Giả định căn bản của bài này là: bạn là 1 linh hồn đang ngự trong cơ thể. Vẫn là hệ thống cũ rích, body-mind-spirit. Cơ thể là 1 cỗ máy cực kì tinh xảo và có trí thông minh riêng của nó. Giống như bạn là Tony Stark, đang ở trong bộ giáp Ironman với hệ thống AI JARVIS. Tony Stark ko cần phải làm gì cả, Tony Stark chỉ ra lệnh, JARVIS nhận lệnh và trực tiếp điều khiển bộ giáp. Dĩ nhiên bạn có thể đi xa hơn với khái niệm “Chân Ngã” hay “vô ngã”, nhưng với những khái niệm này thì mình thấy ra gốc cây ngồi hít thở lại hay hơn là chém gió vớ vẩn như này.
Trước hết thì bạn nên xác định là bạn có thực sự hiểu câu “bạn là 1 linh hồn đang ngự trong cơ thể” hay ko. Tạm thời thì cứ chia “sự hiểu” ra làm 3 levels: nghĩ, cảm, và làm.
Con nít cấp 1 cũng có thể hiểu câu “bạn là 1 linh hồn đang ngự trong cơ thể” nghĩa là gì. Nhưng bạn có thực sự cảm thấy như bạn là 1 linh hồn hay ko? Test đơn giản là hãy tự hỏi, “mình có bị bấn loạn (tham, sợ…) bởi những trải nghiệm của cuộc sống vật chất hay ko” (nóng, lạnh, ngọt, đắng, no, đói…). Câu cuối thì hãy hỏi, “mình có sợ chết ko”. Cảm được rồi, “die to the flesh, born of the Spirit” rồi; thì hãy hỏi bạn có đang sống và hoạt động như 1 linh hồn hay ko?
Trước khi bắt đầu 1 hành động thì ta có chủ ý, mục đích… thứ gì đó mà ta muốn. Ta hành động để đạt đc thứ gì đó. Desire/tham ái là nguồn gốc của phần lớn những suy nghĩ, cảm xúc, hành động hàng ngày. Vậy nguồn gốc của desires là gì? Bài này mình chém về 3 loại desires: authentic desires (desires xuất phát từ linh hồn), programmed desires (desires đc lập trình từ môi trường), và egoic desire (desires của cái tôi).
Egoic desires thì đơn giản thôi. meatsuit/ironsuit của bạn giống như bộ đồ cosplay bạn mặc ở thế giới vật chất. Khi bạn ko biết bạn thực sự là cái gì, bạn (có lẽ sẽ) tin hoặc tưởng bạn là bộ đồ cosplay bạn đang mặc. Niềm tin này lại kéo theo cảm giác bạn là 1 thứ nhỏ bé, tách biệt khỏi cái toàn thể. Những cảm giác này lại kéo theo những lý tưởng hoặc cảm xúc như lo sợ, ích kỷ, kiêu ngạo… Cái xác chỉ cần ăn uống ngủ ỉa đái đúng nơi đúng chỗ là sướng. Ăn no mặc ấm là tốt rồi. Egoic desires chỉ healthy khi bạn biết spirit, lúc đó thì vẫn phải chăm sóc làm đẹp cho bộ đồ để đi party, nhưng bạn làm vì thích vì vui chứ bộ đồ ko sở hữu bạn.
