Mini Habits: Smaller Habits, Bigger Results chính là một cuốn sách ngắn cung cấp chiến lược lạ kỳ để vun trồng thói quen tốt. Chiến lược này được dựa vào tiền đề rằng rào cản lớn nhất đối với việc hình thành thói quen bắt nguồn từ sự bất tín trong động lực và bản chất bị hạn chế của sức mạnh ý chí.
“Chúng ta là những gì mình lặp đi lặp lại. Khi đó, sự xuất chúng, không còn là một hành động, mà đúng hơn là một thói quen.” (Aristotle)
Như Aristotle đã hiểu, thói quen của ta, dù tốt hay xấu, quyết định phần lớn tính cách và theo đó tới chất lượng sống của mình. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2006 của đại học Duke đã cho thấy có tới 45% hành vi hàng ngày của con người là thói quen. Nhưng nó không có nghĩa rằng thói quen chỉ ảnh hưởng tới 45% cuộc đời mình. Đúng hơn, thói quen con người, như là tập thể dục, hút thuốc, thiền, vân vân, mở rộng sức ảnh hưởng tới tất cả lĩnh vực cuộc sống do tác động của nó tới sức khỏe tinh thần và thể chất con người. Bởi lý do này mà thay đổi thói quen – loại bỏ thói quen xấu, và trau dồi thói quen tốt – là chìa khóa cho sự cải thiện bản thân.
May mắn thay, mọi người ở bất kỳ lứa tuổi nào đều có thể thay đổi hành vi quen thói của mình nhờ vào tính dẻo của bộ não. Như Richard O’Connor đã giải thích trong cuốn sách Rewire của mình:
“Có một… tin lớn trong khoa học tạo nên sự lạc quan: Ý tưởng về tính dẻo (thay đổi được) của bộ não, sự công nhận rằng bộ não ta thay đổi và phát triển về mặt thể chất để đáp ứng với trải nghiệm sống. Những tế bào não mới liên tục được hình thành; những mạng lưới mới giữa tế bào tiếp tục sinh sôi khi ta học điều mới. Các nhà thần kinh học giờ đã biết rằng thói quen xấu có một sự tồn tại vật chất bên trong cấu trúc não; nó trở thành những mạch ngầm định khi ta đối diện với cám dỗ… Nhưng giờ ta cũng biết rằng mình có thể thay đổi não bộ để phát triển những mạch lành mạnh hơn.” (Rewire, Richard O’Connor)
Với kiến thức về tính dẻo của não bộ này, câu hỏi đặt ra là làm thế nào con người có thể thúc đẩy một cách hiệu quả nhất những thay đổi vật lý bên trong não bộ cho phép họ trau dồi những thói quen mới?
Trong cuốn Mini Habits: Smaller Habits, Bigger Results, tác giả Stephen Guise đã đề ra một chiến lược lạ kỳ cho việc vun trồng thói quen tốt.
“Chiến lược Mini Habits sẽ ép bản thân bạn thực hiện…các hành động chiến lược “nhỏ đến ngu xuẩn” mỗi ngày. Những hành động này quá nhỏ đến nỗi không thể thất bại được, và quá nhỏ để bỏ qua cho những dịp đặc biệt. Nó phục vụ 2 mục đích cùng lúc – để thúc đẩy bạn làm nhiều hơn nữa, và để trở thành những thói quen (nhỏ).” (Mini Habits, Stephen Guise)
Sử dụng ví dụ của một ai đó muốn trau dồi thói quen tập thể dục, chiến lược Mini Habit sẽ yêu cầu người đó chọn một hành động “nhỏ đến ngu xuẩn” liên quan tới tập thể dục và cam kết thực hiện nó mỗi ngày.
Nó có thể là làm một cái push up hay 5 cái Jumping Jacks. Mặt khác, nếu người đó muốn trau dồi thói quen viết, họ có thể chọn một thói quen nhỏ đó là cam kết viết 50 từ mỗi ngày.
Chiến lược Mini Habit khéo léo ở chỗ nó giải quyết được 2 trong số những vấn đề quan trọng nhất liên quan tới phát triển thói quen tốt. Cụ thể là, sự bất tín của động lực và nguồn sức mạnh ý chí bị hạn chế.
Để hiểu vấn đề của việc dựa vào động lực, hãy xem xét tất cả những người đưa ra quyết định trong năm mới sẽ tập nhiều hơn. Nhiều người trong số đó sẽ mua thẻ thành viên phòng Gym với ý định đến đó nhiều lần trong 1 tuần, và trong khi họ có thể thấy nhiều động lực để đạt mục tiêu này, trong vài tuần đầu tiên sau khi mua thẻ thành viên, cái động lực này khó mà duy trì lâu dài được. Như hầu hết mọi người đều biết, động lực, không đáng tin cậy và do đó không thể phụ thuộc vào việc hình thành thói quen.
