“Và từ “can đảm” nên được dành để mô tả người đàn ông hoặc phụ nữ rời khỏi điện thờ ấu trĩ của tâm trí đám đông.” (Sam Keen, Fire in the Belly)
Trong thâm tâm, nhiều người bất đồng với các ý thức hệ, chương trình nghị sự chính trị và chỉ thị của chính phủ ngày nay, thế nhưng ta lại tuân thủ ở nơi công cộng. Ta làm những gì được bảo, nói những gì đúng đắn về mặt chính trị, và biện minh sự đức giả bằng cách nói với bản thân là mình bất lực trong việc thay đổi xã hội, và do đó ta cũng nên hòa vào đám đông. Ở Video này, ta sẽ giải thích lý do tại sao công khai tuân thủ tới điều cá nhân ta bất đồng lại biến mình đồng lõa với chuyên chế, và tại sao mỗi người đều có nhiều sức mạnh để ảnh hưởng xã hội hơn là những gì ta vẫn tưởng.
Vào những năm 1950, nhà tâm lý học xã hội Solomon Asch tiến hành thí nghiệm minh chứng mức độ mà các cá nhân sẽ từ chối điều họ nghĩ là đúng để tuân theo số đông. Ở thí nghiệm này, Asch cho đối tượng thử nghiệm 2 tấm thẻ. Tấm thẻ thứ nhất là 1 đường thẳng, và tấm thẻ thứ hai là 3 đường thẳng A, B, và C, chỉ mỗi đường thẳng C là có cùng độ dài với đường thẳng ở tấm thẻ thứ nhất. Asch hướng dẫn đối tượng thử nghiệm nói rõ đường thẳng nào ở tấm thẻ thứ hai có cùng độ dài với đường thẳng ở tấm thẻ thứ nhất. Tuy nhiên, trước khi đối tượng thử nghiệm đưa ra câu trả lời, họ chứng kiến 7 người đồng mưu – hoặc cá nhân ở trong thí nghiệm – tuyên bố rằng đường thẳng B có cùng độ dài với đường thẳng ở tấm thẻ thứ nhất. Thay vì nói ra sự thật hiển nhiên, các đối tượng thử nghiệm đưa ra câu trả lời sai tương tự với y như nhóm 37% thời gian, và trong số 123 đối tượng thử nghiệm tham gia thí nghiệm này, 2/3 đã đồng tình với nhóm ít nhất một lần. Thí nghiệm của Asch xác nhận điều các triết gia lặp lại trong hàng ngàn năm: với hầu hết con người, tuân thủ điều người khác nói và làm – bất kể nó sai lầm hoặc vô lý về mặt khách quan ra sao – được ưu tiên hơn việc thích ứng với hiện thực và khám phá chân lý. Khi suy ngẫm về thí nghiệm của Asch, nhà tâm lý học Todd Rose giải thích:
“…ta quan tâm việc ở trong con số phần đông kể cả khi ta không nhất thiết quan tâm về nhóm và ngay cả khi quan điểm của nhóm chỉ đơn thuần là ảo tưởng. Hành động theo bản năng, ở các tình huống xã hội, bộ não ta thực sự không bận tâm tới chuyện phân định giữa vẻ ngoài và hiện thực…Kể cả khi không có áp lực hoặc động cơ có chủ ý, ta thích đi theo những gì mình nghĩ là nhất trí bởi, khá đơn giản thôi, ta được lập trình về mặt sinh học để làm vậy.” (Todd Rose, Collective Illusions)
Khuynh hướng đi theo những gì mình nghĩ là nhất trí khiến ta dễ bị tuyên truyền và thao túng. Bởi 1 trong những cách chủ yếu mà chính phủ, tập đoàn và tổ chức toàn cầu ảnh hưởng quan điểm công chúng và định hình hành vi đại chúng đó là tạo ra ảo tưởng về sự nhất trí. Họ khai thác sức mạnh của truyền thông đại chúng và mạng xã hội vì mục đích đặc biệt là biến nó trông có vẻ như thể phần đông ủng hộ các chương trình nghị sự, hệ tư tưởng và chỉ thị nhất định. Các câu chuyện xuyên tạc, báo cáo thiên kiến, và người máy trên mạng xã hội (Social Bot) lôi cuốn cảm xúc, làm sai lệch “việc xác minh dữ kiện”, nói dối trắng trợn, các cuộc thăm dò ý kiến đáng ngờ, và người máy trên mạng xã hội là 1 số vũ khí được dùng ở hình thức chiến tranh tâm lý tinh vi này. Todd Rose dẫn đầu 1 tổ chức tìm hiểu quan niệm sai lầm mà mọi người nắm giữ về điều được nhất trí ở các vấn đề xã hội và chính trị, và như ông giải thích:
Note: Social bot ám chỉ chương trình tự động mô phỏng hành vi con người trên mạng xã hội, nó tham gia vào các cuộc thảo luận ở mạng xã hội và hành xử giống như người dùng, đăng các nội dung nhất định trên mạng xã hội mà thường là để ảnh hưởng tới quan điểm của người khác.
