“Chẳng ai có thể xây cây cầu cho bạn để băng qua dòng sông cuộc đời, không ai ngoài chính bản thân. Chắc chắn, có vô số con đường và cây cầu và á thần sẽ chở bạn qua con sông này; nhưng chỉ với cái giá là chính bản thân; bạn sẽ thế chấp chính mình và thua cuộc. Trên thế giới này chỉ có một con đường duy nhất, mà không ai có thể đi trên đó, trừ bạn: Nó sẽ dẫn tới đâu?” (Nietzsche, Untimely Meditations)
Cuộc đời mang đến cho ta vô vàn những khả năng; những con đường tiềm năng ta có thể đi là vô hạn. Tuy nhiên mục tiêu thì giống nhau đối với tất cả mỗi người: đạt được một cuộc sống đủ đầy và rực rỡ.
Với sự nhận ra này ta sẽ đối mặt với một câu đố. Nếu tất cả chúng ta có chung mục tiêu là đạt được một cuộc đời đủ đầy và giàu có, vậy tại sao nhiều người không đạt được điều này? Theo như lời của Henry David Thoreau, tại sao “đa số con người đều sống một cuộc đời tĩnh lặng trong tuyệt vọng”?
Trong khi các nguyên do cho điều này là rất nhiều và đa dạng, chắc chắn rằng những điều kiện xã hội cũng góp phần vào tình trạng này.
Ví dụ, hệ thống trường học thời hiện đại, đóng một vai trò lớn trong việc tạo ra một thái độ thụ động bệnh hoạn tiềm ẩn bằng cách thấm nhuần cho chúng ta khi còn nhỏ rằng sự vâng lời, phù hợp và phục tùng không chút nghi vấn nào cho chính quyền mới là phẩm hạnh. Kết quả của việc thấm nhuần này làm cho nhiều người không trau dồi được một liều thuốc tự lập khỏe mạnh, trở thành những nạn nhân thụ động của cuộc đời thay vì là những nhà điêu khắc thiết thực của ý nghĩa và những kẻ đi tìm ý nghĩa.
Trong cuốn sách Angel in Armor của ông, Ernest Becker đã miêu tả con đường của sự thụ động quá đỗi phổ biến:
“Hãy lấy một con người bình thường phải trình diễn theo cách riêng trong vở kịch cuộc đời có giá trị và ý nghĩa của bản thân mình. Khi còn trẻ anh, như bao người khác, cảm giác rằng sâu bên trong mình có một tài năng đặc biệt, một thứ gì đó mơ hồ nhưng có thật, một thứ gì đó đóng góp tới sự đủ đầy và thành công trong cuộc sống ở vũ trụ. Nhưng, như hầu hết những người khác, anh có vẻ không tìm ra được sự hiện diện của thứ gì đó đặc biệt này; cuộc đời anh mang đặc tính của những tai nạn và cuộc chạm trán cuốn anh, dù muốn hay không, vào những trải nghiệm và trách nhiệm mới mẻ. Sự nghiệp, hôn nhân, gia đình, tiến tới tuổi già – tất cả điều này xảy đến với anh, anh không ra lệnh cho chúng. Thay vì tự dàn dựng lên vở kịch có ý nghĩa của riêng mình, anh lại tự dàn dựng, lập trình theo kịch bản tiêu chuẩn do xã hội đề ra.” (Angel in Armor, Ernest Becker)
Khi sự thụ động dẫn ta đi theo những con đường trong cuộc sống được công nhận chung, và khi những con đường này kích thích sự tuyệt vọng thầm lặng và vô vọng đến thất vọng, ta phải tìm kiếm những con đường và hệ thống giá trị khác thay thế.
Một cách thay thế đó chính là con đường của sự thành thục. Để đi tiếp con đường này chính là khám phá một hoạt động, nghề, hay chủ đề hấp dẫn với sở thích của bạn, và qua nhiều năm nỗ lực bền bỉ và chủ đích, vươn lên trở thành một bậc thầy trong lĩnh vực mình đã chọn.
