Tất cả mọi người đều cảm thấy mình có một tài năng hay khả năng trời phú để đạt được một điều gì đó đặc biệt, điều gì đó vĩ đại. Nhưng, trên thực tế thì tất cả những cá nhân khi đang trong những ngày tháng đau buồn sẽ nhận ra rằng họ đã thất bại trong việc đạt được điều mà họ nghĩ mình có thể làm. Cho dù nguyên do đến từ những thế lực bên trong (Sợ hãi, bất an, vân vân) hay những trở ngại ở bên ngoài (kỳ vọng của gia đình/xã hội và trách nhiệm), hầu hết mọi người không theo đuổi đam mê của mình nữa và chính vì thế họ không nhận ra được tiềm năng bên trong của mình.
Ở đoạn văn dưới đây Arthur Schopenhauer diễn tả rất chi tiết về những người đang chật vật trong việc tìm ra năng khiếu đặc biệt của riêng mình và nhận ra tiềm năng bên trong mình khi bị vây quanh bởi những rào cản ở bên ngoài lẫn bên trong. Và ông cũng mang đến cho ta lời khuyên về tầm quan trọng của việc sống thật với bản thân và theo đuổi đam mê vốn có với sự nhiệt huyết và can trường.
Đoạn văn này dài nhưng sẽ phù hợp với những ai cảm thấy mâu thuẫn nội tâm về việc nên theo đuổi một đam mê hay chọn một con đường đời chỉ vì mục đích thoải mái và an toàn.
“…Anh bị gò bó bên trong một góc nhìn sâu sắc về tất cả những thứ anh làm được, bởi vì bản thân anh cảm thấy đã sẵn sàng và có thể thực hiện. Anh cảm thấy mình có khả năng sử dụng mọi nỗ lực và tài năng của con người, nhưng vì thiếu đi trải nghiệm nên anh sẽ không thể hiểu rõ được những mức độ nỗ lực đó ở cá nhân anh sẽ như nào. Và khi anh thực sự nắm bắt được những nỗ lực phù hợp với tính cách của bản thân anh, thì anh vẫn sẽ cảm thấy, nhất là trong những khoảnh khắc và tâm trạng đặc thù, nó gợi lên những thứ đối nghịch và không phù hợp, điều mà anh theo đuổi ngay từ lúc ban đầu, sẽ bị chà đạp không thương tiếc. Bởi, con đường vật chất trên thế giới này là một đường thẳng, không phải là bề mặt, nên trong cuộc sống, nếu ta nắm bắt và sở hữu một thứ gì đó, thì ta sẽ phải bỏ ngoài tai vô vàn lời nói dối của người khác, phải và trái, hãy bỏ chúng đi. Nếu như ta không thể quyết định làm điều này, mà thay vào đó lại như những đứa trẻ ở hội chợ tóm lấy bất kỳ thứ gì chúng thích một cách ngẫu nhiên, thì đây chính là một nỗ lực vô ích khi ta tự biến con đường của mình thành một bề mặt; sau đó ta lại đi theo kiểu zigzag, qua kia và đây như một con ma trơi, và chẳng đạt được bất kỳ điều gì…
Vì lý do này, một sự sẵn lòng đơn thuần và kể cả là khả năng vẫn chưa đủ, một người phải biết điều anh mong muốn là gì, và hiểu rõ khả năng của mình; chỉ khi đó anh mới thể hiện được tính cách của mình, và chỉ khi đó anh mới có thể thực sự đạt được điều gì. Trước khi làm được điều đó… anh vẫn là người thiếu đi tính cách, và mặc dù anh phải hoàn toàn trung thực với bản thân mình và đi con đường của mình cho đến cuối cùng, được đúc kết bởi tâm hồn dẫn lối của mình, thì anh vẫn không thể nào vẽ nên một con đường hoàn toàn thẳng tắp, mà đúng hơn là một con đường gập ghềnh, lảo đảo, lạc lối, trái ngược, khiến cho bản thân mình nuối tiếc và đau đớn: Tất cả điều này xảy ra là vì, trong những vấn đề lớn và nhỏ, anh thấy nhiều thứ trước mắt mình có thể thực hiện và đạt được bởi một con người, nhưng anh vẫn chưa biết điều gì trong số đó sẽ phù hợp bản thân mình và có