“Gọi tên bất kỳ thứ gì thực sự quan trọng với bạn, và tôi sẽ cá rằng bạn hết sức sai lầm về điều mà phần đông mọi người thực sự nghĩ ít nhất là 1 nửa số chúng. Và con số đó còn là rộng lượng đấy.” (Todd Rose, Collective Illusions)
Các ảo tưởng về sự nhất trí này khiến nhiều người kiểm duyệt quan điểm thực sự của mình, và tuân theo các chương trình nghị sự và ý thức hệ mang tính tàn phá xã hội. Todd Rose tham khảo 1 nghiên cứu tiến hành ở tháng 7 năm 2020 tiết lộ rằng gần 2/3 người Mỹ không thoải mái khi bày tỏ quan điểm chính trị ở nơi công cộng. Nhưng để làm vấn đề tệ hơn, khi người khác thấy ta tuân thủ ở nơi công cộng, họ cho rằng ta đồng tình với thứ mình tuân theo, và nó làm gia tăng khuynh hướng tuân thủ và mở cánh cửa cho sự hình thành ảo tưởng tập thể và lan tràn khắp xã hội. Hay như Todd Rose giải thích:
“Ảo tưởng tập thể là lời dối xã hội. Nó xảy ra ở tình huống mà phần đông cá nhân trong 1 nhóm ngầm từ chối 1 ý tưởng cụ thể, nhưng họ tuân theo nó vì họ giả định (1 cách sai lầm) rằng người khác chấp nhận nó. Điều này dẫn tới lời tiên tri tự ứng nghiệm, nguy hại. Bằng cách đưa ra các giả định mù quáng và sau cùng là sai lầm về quan điểm của người quanh ta và lo rằng ta đang ở trong thiểu số, ta sẽ có nhiều khả năng duy trì chính góc nhìn mà mình và người khác không nắm giữ. Tệ hơn nữa, vì chính cùng những người bất đồng với thực trạng là người bị bắt tuân theo nó, nên việc xóa bỏ ảo tưởng hoàn toàn là bất khả thi.” (Todd Rose, Collective Illusions)
Ảo tưởng tập thể đóng vai trò quan trọng trong sự trỗi dậy và củng cố tính chuyên chế. Để minh họa cách động thái này diễn ra, và có thể bị dừng lại như nào, ta có thể chuyển sang câu chuyện ngụ ngôn về người bán rau quả từ cuốn The Power of the Powerless của Vaclav Havel.
Ở Czechoslovakia Cộng Sản, có người bán trái cây và rau quả ở cửa hàng góc phố. Mỗi sáng ông treo tấm biển được chính phủ xác nhận trên cửa sổ với dòng chữ “Công Nhân của Thế Giới, Hãy Đoàn Kết!”. Người bán rau quả không tin vào thông điệp của nó – với ông thì nó chẳng khác gì lời tuyên truyền sáo rỗng. Sau nhiều thập kỷ đàn áp chính trị hà khắc, ông thấy rõ rằng mối quan tâm được cho là của chính phủ đối với công nhân trên thế giới là mặt trận ý thức hệ để che giấu cơn khát quyền lực của họ. Thế nhưng, ngay cả khi người bán rau quả biết rằng tấm biển đó là tuyên truyền, mỗi sáng ông vẫn treo tấm biển đó, bởi đó là điều mọi người khác làm. Tấm biển được chính phủ xác nhận treo trên cửa sổ mỗi cửa hàng; nó tạo nên 1 phần của cái Vaclav Havel gọi là “bức tranh toàn cảnh của cuộc sống hàng ngày” giúp tạo ra và duy trì ảo tưởng tập thể rằng phần đông ủng hộ chính phủ. Và chính ảo tưởng tập thể của sự nhất trí này đã bảo đảm sự tuân thủ hàng loạt nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác. Hay như Timothy Snyder giải thích ở phần giới thiệu cuốn The Power of the Powerless:
“Người bán rau quả treo tấm biển không phải vì ông nhận được mệnh lệnh, mà là vì ông thấy người khác làm tương tự vậy. Những người khác lần lượt noi gương ông. Chế độ này toàn trị không phải vì vài cá nhân có quyền lực tuyệt đối, mà là vì quyền lực được chia sẻ ở điều kiện hoàn toàn vô trách nhiệm.” (Timothy Snyder, Introduction to The Power of the Powerless)
Hay như Havel giải thích:
“…thiếu đi khẩu hiệu của người bán rau quả, khẩu hiệu công nhân văn phòng không thể tồn tại và ngược lại…bằng cách trưng bày khẩu hiệu, mỗi bên ép buộc người khác phải chấp nhận quy luật trò chơi và theo đó khẳng định sức mạnh đòi hỏi khẩu hiệu từ ban đầu. Khá đơn giản, mỗi bên giúp người khác trở nên vâng lời…Ở hệ thống toàn trị, bất kỳ ai theo hướng của riêng anh hay cô ta đều là nạn nhân và người ủng hộ hệ thống.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