Nhưng dĩ nhiên mọi người ko dừng ở đó. Ăn no mặc ấm rồi thì phải ăn ngon mặc đẹp. Có chỗ ngủ ỉa đái ổn định rồi thì phải trang trí cho nó đẹp hơn, tiện nghi hơn. Thứ thúc đẩy sự phát triển này là programmed desired của mind.
https://www.youtube.com/watch?v=Ta35DsvPSXw thật ra thì mình mới coi lại phim Chuyên gia bắt ma của Châu Tinh Trì đêm qua, có đoạn huấn luyện này phải nói là level quá cao. “Thiếu gì chuyện ko chơi, sao lại chơi đống cứt chớ!? Dơ quá đi à” “anh nói dzậy vì anh tưởng anh có học thức cao, tự cho mình là xã hội thượng lưu. Cái mà anh gọi là học thức của anh, cho rằng cứt là vô liêu, là vật dơ dáy. Giống như má của anh, và mấy bà dì của anh, cho rằng ma là 1 thứ ghê tởm. Cho dù đống cứt ko thúi, anh vẫn khinh thường nó như thường. Ma ko cắn anh, anh vẫn sợ mà” Sau đó thì anh trainee tới chọc tay vào đống cứt, cho rằng mình đã hiểu. Nhưng để thực sự hiểu, thì phải cho đống cứt vào mặt, hoàn toàn đối diện với cái niềm tin “cứt là vật dơ dáy”, “mình tưởng mình là xã hội thượng lưu” và sự sợ hãi mà chúng mang lại.
Mind của ta có 1 hệ thống đồ sộ những niềm tin, đc gia cố với một mớ cảm xúc, giới hạn suy nghĩ của ta trong 1 cái hộp nhỏ đó, và từ đó ngăn cản ta nhìn thấy và học thêm điều mới, làm những điều ta chưa từng làm. Niềm tin, cảm xúc, suy nghĩ… nên là những thứ phục vụ ta, tiếp thêm cho ta năng lượng, chứ ko phải những thứ giới hạn ta (với hình thức là chúng bảo vệ ta khỏi những thứ mà ta cho là sẽ mang lại đau khổ, nhưng thật ra thì hệ thống đang bảo vệ chính nó và ngăn cản sự phát triển của ta). Cơ chế nó đơn giản vầy, khi bạn thất bại trong việc gì đó, bạn tạo ra 1 lý do gì đó giải thích sự thất bại, và dĩ nhiên nó đc gia cố bởi 1 đống cảm xúc tiêu cực. Bạn nuôi cái lý do đó đủ lâu thì nó thành 1 niềm tin, 1 viên gạch trong ngôi nhà mind. Lần tới khi đụng chuyện, bạn núp vào tường.
Khi ta còn nhỏ, cái tường của ta còn nhỏ, dễ xây dễ phá (nói cách khác thì mind còn flexible, dễ lập trình), càng lớn thì cái tường càng lớn, ta càng ko dám đập đi xây lại, mà tường càng lớn thì lại càng dễ núp. Ví dụ cụ thể, có thể khi còn nhỏ, bạn fail khi phải làm 1 việc gì đó trong nhà, ba mẹ bạn hay chính bạn bảo “thằng này ko khéo tay (tệ hơn thì là “thằng này vô dụng”)”, bạn tin vào điều đó. Những lần sau đó, mỗi lần phải làm việc gì khéo tay thì niềm tin kích hoạt, ký ức và cảm xúc tiêu cực ùa về, gây nhiễu performance, bạn lại fail, niềm tin lại đc củng cố. Self-fulfilling prophecy.
Sau khi cái tường đủ lớn thì, những lần sau đụng chuyện, bạn chỉ cần bảo “tôi ko đc khéo tay, ko làm đc đâu” và chấp nhận sự thất bại. Nếu bạn hiểu mình đang nói gì, thì hy vọng bạn dẹp mẹ những niềm tin ko phục vụ bạn đi. Thay chúng với những niềm tin phục vụ bạn. Ví dụ như là, “I’m a capable and trustworthy man”, “I can do anything that I set my mind to”. Dĩ nhiên là bạn sẽ phải bỏ năng lượng vào để nuôi những niềm tin này. Niềm tin chỉ là niềm tin, niềm tin ko phải là sự thật. Đừng vướng chấp vào tà niệm, tạp niệm, any niệm. Phá tường và đối diện thất bại thì đau đấy, cơ mà pain is temporary, gainz is forever.