thể thực hiện bởi một mình anh, hay thậm chí là đáng để anh tận hưởng. Do đó anh ghen tỵ với nhiều người bởi vì họ có những tình cảnh và mối quan hệ phù hợp với tính cách của họ, không phải của anh, và chính vì thế anh sẽ thấy bất hạnh, thực sự không muốn sống chút nào nữa. Bởi, như con cá chỉ sống tốt ở môi trường nước, con chim là ở trên không, con chuột chũi thì ở dưới lòng đất, chính vì vậy mà mỗi con người chỉ giỏi nhứt ở một môi trường phù hợp với họ; ví dụ, bầu không khí của một tòa án, chắc chắn sẽ không phù hợp với tất cả mọi người. Chính vì thiếu đi một góc nhìn sâu sắc về tất cả những điều này, mà nhiều người sẽ tiếp tục phấn đấu phí công vô ích, sẽ gây phương hại tới nhiều phần riêng biệt của tính cách mình, và một lần nữa phải chịu khuất phục trước nó; và những gì anh nhọc công để đạt được, trái với bản chất của anh, sẽ mang đến cho anh nỗi bất hạnh, những gì anh học được trên con đường này sẽ dần chết đi…
Nhưng khi ta cuối cùng hiểu ra được vấn đề, thì khi đó ta sẽ đạt được những điều được gọi thân thuộc là tính cách, một tính cách đạt được… Về căn bản ta sẽ biết được ý muốn của mình và không để cho những tâm trạng hay kỳ vọng bên ngoài đối nghịch với cái tổng thể ảnh hưởng tới quyết định của chính cá nhân mình. Chúng ta cũng biết được bản chất và thước đo về điểm mạnh và điểm yếu của mình bằng cách này, và nhờ đó ta có thể giải thoát cho bản thân mình khỏi nhiều đau đớn. Bởi không có niềm vui nào lớn hơn việc được sử dụng và cảm nhận được nguồn sức mạnh của chính mình, và nỗi đau lớn nhất ở đây chính là thiếu đi nguồn sức mạnh đó mỗi khi con người cần tới nó nhất. Sau khi đã thực hiện một bài kiểm tra để biết được điểm mạnh và điểm yếu của ta nằm ở đâu, ta sẽ tìm cách để phát triển, sử dụng, bằng mọi giá để phát huy những khuynh hướng dễ thấy ở bản thân mình, và bản thân ta nên áp dụng liên tục vào những lúc thích hợp và có thể sử dụng được, nhưng cùng với đó là phải biết vượt qua chính mình, tránh những nỗ lực không xứng đáng với khuynh hướng tự nhiên của mình, điều này sẽ giúp ta tránh khỏi những nỗ lực chẳng mang lại lợi lộc gì cho ta. Chỉ có một vài người tiến xa tới mức này mới thực sự là chính mình với một tính kiên định và một nhận thức sâu sắc hoàn chỉnh, và bản thân họ sẽ không bao giờ bị lung lay, bởi vì họ luôn biết những gì mình có thể thực hiện được đối với khả năng của chính bản thân mình. Sau đó, họ sẽ liên tục thưởng thức niềm hân hoan khi cảm nhận được điểm mạnh của mình, và hiếm khi đau buồn vì bị gợi nhắc lại khuyết điểm của mình. Cái vế sau có lẽ là một sự sỉ nhục gây ra nỗi đau về mặt tinh thần lớn nhứt…
Nếu ta hoàn toàn hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của mình, vậy khi đó, ta sẽ không cố gắng để phô trương sức mạnh mà mình chưa bao giờ có, sẽ không bao giờ làm giả tiền xu, bởi vì kiểu trò chơi bắt chước đó thiếu đi mục đích sau cùng của nó… nếu xét về bản chất của sự bắt chước, không gì có thể tồi tệ hơn là việc sẵn lòng trở thành một con người khác thay vì trở thành chính bản thân mình… Bắt chước những phẩm chất và nét đặc trưng của người khác còn đáng trách hơn nhiều so với việc mặc quần áo của họ; bởi chính bản thân họ đã tự biến mình thành một thứ không có giá trị.” (Arthur Schopenhauer)