Vào thế kỷ 19, Goethe giải thích sự hấp dẫn của con đường này; ghi chú cái tiềm năng nhấc đỡ con người thoát khỏi cuộc sống tuyệt vọng đến tĩnh lạnh của nó được cấu thành bởi việc tham gia thường xuyên hơn vào các hoạt động có ý nghĩa:
“Có ai trên thế gian này không nhận thấy hoàn cảnh của mình không dung thứ được nếu anh ta chọn một nghề, một mỹ nghệ, thực sự là bất kỳ hình thức sống nào, mà không trải nghiệm một lời kêu gọi đến từ thâm tâm?… Tất cả mọi thứ trên trái đất này có mặt khó của riêng chúng! Chỉ có một vài động lực đến từ thâm tâm – niềm vui, tình yêu – có thể giúp ta vượt qua những chướng ngại này, chuẩn bị một con đường, và nâng đỡ ta khỏi cái vòng tròn chật chội, nơi mà những con người khác giẫm đạp lên sự tồn tại đau khổ, bất hạnh trong đó!” (Johann Wolfgang von Goethe)
Con đường của sự thành thục thông thường bị ngó lơ, phần lớn là do niềm tin lâu đời rằng những người trình diễn vĩ đại, trong bất kỳ lãnh vực nào, đều được ban phước cho tài năng bẩm sinh và khả năng thiên phú, và rằng nếu không có những “món quà” bẩm sinh này thì sẽ không đạt được những đỉnh cao mà họ đã mở ra.
Như nhà tâm lý học người Thụy Điển K. Anders Ericsson, chuyên gia hàng đầu thế giới về hiệu suất và sự thành thục của con người, đã giải thích trong cuốn sách Peak của ông:
“Một trong những niềm tin kéo dài và ăn sâu nhất trong tất cả những niềm tin về bản chất con người – rằng tài năng thiên bẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định khả năng. Niềm tin này cho rằng một số người sinh ra với những thiên phú giúp họ dễ dàng trở thành những vận động viên hay nhạc sĩ hay người chơi cờ vui hay nhà văn hay nhà toán học xuất sắc hoặc bất kỳ điều gì. Trong khi họ có thể cần một khoảng thời gian luyện tập để phát triển kỹ năng, họ cần nó ít hơn nhiều so với những người không có tài năng, và sau cùng họ có thể chạm tới những đỉnh cao lớn hơn nhiều.” (Peak, Anders Ericsson)
Niềm tin cố hữu về bản chất con người trải dài ít nhất là từ thời Hy Lạp cổ đại, những người tin rằng các vị thánh thần chịu trách nhiệm ban tặng tài năng thiên bẩm cho những ai có khả năng phi thường. Vào thế kỷ 5 trước công nguyên nhà thơ Pindar viết: “Tất cả những sự xuất chúng có ý nghĩa của con người đều đến từ các vị thần; bởi chính họ khiến cho con người khôn ngoan và mạnh mẽ và có tài hùng biện một cách tự nhiên.”
Vào thế kỷ 19 niềm tin này vẫn giữ vững độ hiệu quả của nó, nhưng thay vì là các vị thần ban tặng sự xuất chúng lên những cá nhân, nó được cho là do di truyền và chính vì thế là bẩm sinh. Francis Galton, em họ của Charles Darwin và là một nhà tư tưởng hoàn hảo theo đúng nghĩa của ông ấy, lùng sục những lời cáo phó của các thẩm phán, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ, và đô vật tài năng, trong số những người khác, để chứng minh rằng, theo cách nói của ông, “Số lượng những người ít nhiều nổi tiếng trong các trường hợp có họ hàng bạn bè thân thích nổi tiếng lớn đến mức nào.”