Nãy h mình nói vớ vẩn về việc programming the mind, xây tường. Trở lại vấn đề desires, Programmed desires là những desires đến từ bên ngoài. Kiểu, cha mẹ bạn bè bảo rằng bạn cần và muốn kiếm 1 công việc ổn định, nhiều tiền, lập gia đình, nuôi con, đóng góp cho cộng đồng… vì những desires này sẽ đem lại cho bạn hạnh phúc… Hay bạn coi TV, youtube, thấy quảng cáo ca sĩ người mẫu cười thật tươi khi dùng sản phẩm gì đó. Vô thức, bạn tưởng rằng bạn cũng sẽ đc cười thật tươi giống ca sĩ người mẫu khi bạn mua và dùng sản phẩm đó. 2 ví dụ trên là bạn đang đc lập trình để có những desires mà ai đó muốn bạn có. Có thể người đó thực sự muốn tốt cho bạn, có thể người đó chỉ muốn năng lượng (tiền, thời gian, attention…) của bạn.
Tiếp đến là authentic desires. Cơ thể đói thì bạn tự động biết là bạn nên đi ăn. Linh hồn đói gì thì bạn tự biết. Chả ai dạy cho ai đc về cái này, nhắc nhau thì may ra. Cái này thì bạn phải thực sự hiểu câu “bạn là 1 linh hồn đang ngự trong cơ thể” thì bạn tự biết bạn muốn làm gì thôi.
Cơ thể tuy cực kì tinh xảo phức tạp, nhưng cũng khá là “ngu”, dễ bị lừa. Cơ thể biết ăn ngọt, béo, đạm là tốt. Nhưng bạn có thể lừa nó bằng cách ăn đồ ăn thiếu dinh dưỡng, miễn là ngon (artificial sweeteners and MSG). Khi cơ thể thấy hình ảnh của 1 cô gái gợi tình, thì não tự động kích hoạt, máu chảy về cu. Cơ thể chẳng thể phân biệt đc hình ảo (porn trên màn hình máy tính) và hình thật (gái ngoài đời thật), cơ thể kiểu “i’m a simple piece of suit, i see naked woman, i get hard”. Thế nên là cơ thể cần hệ điều hành xịn để quản, aka the mind.
Cơ mà mind thì lại hay lăng xăng, flexible quá thì dễ bị lập trình, cuốn theo những programs gây hại. Mind cương quá, với hệ thống niềm tin, cảm xúc, ego… quá cố định thì ngăn cản sự phát triển của spirit, khó vào flow. Body thì đc quản bởi mind, và mind thì nên đc grounded bởi spirit.
Thiên hạ biết cái tốt thì đã có cái xấu rồi. Mind-body giống như cái đèn, và spirit là nguồn sáng. Spirit thì lúc nào cũng tỏa sáng, expressing itself. Cái đèn mind-body nhiều bụi quá thì ánh sáng của spirit vẫn chiếu, nhưng ta sẽ chỉ thấy ánh mờ đục của bụi. Mình tin là “nhân chi sơ tính bản thiện”. Tất cả những đức tính tốt như từ bi trí dũng… ai cũng có cả. Cơ mà vì quên mất nguồn sáng từ đâu, bỏ công tu sửa trang trí cái đèn mà lại ko biết đèn sáng hơn hay tối đi. Ai cũng muốn hiển lộ cái đẹp cái tốt, nhưng lại chỉ muốn thêm vào chứ ko muốn mất đi.
Mấy ngày trước đọc đoạn discipline is freedom trên page. Nghĩ lại thì mình méo có discipline, hay có thể định nghĩa discipline của mình khác. Discipline của mọi người nghe có vẻ như là “ép bản thân làm điều cần làm” hoặc “giới hạn bản thân để ko làm những điều ko nên làm”. Định nghĩa Discipline của mình thì kiểu “cho phép mọi chuyện xảy ra, theo ý tự nhiên”. 1 cái thì là mình huấn luyện bản thân để mình đc như ý muốn, 1 cái là mình let go bản thân để mình có thể làm theo authentic desires và logos. 1 cái là mình đang cố thêm vào bản thân mình thói quen hay đức tính tốt nào đó, 1 cái thì mình từ bỏ những phần của mình đang ngăn trở dòng chảy của spirit.
