Con quái vật tỏa ra một làn khí quỷ dị độc hại, nên vị anh hùng Hercules bịt miệng rồi xông vào vùng đầm lầy man rợ này. Anh ta phát hiện ra con quái vật đang say ngủ, bèn dùng cung bắn 3 mũi tên vào bụng nó. Nhưng Hydra là một con quái bất tử, một con thú hình dạng như một con mãng xà khổng lồ có vô số cái đầu. Bị chọc tức bởi các mũi tên của Hercules, con thú gầm lên, lao vào anh với ý định xé xác kẻ xâm phạm thành hàng trăm mảnh.
Nhưng vị anh hùng của chúng ta đã sẵn sàng cho trận chiến, anh nhắm vào những cái đầu của con thú mà chặt. Con quái vật gầm rú trong đau đớn, nhưng với mỗi cái đầu rơi xuống, từ chỗ đó con quái lại mọc thêm 2 cái đầu mới. Trận chiến đẫm máu diễn ra trong nhiều giờ. Hercules, chiến binh can trường trong thời đại của mình, chiến đấu anh dũng, nhưng khả năng hồi phục đặc biệt của Hydra nhiều lần ép anh phải bỏ cuộc.
Hydra là ví dụ điển hình cho cái được gọi là \”antifragile\” (gọi nôm na là \”khả năng chịu đựng tổn thương\”). Theo tác giả Nassim Nicholas Taleb, thay vì đột phá dưới áp lực, hệ thống \”antifragile\” được kích hoạt khi tiếp xúc với khủng hoảng.
Với một tâm thế đúng chất, con người ta cũng có thể đạt được trạng thái này, thay vì gục ngã khi đối mặt với trở ngại, họ trở nên mạnh mẽ hơn. \”Vực dậy\” là một khả năng đáng chú ý trong mỗi con người chúng ta, để đối phó với khủng hoảng, chịu đựng những cú sốc, và hồi phục từ khó khăn trong cuộc sống.
Tôi đã từng phải ra ngoài kiếm việc làm thêm từ lúc mới tốt nghiệp cấp 3, lễ Tết phải tăng ca để kiếm thêm thu nhập, chưa kể cuối tuần, làm đủ mọi việc từ bán quần áo cho tới bồi bàn, nhưng mỗi ngành nghề, tôi đều phấn đấu cho tới đỉnh cao của nó. Đó là một trải nghiệm khiêm tốn, nhưng nó đã trở thành những giờ học thêm ngoài xã hội và những hiểu biết sâu sắc đã học được giúp tôi mở ra những cánh cửa mới cho tôi.
Nếu chúng ta muốn trở thành \”antifragile\”, chúng ta phải tập trung vào tiến trình đối mặt với trở ngại.
Đó không phải là sự nhượng bộ thỏa hiệp — cơ hội để trưởng thành có ở khắp môi trường xung quanh chúng ta.
Khi một tư tưởng tiêu cực nảy sinh trong đầu chúng ta, sử dụng nó như một lời gợi ý để rồi thay thế nó bằng những suy nghĩ tích cực. Nếu chúng ta chán ghét việc xếp hàng chờ đợi, coi nó như một cơ hội để ngẫm nghĩ lại mọi thứ. Nếu chúng ta thấy mình bị kích thích hoặc căng thẳng, hãy sử dụng nó như một cơ hội để rèn luyện tính không phản ứng với môi trường xung quanh.
Kỹ thuật này đặc biệt hữu ích để tương tác với những người khác. Nếu ai đó làm chúng ta thất vọng, hãy sử dụng nó như một cơ hội để thực hành sự tha thứ. Khi chúng ta ở gần những người khó khăn và bạn không thể loại bỏ bản thân khỏi hoàn cảnh, hãy sử dụng nó như một cơ hội để thực hành lòng khoan dung và lòng trắc ẩn. Chúng ta cũng có thể lợi dụng những mối quan hệ đầy thử thách như là một cơ hội để thực hành kỹ năng đón nhận quan điểm cá nhân. Thật khó mà không tỏ ra đồng cảm khi chúng ta liên tục đứng trên quan điểm của người khác.
Kỹ thuật này cũng có thể được sử dụng để phát triển tư duy. Nếu chúng ta gặp thất bại ở điều gì đó mà mình quan tâm, hãy sử dụng nó như một cơ hội để học một bài học quý giá. Nếu chúng ta nhận được phản hồi tiêu cực, hãy sử dụng nó như một cơ hội để học điều gì đó mới. Nếu chúng ta đang cảm thấy bế tắc trong một dự án, hãy sử dụng nó như một cơ hội để suy nghĩ sáng tạo.
Tôi không nói rằng chúng ta có khả năng hoán chuyển từ tiêu cực sang tích cực. Shit vẫn cứ tiếp tục xuất hiện trong đời sống và chúng ta phải học cách chấp nhận nó. Nhưng nếu chúng ta cố tập trung vào sự tiến bộ khi đối mặt với nghịch cảnh, điều đó không thành vấn đề, vì nhờ đó mà chúng ta càng trở nên hoàn thiện hơn. Những thử thách trong cuộc sống sẽ không còn khiến chúng ta yếu hơn mà chỉ làm chúng ta mạnh mẽ hơn. Người ta có thể gọi chúng ta là người kiên cường, nhưng còn hơn thế nữa — chúng ta sẽ là thế hệ \”antifragile\”.