*** (Note: Câu nói này đến từ nhận định của Galton rằng trí thông minh bắt nguồn di truyền, hoặc kiểu cha truyền con nối, và rằng người có địa vị tốt hay kinh tế ngon sẽ có xu hướng đẻ đứa con thừa hưởng đặc tính đó nhiều hơn, thay vì xem xét yếu tố bên ngoài, thực ra Galton có xem xét nhưng ông vẫn thiên về di truyền hơn, cần sẽ cho nguyên văn)
Niềm tin rằng tài năng bẩm sinh là điều cần thiết để vươn lên hàng đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào, ngăn cản nhiều người chọn con đường của sự thành thạo. Bởi nếu khả năng đạt được sự vĩ đại dựa vào tài năng bẩm sinh, một trong 2 có tiềm năng để thành thạo hoặc không, và không có sự kiên tâm, đam mê và chăm chỉ nào có thể thay đổi những ràng buộc do bản chất con người áp đặt lên.
Niềm tin về bản chất con người đã bị thách thức vào năm 1993, khi K. Anders Ericsson và một đội ngũ nghiên cứu đã đưa ra một bài báo mang tên “The Role of Deliberate Practice in the Acquisition of Expert Performance”. Sau khi xem xét một lượng lớn nghiên cứu, họ kết luận rằng: “Tìm kiếm các đặc điểm di truyền bền vững mà rằng có thể tiên đoán hay ít nhất là chịu trách nhiệm cho thành tích vượt trội của những cá nhân suất sắc thật đáng ngạc nhiên là chẳng thành công.”
Tờ báo của Ericsson đã tạo ra một lượng lớn các nghiên cứu về bản chất của độ hiệu suất chuyên môn (Expert Performance), và cho đến ngày nay sự nhất trí chung trùng khớp với kết luận của nó: tài năng bẩm sinh không chịu trách nhiệm cho sự vĩ đại đạt được bởi những cá nhân, những người đã leo đến đỉnh cao trong lĩnh vực tương ứng của họ.
Khả năng bẩm sinh và di truyền rõ ràng có tồn tại; một số người vốn đã mạnh mẽ hơn, nhanh nhẹn hơn, thông minh, sáng tạo, hay tháo vát hơn những người khác. Nhưng các nghiên cứu đương thời đã chỉ ra rằng những tác động của tài năng bẩm sinh chỉ hiện rõ ở giai đoạn sơ khai khi con người lần đầu tham gia vào một nghề hay hoạt động. Bởi vì sự tồn tại của tài năng thiên bẩm, một số người có thể học các kỹ năng nhất định dễ dàng hơn so với người khác, và do đó trở nên thông thạo ở mức độ nhanh hơn.
Nhưng khi người ta chuyển sự chú ý từ những người mới bắt đầu sang các chuyên gia, nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng tài năng bẩm sinh đóng rất ít hoặc ko có vai trò nào trong việc xác định các chuyên gia đã lên cao tới mức độ nào. Thay vào đó, nhân tố chính lại là lượng thời gian mà một người đã tham gia vào thứ được gọi là “sự thực hành có chủ đích”.
“Không nói về năng khiếu, hay tài năng thiên bẩm! Con người có thể kể tên tất cả những loại vĩ nhân không được năng khiếu cho lắm. Nhưng họ lại đạt được sự vĩ đại, trở thành “thiên tài’.” (Friedrich Nietzsche, Human, all too Human)
Thực hành có chủ đích cực kỳ khác biệt so với loại hình thực hành mà hầu hết mọi người tham gia. Như nghiên cứu đã chỉ ra, nhiều người học một kỹ năng hay hoạt động vì sở thích hay nghề nghiệp, và một khi họ đã chạm tới một mức độ năng lực nhất định sẽ bước vào “vùng thoải mái” (Comfort zone), biểu diễn và thực hành ít nhiều trở nên vô thức, đạt đến một ngưỡng và ngừng cải thiện.
Ngược lại, thực hành có chủ đích được thiết kế đặc biệt để thúc đẩy giới hạn và khả năng của con người tới mức độ cao hơn nữa. Nó làm điều này bằng cách cô lập và cải thiện điểm yếu của con người thông qua sự lặp lại, tăng tiêu chuẩn độ khó, và tiếp cận với sự phản hồi liên tục.