Điều này dẫn cho ta đến với sức mạnh ý chí – khi con người không có động lực, họ phải dựa vào sức mạnh ý chí để thúc đẩy họ thực hiện một hành động liên quan tới thói quen mà mình đang cố hình thành. Tuy nhiên sức mạnh ý chí, như nhà tâm lý học Roy Baumeister tiết lộ trong nhiều nghiên cứu khác nhau mà ông ghi lại trong cuốn Willpower: Rediscovering the Greatest Human Strength, là một nguồn lực bị giới hạn. Sau một ngày dài làm việc hay khi con người căng thẳng chẳng hạn, nguồn sức mạnh ý chí của họ có khả năng giảm xuống. Nguồn sức mạnh ý chí bị hạn chế khiến cho nhiều người khó bắt đầu những hành động họ muốn để hình thành thói quen mới.
Một chiến lược hữu hiệu cho hình thành thói quen phải lưu tâm đến sự bất tín của động lực và bản chất bị giới hạn của sức mạnh ý chí và chiến lược Mini Habit này được thiết kế để đương đầu với 2 vấn đề này. Đầu tiên, nó không phải một chiến lược đòi hỏi con người có động lực liên tục. Đúng hơn khi con người có động lực, sẽ dễ dàng để thực hiện thói quen nhỏ của họ, nhưng khi họ không có, và do vậy phải dựa vào sức mạnh ý chí, bản chất “nhỏ đến ngu xuẩn” của Mini Habits có nghĩa là sẽ cần rất ít sức mạnh ý chí. Yêu cầu thấp về sức mạnh ý chí để thực hiện 1 push up hay viết 50 từ nghĩa là hầu hết mọi người sẽ không gặp rắc rối mấy khi đáp ứng những cam kết hàng ngày của họ.
Điều này dẫn tới câu hỏi đó là làm thế nào mà thực hiện một thói quen nhỏ mỗi ngày có thể giúp con người đạt được mục tiêu sau cùng là trau dồi một thói quen có giá trị hơn. Nói cách khác, làm thế nào mà việc cam kết thực hiện thói quen nhỏ như 1 push up có thể dẫn tới một thói quen tập thể dục mà rằng thực sự giúp ai đó cân đối. Guise giải thích:
“Lợi ích từ việc tuân theo hệ thống Mini Habits là những kết quả đáng ngạc nhiên. Đầu tiên, có cơ hội cao là bạn sẽ thực hiện “lần lặp lại có thưởng” (Bonus rep) sau khi đáp ứng được nhu cầu nhỏ nhoi của mình. Điều này là vì ta vốn đã ham muốn những hành vi tích cực, và việc bắt đầu chúng làm giảm đi sự kháng cự đến từ bên trong. Lợi ích thứ hai chính là thói quen. Kể cả nếu bạn không làm quá yêu cầu nhỏ của mình, hành vi đó sẽ dần trở thành một thói quen nhỏ (Mini Habit). Từ đây, thực hiện thêm các lần lặp lại có thưởng hay mở rộng quy mô thói quen. Một lợi ích khác là sự thành công liên tục. Một ngân hàng có thể quá lớn đến nỗi phá sản, nhưng thói quen nhỏ thì quá bé để thất bại; và do vậy nó không có cảm giác tội lỗi và sự kém cỏi mang tính tàn phá thông thường. Đây chính là một trong số ít hệ thống thực tiễn đảm bảo sự thành công mỗi ngày nhờ vào vòng xoáy khuyến khích mạnh mẽ và những mục tiêu luôn luôn đạt được.” (Mini Habits, Stephen Guise)
Nói cách khác, chiến lược Mini Habit rất hiệu quả bởi vì nó giải quyết được trở ngạu lớn nhất đối với việc trau dồi bất kỳ thói quen mới nào – chỉ mới bắt đầu. Một khi con người khởi đầu thói quen nhỏ, rất có thể họ sẽ không dừng lại ở mức 1 push up hay viết 50 từ nhờ đó mà dẫn họ đến với việc trau dồi những thói quen hoàn chỉnh mà mình mong muốn.
Để kết luận, chiến lược Mini Habit là một cách tiếp cận kỳ lạ mà chắc chắn nên được xem xét bởi những người đang chật vật với các phương pháp hình thành thói quen khác và cuốn sách ngắn của Guise cũng vì thế rất đáng để đọc.