Trước khi bước vào các khóa học Tâm lý có mức độ gây chấn thương nhận thức như Tâm lý học săn mồi, Tâm lý học quyền mưu hay Tâm lý học năng lượng, tôi đều nhấn mạnh rằng, cái giá của HIỂU BIẾT bao giờ cũng là ĐAU KHỔ
Tôi nhớ khi tôi mới bắt đầu bước vào tâm lý học giao tiếp, mọi thứ thật tuyệt vời. Gần như bạn có thể thấy ngay mọi lợi ích của tâm lý học giao tiếp, thích thú với con người khéo léo mới, hưởng thụ việc người ta dành cho bạn một địa vị trong lòng họ nhờ bạn biết cách giao tiếp. Tâm lý học giao tiếp có hai siêu kĩ năng chính:
• Một là kỹ năng LẮNG NGHE. Biết cách gật gù, tán thưởng, lặp lại từ khóa, thay đổi cử chỉ tương xứng với nội dung cảm xúc của câu chuyện được kể, cuối cùng là đạt đến đồng hóa cảm xúc với người kể. Sau khi làm chủ kỹ năng này bạn là tâm-giao của bất kỳ ai. Vậy là gia tăng vòng khách hàng nóng, và tăng doanh thu cũng như quan hệ?
Nhưng kết cuộc lại sẽ là bạn trở thành cái thùng rác cho bất kì ai trút vào, ngày càng cô độc, bị bỏ quên, mọi người mặc định bạn ổn, nếu bạn không ổn thì sẽ ổn, ai cũng dễ dàng dạy đời và phán xét bạn
• Hai là kỹ năng THUYẾT PHỤC. Bạn biết cách phân tích đối thoại và động cơ của người khác, sử dụng logic cấp cao hơn người nói chuyện, phản biện và phân tách được các nội dung của người khác, chi phối nhận thức của người khác và áp đặt tư duy của mình lên họ. Vậy là chốt đơn lớn, ngồi bàn đàm phán, thể hiện bản thân tốt, cuộc đời thăng hoa?
Nhưng kết cuộc là những người bị bạn lấn át âm thầm tổn thương, và dù họ có phục bạn hay không, họ vẫn sẽ phản bội bạn, chờ mong bạn vấp ngã, hoặc dựa dẫm vào bạn và kệ mặc bạn nỗ lực
Vấn đề là không nhiều người bắt đầu với tâm lý học giao tiếp biết điều này. Tôi đã trả giá cho kỹ năng lắng nghe gần 7 năm sau khi ra trường, sau đó là kỹ năng thuyết phục. Mỗi nỗi đau mệt mà nó mang tới còn thực tại hơn cả lợi ích. Và sau rốt thì với bậc thầy giao tiếp, phải nhớ rằng: AI CŨNG THẤY BẠN, có nghĩa là HỌ KHÔNG THẤY GÌ
Cứ cười cầu tình đi, cứ phô ngực mông chân tay ra, phô cơ bắp nụ cười trắng tinh, ăn nói điệu đà khôn ngoan hiểu biết, người đời thích thú cái vỏ, họ càng không muốn thấy cái lõi
Mà bạn có sẵn sàng đau nhiều hơn để hiểu nhiều hơn không?
Không đúng không?
Hơn nữa hiểu được người ta rồi, rất khó sống. Ban đầu bạn biết tâm lý học, thật vui lắm, hiểu người ta dễ, phân tích cho người ta sướng miệng, dự đoán đúng hành vi của người ta càng hay, thậm chí đoán được tâm lý ẩn giấu của người ta không khó
Nhưng sau đó mới là miên trường tăm tối. Dần dần bạn nhận ra những cái vui vẻ tốt đẹp của con người là thoáng qua, nhất thời. Cái nổi cộm trong con người ta hóa ra lại là tiêu cực, hoài nghi. Dần dần theo năm tháng và trưởng thành, bạn nhận ra con người ta ngoài mặt cười với mình, trong lòng không phải vậy
Thậm chí bạn nhận ra rằng lúc họ cười với mình, hóa ra trong lòng lại coi thường. Họ tốt với mình vài tháng, sau đó lại lạnh lùng trở mặt, cái họ toan tính mạnh hơn lòng tốt, lợi ích thiết thân của họ mới là thật với họ, rồi thì cả người chung thủy và đạo đức cũng điên cuồng và thái quá theo một lối khó sống
Nhiều thứ bùa mê xã hội dạy rằng hãy nhìn vào phần tốt và sống với phần tốt của con người thôi, đừng nhìn cái tiêu cực. Điều đó thuần túy là nhầm lẫn và ngu xuẩn. PHẢI HIỂU cái XẤU mới có thể THÚC ĐẨY cái TỐT. Bồ Tát Quán Âm phải nghe được lầm than của chúng sinh, mới độ được chúng sinh
Và hãy nhớ kĩ, ngay cả ĐỨC THÍCH CA cũng từng không muốn phải dự phần vào thế tục này mà độ nhân. Và càng nhớ, chính Ngài cũng từng chán chường tăng hội đến mức bỏ vào rừng
Vì Thúc đẩy CÁI TỐT chưa bao giờ đồng nhất với việc sống với CÁI TỐT đó. Một cốc nước đục có cái ĐỤC và có phần NƯỚC, trừ phi bạn là siêu nhân vượt thoát vũ trụ, còn thì uống cốc nước đục vào chính là uống bẩn bụi vào
Đây là cõi tục đấy, cõi phàm đấy, không phải cõi mơ đâu! Nếu thế sống với con người lúc nào cũng lẩn quẩn tham lam dục vọng ái tình lợi ích danh vọng đau khổ điên loạn lảm nhảm thì thế nào đây? Và sẽ thế nào nếu 60-90% các quan hệ quanh bạn là thế? Lợi dụng nó, bỏ qua nó hay đối mặt với nó, bạn đều bị nó bám, dính, nuốt, đánh vỡ. Sống với nó mà dễ, thì nói chuyện thoát-tục để làm gì?
Vì thế mới có Vi Diệu Pháp, nỗ lực lớn nhất của nhân loại để thăm dò, nắm bắt, kiểm soát cái BẤT THIỆN, cái ác, cái xấu trong mình và của người khác. Để từ đó ước chế, loại bỏ, thanh trừ bụi bẩn của đời, đưa mình đến Đạo, đưa người đến BẾN, giúp mình trước, giúp được người sau
Mà dưới cái nhìn vào vi tế bụi trần nhất của con người, Vi Diệu Pháp phóng chiếu thần thức của con người vào cõi lớn lao nhất, nhìn ra toàn cảnh vũ trụ, sức mạnh của Niết Bàn và sự áp chế của quy luật nhận thức lên thực tại
Chưa từng có một TÂM LÝ HỌC toàn diện, khổng lồ và chính xác, chi li tinh tế và vĩ đại đến thế
Hãy nhớ, đây là nền tảng khai sinh logic học và tâm lý học Phật giáo Đại Thừa, là cội nguồn sức mạnh thế tục của Phật giáo về sau đối với Tâm hồn cá nhân lẫn TÂM LÝ ĐÁM ĐÔNG
Vậy tại sao bạn chưa hỏi tôi, để cùng gặp nhau trong lớp Vi Diệu PHáp, để cùng chứng kiến điều vi diệu và cũng vĩ diệu hiếm hoi giữa đời đục bụi cô độc mệt mỏi này?
Hả, bạn lòng?