần tử mang sự sống.” (Carl Jung, Volume 15 Practice of Psychotherapy)
*
Đối nghịch với cá nhân có sự tồn tại thực ở thế giới, xã hội là một trừu tượng dùng để đại diện cho một tập hợp luôn đổi thay gồm các cá nhân sống và tương tác gần nhau. Dù một người nhìn xa và rộng bao nhiêu, anh ta sẽ chẳng bao giờ tìm thấy thực thể rõ rệt gọi là xã hội để ta có thể chỉ vào và xác định theo hướng tương đồng với cách ta định nghĩa một cá nhân.
*
“Xã hội ko tồn tại ngoài suy nghĩ và hành động của con người. Nó ko có “lợi ích” và ko nhắm vào thứ gì. Điều tương tự cũng có hiệu lực với mọi tập thể khác.” (Ludwig von Mises, The Ultimate Foundation of Economic Science)
*
Hay như Jung nói:
*
“…”Quốc gia” (giống như “Nhà Nước”) là một khái niệm nhân hình hóa…Quốc gia ko có cuộc đời riêng tách biệt với cá nhân, và do đó ko phải mục đích tự thân…Mọi cuộc đời đều là cuộc đời cá nhân, trong đó chỉ có ý nghĩa tối thượng là được tìm thấy.” (Carl Jung, The Swiss Line in the European Spectrum)
*
Bởi xã hội là một khái niệm, nó ko thể suy nghĩ, hành động, hay lựa chọn và do đó, một cá nhân hay nhóm cá nhân phải được ban cho khả năng xác định cái gọi là lợi ích xã hội lớn lao và sau đó trao quyền buộc các cá nhân hành động phục vụ lợi ích này. Kể từ buổi đầu của nền văn minh, đã có các tầng lớp thống trị tự phong mình là thẩm phán của lợi ích lớn lao, và do đó, ko có gì đáng ngạc nhiên khi lợi ích lớn lao thường chỉ tương đương với lợi ích của những kẻ nắm quyền, hay như nhà tâm lý học thế kỷ 20 Nathaniel Branden viết:
*
“Với hệ thống [tập thể] như vậy, cá nhân luôn là nạn nhân, bị bóp méo để chống lại bản thân anh-hay-cô ta và bị ra lệnh “ko được ích kỷ” nhằm hy sinh phục vụ cho một vài giá trị được xem là cao cả hơn gọi là Chúa hoặc Pharaoh hoặc hoàng đế hoặc vua hoặc xã hội hoặc nhà nước hoặc chủng tộc hoặc giai cấp vô sản – hoặc vũ trụ. Một nghịch lý kỳ lạ trong lịch sử ta đó là học thuyết này – thứ bảo ta rằng mình phải tự coi bản thân là những con vật hy sinh – trên thực tế đã được chấp nhận rộng rãi như học thuyết thể hiện lòng nhân từ và tình yêu cho nhân loại. Từ cá nhân đầu tiên…bị hiến tế trên bàn thờ vì lợi ích bộ lạc, cho tới những kẻ dị giáo và biệt giáo bị thiêu sống vì lợi ích dân chúng hoặc vinh quang của Chúa, cho tới hàng triệu người bị xử tử ở…trại lao động nô dịch vì lợi ích của chủng tộc hay giai cấp vô sản, chính tư duy [tập thể] này đã đóng vai trò như sự biện minh cho từng chế độ độc tài và tội ác, từ quá khứ hoặc hiện đại.” (Nathaniel Branden, The Psychology of Romantic Love)
*
Triết gia Georg Wilhelm Friedrich Hegel, một người theo chủ nghĩa tập thể đáng tin có ảnh hưởng sâu sắc tới ý tưởng của Karl Marx, khuyến khích phủ trừ cá nhân của chủ nghĩa tập thể bằng những lời sau:
*
“Tôi ít khi cần phải nói rằng một con người là thứ gì đó lệ thuộc, và như vậy, anh phải cống hiến hết mình cho đạo đức tổng thể. Do đó, nếu nhà nước đòi hỏi sự sống thì cá nhân phải dâng nộp nó…Mọi giá trị con người sở hữu…anh ta chỉ sở hữu thông qua Nhà Nước.” (Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Elements of the Philosophy of Right)
*