Bởi vì điều này, nó đòi hỏi cao và cực kỳ tốn sức để duy trì trong khoảng thời gian dài. Các nhà nghiên cứu nhận định rằng có một mức giới hạn là trên 4 hoặc 5 giờ mỗi ngày mà một người có thể tham gia vào việc thực hành có chủ đích, và điều này nên được áp dụng trong các buổi tập có tối đa là 90 phút.
Và nếu vẫn chưa rõ ràng, thực hành có chủ đích, theo lời của Ericsson, “vốn không phải là điều thú vị.” Nó thường gây ức chế và đòi hỏi trí lực, không chỉ vì sự tập trung cao độ và lâu dài cần thiết, mà còn vì hàng giờ – ngày qua ngày, và năm qua năm – họ phải làm việc của mình để đến gần hơn tới sự vĩ đại.
Sự thật rằng thực hành có chủ đích không phải lúc nào cũng thú vị có thể dẫn tới một vài người tự hỏi rằng tại sao bất kỳ ai sẽ chọn con đường của sự thành thạo. Để hiểu cái sự hấp dẫn của nó, ta có thể mô tả 2 cách chung để có thể đạt được cảm giác thỏa mãn và niềm vui: một trong số chúng vốn thụ động, và số còn lại là chủ động.
Cách thụ động để đạt sự thỏa mãn chính là con đường của sự hài lòng nhất thời (Immediate Gratification): Ví dụ, uống vài cốc bia, ăn đồ ăn vặt, hay thơ thẩn ngồi xem TV. Trong khi con đường của sự hài lòng nhất thời đòi hỏi rất ít hoặc chẳng cần nỗ lực và ít gây thất vọng, nhưng cảm giác thỏa mãn mà nó mang lại cho chúng ta là thoáng qua và thường “tiêu cực” ở chỗ nó chỉ đơn thuần là giúp loại bỏ cảm giác lo âu và khó chịu.
Các chủ động để đạt sự thỏa mãn kéo theo sự ức chế và đòi hỏi không chỉ mỗi siêng năng, mà còn có sự tồn tại của những chướng ngại và vật cản để vượt qua. Ví dụ, trong thực hành có chủ đích, con người bị buộc phải đối diện với những giới hạn của mình hàng ngày, dẫn đến trạng thái khó chịu liên tục. Nhưng khi những giới hạn này vượt qua được bằng việc nỗ lực tập trung và duy trì, họ sẽ được thưởng với cảm giác rằng sức mạnh và khả năng mình đang tăng lên – rằng sự thành thục đang đến gần. Loại thỏa mãn này không chỉ bổ ích hơn mà còn duy trì lâu dài hơn sự thỏa mãn thoáng chốc của sự hài lòng nhất thời.
Nhưng quan trọng hơn, sức hấp dẫn của sự thành thục như một lối sống nằm ở sự thật rằng nó cho phép con người điều khiển cuộc sống của chính mình. Với tư cách là một loài vật, chúng ta khác biệt với tổ tiên mình ở khả năng cống hiến hết mình cho mục tiêu dài hạn là trở thành bậc thầy trong lĩnh vực đã chọn, và thông qua quá trình phấn đấu hướng tới mục tiêu đó, chạm trổ tính cách và định hình số phận của mình. Theo lời của Anders Ericsson:
“Quan niệm cổ điển về bản chất con người được nắm bắt trong cái tên ta đặt cho bản thân mình với tư cách là một loài vật. Homo Sapiens…ta tự gọi chính mình là “những con người có hiểu biết” bởi vì ta thấy bản thân mình khác biệt với tổ tiên bởi lượng kiến thức khổng lồ. Nhưng có lẽ một cách tốt hơn để nhìn bản thân mình sẽ là Homo Exercens, hay là “con người thực hành”, sinh vật mà kiểm soát cuộc đời chính nó thông qua sự luyện tập và tạo ra những gì bản thân nó muốn.” (Peak, Anders Ericsson)