Bề ngoài có thể giống nhau, nhưng mindset hoàn toàn khác. Ví dụ, ai cũng biết đọc sách xịn, tập thể dục là tốt. Nếu thói quen chưa hình thành, thì ta cần 1 chút discipline để bắt đầu những hoạt động này khi ta ko muốn làm.
Mindset A, mình méo muốn làm, nhưng vì mình biết nó tốt, mình ép body-mind của mình làm, trong lúc làm thì mình chịu đựng, ráng làm cho xong. Mình bị giằng xé giữa những desires (trở nên tốt hơn, vs chill/relax hưởng thụ vs whatever…).
Mindset B, mình méo muốn làm, nhưng vì authentic desire thôi thúc, mình let go những desires và tính cách khác khiến mình méo muốn làm, rồi body-mind sẽ tự động đi làm theo ý của spirit. Ai có học tí sinh hóa hay thần kinh học thì dễ kiếm thấy researches về cách mindset ảnh hưởng tới hệ nội tiết, từ đó ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể. Cùng 1 hoàn cảnh, 1 hành động, mindset khác thì kết quả khác.
Giống như trồng cây. mình ko thể ép cây thông ra hoa như cây lan, mà cũng ko thể bắt cây lan cứng và lớn như cây thông. Mình ko thể ép mind-body-spirit của mình trở thành thứ ko phải là mình. Là nông dân tốt thì mình nên biết cây mình đang trồng cần gì và nên tránh gì, và tạo điều kiện môi trường để nó lớn theo tiềm năng của nó. Phần nào của cái cây cũng quan trọng, nhưng mà tùy theo tính chất mà ta có ưu tiên khác cho mỗi phần. Lá thì có nhiều, mỗi năm lại thay, gốc rễ thì chỉ có 1. Khi cần thiết thì mình sẽ ko ngại cắt lá để giữ rễ. Tương tự như thế, body-mind is temporary, spirit is forever. Khi cần thiết thì mình ko nên ngần ngại từ bỏ egoic desires hay programmed desires để thỏa mãn authentic desires. Khi bạn nhìn rõ bạn đang có desires gì, và priority list của bạn rõ ràng, thì bạn ko cần phải đấu tranh giữa desire này với desire nọ, ko có sự ép buộc hay giới hạn.
Chốt, tự nhiên nhớ tới phim The Curious Case of Benjamin Button,
https://www.youtube.com/watch?v=RQUdyJAJoAU có đoạn cuối này quá đúng ý. “For what it’s worth: it’s never too late or, in my case, too early to be whoever you want to be. There’s no time limit, stop whenever you want. You can change or stay the same, there are no rules to this thing. We can make the best or the worst of it. I hope you make the best of it. And I hope you see things that startle you. I hope you feel things you never felt before. I hope you meet people with a different point of view. I hope you live a life you’re proud of. If you find that you’re not, I hope you have the courage to start all over again.”
Lắng nghe body-mind là điều cần thiết, cơ mà lắng nghe spirit thì quan trọng hơn. Trong 1 khoảnh khắc, hãy thử quên đi bạn là 1 con người đang sống trên trái đất ở thế kỷ 21. Quên đi bộ trang phục và vai diễn, hay thứ mà bạn hay mọi người muốn bạn trở thành, lắng nghe dòng chảy từ spirit. “Some people were born to sit by a river. Some get struck by lightning. Some have an ear for music. Some are artists. Some swim. Some know buttons. Some know Shakespeare. Some are mothers. And some people – dance.”
Art from One piece