Đối nghịch với thủ đoạn triết học gian trá khuyến khích bởi chủ nghĩa tập thể, “lợi ích lớn lao” của xã hội cũng như nhà nước cũng như bất kỳ khái niệm nào khác dùng để diễn tả sự cộng sinh của con người đều ko ưu việt so với cá nhân bằng máu và thịt có hành động tự phát là sự sáng tạo thực sự và là thế lực sản sinh trên thế giới. Như triết gia người Anh thế kỷ 19 Auberon Herbert viết,
*
“Cá nhân là vị vua, và tất cả mọi thứ khác tồn tại nhằm phục vụ nhà vua.” (Auberon Herbert, Lost in the Region of Phrases)
*
Hay như ông giải thích sâu xa hơn:
*
“[Cá nhân] được bao hàm trong nhiều cái tổng thể – trường học, đại học, câu lạc bộ, nghề nghiệp, thị trấn hoặc tỉnh, nhà thờ, đảng phái chính trị, quốc gia của anh ta…nhưng anh luôn vĩ đại hơn tất cả chúng…Mọi cái tổng thể đa dạng này, ko có bất kỳ ngoại lệ nào…tồn tại vì mục đích cá nhân. Chúng tồn tại để phục vụ anh ta; chúng tồn tại vì lợi ích và mục đích sử dụng của anh ta.” (Auberon Herbert, Lost in the Region of Phrases)
*
Niềm tin rằng “cá nhân là vị vua” đã cho biết ý tưởng đến từ các nhà tư duy thời kỳ Khai sáng của thế kỷ 17 và 18 và dẫn tới sự tỉnh thức nhanh chóng về mối quan hệ sống còn giữa tự do và quyền sống, tự do và tài sản cá nhân. Nói đại chung, quyền cá nhân định rõ rằng:
*
“Sự tự do duy nhất xứng đáng cái tên gọi đó là sự tự do theo đuổi lợi ích theo hướng riêng mình, miễn là ta ko cố gắng tước đoạt hoặc cản trở nỗ lực đạt được nó của người khác. Mỗi người là kẻ bảo hộ phù hợp sức khỏe riêng mình, cho dù là thể lý hay tinh thần và tâm linh.” (John Stuart Mill, On Liberty)
*
Những ai ủng hộ quyền cá nhân ko bị thúc đẩy bởi sự lãnh cảm trước cảnh khốn khổ và đau đớn của người khác, mà đúng hơn là thông qua nhận thức rằng khi ban cho mỗi người chúng ta quyền tự do theo đuổi lợi ích riêng mình, sự hợp tác xã hội, phân chia lao động và một xã hội thịnh vượng sẽ xuất hiện theo hướng từ dưới lên trên và theo đó, khả năng giúp đỡ người khác cũng cải thiện. Bởi nếu thiếu đi cơ chế tự do tạo ra của cải, mọi ý định tốt đẹp trên thế giới sẽ ko thể cho quần áo, nhà cửa và cho người nghèo thức ăn. Người theo chủ nghĩa tập thể tuyên bố ngược lại. Họ cho rằng việc nhấn mạnh vào quyền cá nhân, thay vì lợi ích lớn lao thường sẽ ngăn cản sự hợp tác xã hội và khuyến khích một dân số bị tán nhỏ, trong đó từng người đàn ông và phụ nữ là một hòn đảo bị bỏ lại tự lo liệu lấy. Ta là động vật xã hội về bản chất và do đó, sự tán nhỏ cá nhân chỉ xảy ra khi chính phủ, dưới lớp đội lốt “lợi ích lớn lao”, được trao quyền để thi hành cô lập xã hội hoặc gieo mầm mống sợ hãi và nghi ngờ trong số những người bạn và hàng xóm. Trong nghiên cứu cổ điển về hệ thống chính trị theo chủ nghĩa tập thể thế kỷ 20, bác sĩ y khoa Joost Meerloo chú giải rằng:
*
“…Đằng sau bức màn sắt, lời phàn nàn nổi bật nhất trong hệ thống toàn trị đó là cảm giác cô lập tinh thần. Cá nhân cảm thấy một mình và liên tục cảnh giác. Chỉ có sự ngờ vực lẫn nhau.” (Joost Meerloo, The Rape of the Mind)
*
Carl Jung, người sống sót qua chủ nghĩa chuyên chế càn quét khắp Châu Âu vào giữa thế kỷ 20, cũng quan sát tương tự như vậy:
*
“Nhà Nước khổng lồ chẳng có ý định thúc đẩy sự thấu hiểu lẫn nhau và mỗi quan hệ giữa người với người; nó cố gắng…tán nhỏ hóa, cô lập tinh thần cá nhân.” (Carl Jung)
*
Cách tốt nhất để khuyến khích hợp tác xã hội và một xã hội thịnh vượng ko phải là thông qua kiểm soát tập trung từ trên xuống dưới, mà là loại bỏ vòng kiểm soát và để cá nhân tự đưa ra lựa chọn đối với cuộc đời mình. Và đó là cách một xã hội kết cấu dựa trên quyền cá nhân đạt được. Sống và để cho người khác sống, như câu ngạn ngữ lâu đời đã nói. Hay như David Kelley giải thích:
*
“[Quyền cá nhân] để cho cá nhân chịu trách nhiệm sống cuộc đời riêng mình và đáp ứng nhu cầu của mình, và chúng mang đến sự tự do để thực hiện những trách nhiệm đó. Cá nhân được tự do hành động dựa trên nền tảng phán đoán riêng mình, theo đuổi mục đích riêng mình, và sử dụng và loại bỏ nguồn vật liệu họ đạt được bằng nỗ lực. Những quyền này phản ánh nhận định rằng cá nhân đều có mục đích tự thân, những người có thể ko sử dụng trái ngược ý muốn vì mục đích xã hội.” (David Kelley, A Life of One’s Own: Individual Rights and the Welfare State)
*
Bởi quyền cá nhân để ta tự do theo đuổi lợi ích theo hướng riêng mình miễn là ta ko xâm phạm tới người hoặc tài sản người khác, cho nên mỗi người chúng ta có quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do kết giao và hội họp, quyền tự chủ thân thể và tài sản, và quyền làm việc và giữ lại thành quả lao động.
*
“Con người là chúa tể độc nhất của bản thân và tài sản mình, ngang bằng với người vĩ đại nhất và chẳng lệ thuộc vào ai.” (John Locke, Second Treatise)
*
Quyền cá nhân có tính phổ quát ở chỗ nó áp dụng cho mọi con người ở mọi nơi:
*
“…Quyền tồn tại bất kể liệu chúng có được thi hành trong hiến pháp hợp lệ của một quốc gia nhất định hay ko.” (David Kelley, A Life of One’s Own: Individual Rights and the Welfare State)
*
Và chúng ko thể chuyển nhượng ở chỗ chúng ko thể cho hoặc lấy đi bởi bất kỳ ai, chính phủ hay thể chế nào.
*
“Quyền tự nhiên của một người là của bản thân anh, chống lại toàn thể thế giới; và bất kỳ xâm phạm nào tới nó sẽ ngang bằng tội ác…cho dù thực hiện bởi một người, tự xưng là tên cướp…hoặc bởi hàng triệu người, tự xưng là chính quyền.” (Lysander Spooner, No Treason The Constitution of No Authority)
*
Khi một xã hội và hệ thống tư pháp căn cứ vào sự tôn trọng và cam kết sâu sắc đối với quyền cá nhân, cá nhân là một vị vua và do đó cá nhân được tự do. Nhưng khi quyền cá nhân bị vi phạm với cái cớ an toàn công cộng hoặc “lợi ích lớn lao”, thì cá nhân biến thành tài sản chính trị đơn thuần mà bất kỳ đám đông hay chính quyền hay thể chế nắm quyền có thể đàn áp, giam giữ, hoặc loại bỏ nếu cần thiết. Như Lysander Spooner giải thích:
*
“…Không có sự khác biệt…giữa chế độ nô lệ chính trị và chiếm hữu. Cái đầu tiên cũng như cái sau, phủ nhận quyền sở hữu bản thân và sản phẩm lao động, và khẳng định rằng những người khác có thể sở hữu anh ta, và loại bỏ anh và tài sản vì lợi ích và ý muốn của mình.” (Lysander Spooner, No Treason The Constitution of No Authority)
*
Trong thế giới hiện đại, ta đang tiến gần hơn tới sự chấp nhận rộng rãi chủ nghĩa tập thể và theo đó là tình trạng nô lệ chính trị mà Spooner ám chỉ. Vào những thời điểm như vậy, sẽ hữu ích khi nhận ra rằng trong khi phần lớn đồng lõa với sự nô dịch của mình, thì khi đứng về phía tự do, ta đang tự hợp nhất về tinh thần với tất cả những người bảo vệ tự do khác khắp toàn cầu.
*
“Tôi nổi loạn – do đó tôi tồn tại.” (Albert Camus, The Rebel)
*
Hay như Camus viết thêm:
*
“Mỗi kẻ ko chịu phục tùng khi đứng lên chống lại áp bức, tái khẳng định tình đoàn kết của mọi người theo cách đó.” (Albert Camus, Resistance, Rebellion, and Death)