Ở phần trước ta đã tìm hiểu rằng lối sống vô âu vô lo không đáng mơ ước như người ta vẫn tưởng. Để nhắc lại một cách ngắn gọn, thì đó là lối sống làm thui chột đi lí do sống của ta. Có một ý mà tôi muốn bổ sung, thì việc hương tới sự không lo không nghĩ, đối với người chưa đạt được những thành công hay gặp khó khăn trong cuộc sống, có thể là một sự trốn tránh thực tại (thông qua chất kích thích, game, party…). Điều này không xấu nếu như là một dạng của sự nghỉ ngơi nhưng đồng thời tính gây nghiện của chúng nó cũng không nên bị xem nhẹ.
Vậy để tiếp tục chủ đề thì ta nên thay thế lối sống này bằng một lối sống như thế nào ? Để trả lời cho câu hỏi này thì những người, có thể nói là thần tượng của tôi như Jordan B.Peterson hay Mark Manson, hay Hieu Nguyen, và nhiều người khác mà tôi chưa thể nhớ ra khi viết bài này, đều để cập đến một thứ là “A meaningful life” hay “Một cuộc sống ý nghĩa”. Vậy thì tại sao lại là “a meaningful life” thay vì “a happy life” như người ta vẫn tưởng ?
Giải thích vấn đề này qua một câu chuyện thì nó sẽ dễ hiểu hơn. Sau khi quân Nhật đầu hàng trong WW2 vào tháng 8 năm 1945, họ gửi đi những bức thư kêu những người lính Nhật hãy đầu hàng và trở về nước.
Lúc đó, tại một khu rừng ở Phillipines, một người lính Nhật tên Hiroo Onoda không tin và cho rằng đây là chiêu trò nhằm dụ quân lính Nhật ra để tấn công. Thế là ông và cộng sự đã sinh tồn ở trong rừng 29 năm. Có người hi sinh, có người đầu hàng, riêng Onoda vẫn kiên trì với đức tin về lòng trung thành cho Nhật Hoàng của mình. Đã có lúc ông trở thành một huyền thoại do người ta chẳng thể tìm ra ông, người ta lãng mạn hóa và làm thơ, viết sách đủ loại về ông. Đến lúc ông trở về được cả nước Nhật chào đón như một anh hùng (tôi không thích điều này đội của ổng giết nhiều nông dân vô tội). Khi được hỏi, ông vẫn không hối hận và tự hào với niềm tin và lòng trung thành của mình (đương nhiên là sau này ổng cũng nhận ra là mình đã mất gần nửa cuộc đời xàm xí đế và đi Brazil để làm lại cuộc đời).
Bỏ qua đoạn sau, nếu chỉ xét quá trình trong rừng, mọi định nghĩa về “a happy life” coi như vô nghĩa, nhưng cuộc đời cơ cực, đối mặt với tử thần, dịch bệnh, đói khát ấy không làm Onoda từ bỏ. Tất cả những cố gắng của ông khởi nguồn từ 2 từ ngắn gọn “niềm tin”, hay đúng hơn là những “giá trị” mà ông ta theo đuổi đó là “lòng trung thành với Nhật Hoàng”. Và trong nỗ lực ấy, ta thấy rằng Onoda vẫn có được niềm hạnh phúc cho những điều ông làm ( có thể là mong đợi về sự công nhận hay cảm thấy mình đang làm điều đúng), chỉ là ông không chạy theo hạnh phúc, ông chạy theo giá trị cốt lõi trong cuộc sống của mình.
Vậy cuối cùng, chốt lại, để “sống” được nhiều hơn ta cần tìm “ý nghĩa” cho cuộc sống của mình. Để hiểu được “ý nghĩa”, ta cần đặt ra những “giá trị” mà ta theo đuổi trong cuộc sống (a set of value). Những giá trị này càng sáng suốt càng tốt, chứ không thì lại như Onoda vừa hại người khác vừa hại thân mình.
Bài dài quá rồi nên việc đặt những value này sao cho ok nhất thì sẽ nhờ mọi người chia sẻ ở phần comment, hoặc tôi sẽ làm về vấn đề này trong tương lai, còn series này thì chắc kết thúc ở đây.