1 ngày nọ, người bán rau quả quyết định rằng ông đã chán ngấy việc ủng hộ chính phủ độc tài, và do đó, ông ngừng treo biển hiệu trên cửa sổ. Hơn nữa, ông ngừng bỏ phiếu cho điều ông coi là cuộc bầu cử lố bịch, dừng nhai lại tuyên truyền của chính phủ, và bắt đầu công khai bày tỏ quan điểm thực sự của mình. Những hành động tưởng chừng như đơn giản này khởi xướng tác động gợn sóng đáng chú ý, bởi như Todd Rose viết:
“…ngạc nhiên thay, với tốc độ tuyệt vời, người bán rau quả bắt đầu có được sự ủng hộ vì lý do đơn giản là bất kỳ ai khác trong thành phố đều cảm thấy chính xác giống hệt ông. Mệt mỏi vì phải sống dưới sự đàn áp, thợ may, người làm bánh và nhân viên văn phòng đi theo sự dẫn dắt của ông. Khoảnh khắc người bán rau quả ngừng hợp tác, ông gửi tới tín hiệu cho những người khác rằng họ có thể làm tương tự.” (Todd Rose, Collective Illusions)
Câu chuyện của người bán rau quả là chuyện ngụ ngôn được nhân cách hóa; ông đại diện mọi cá nhân ở Czechoslovakia Cộng Sản với các hành động bất tuân đã giúp phá hủy ảo tưởng tập thể về sự ủng hộ đồng thuận mà toàn bộ dinh thự chuyên chế được xây dựng dựa trên. Sự phá hủy ảo tưởng tập thể này lên đỉnh điểm ở cuộc Cách Mạng Velvet, 1 trong các sự kiện lịch sử duy nhất của cuộc cách mạng hòa bình lật đổ chế độ áp bức. Cuộc cách mạng này xuất hiện như nào, và làm sao nó có được sự thay đổi chính trị sâu sắc như vậy chỉ trong 11 ngày đã làm vài sử gia bối rối. Tuy nhiên, điều thường bị ngó lơ đó là sự thực rằng hạt giống của cuộc cách mạng được gieo trồng vào những năm trước đó bởi các anh hùng thầm lặng của Czechoslovakia với hành vi mô phỏng theo câu chuyện ngụ ngôn của người bán rau quả. Hay như Vaclav Havel giải thích:
“Bằng cách phá vỡ quy luật trò chơi [chuyên chế], người bán rau củ làm gián đoạn trò chơi…Ông chỉ vạch trần nó là trò chơi…Ông nói rằng vị hoàng đế cởi chuồng. Và vì vị hoàng đế trên thực tế là cởi chuồng, 1 điều gì đó cực kỳ nguy hiểm xảy ra: bằng hành động của mình, người bán rau quả…cho phép tất cả nhìn kỹ đằng sau bức màn. Ông cho mọi người thấy rằng việc sống trong sự thật là khả thi.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Là 1 sinh vật cực kỳ xã hội, điều ta nói và làm ảnh hưởng người ta gặp, và ngay cả biểu hiện nhỏ của bất tuân và bất vâng lời cũng có sức mạnh lan tỏa bên ngoài và khởi đầu hiệu ứng cánh bướm thay đổi xã hội theo hướng chóng vánh. Đó là lý do vì sao Aleksandr Solzhenitsyn tuyên bố rằng chỉ 1 cá nhân nói ra sự thật đã có thể hạ bệ chuyên chế, hoặc như Henry Melvill quan sát:
“Cuộc đời ta được nối bởi hàng ngàn sợi chỉ vô hình, và dọc theo các sợi dây đồng tình này, hành động ta là nguyên do và quay trở lại ta như 1 kết quả.” (Henry Melvill)
Tuy nhiên, vài người đối diện các hậu quả kinh tế, xã hội hoặc thể chất vì quá thẳng thắn trong niềm tin của mình. Nếu hệ quả của việc sống trọn vẹn với sự thực quá nghiêm trọng, Rose đề xuất chiến thuật gieo hạt giống nghi ngờ vào tâm trí người khác, hay như ông giải thích:
“Ví dụ, bạn có thể nói điều như “Tôi vẫn chưa quyết định được” hoặc “Một mặt, tôi có thể thấy giá trị của x, nhưng mặt khác…” Bạn cũng có thể đề xuất các quan điểm khác bằng cách nói những thứ như “Tôi có người bạn…” hoặc “Tôi đã đọc ở đâu đó rằng…” Thực hiện điều này sẽ cho bạn sự phủ định hợp lý trong khi giữ lại cảm giác kiểm soát. Nó cũng cho bạn cửa sập thoát hiểm cho những người ngại lên tiếng. Thường thì nó chỉ cần 1 tia sáng mâu thuẫn hoặc quan điểm trái chiều. Một khi bạn mở được cánh cửa, những người khác mới có thể đủ can đảm để đi theo.” (Todd Rose, Collective Illusions)
Mặt khác, nếu ta sử dụng tính đức giả như 1 lối sống và hoàn toàn tuân theo các chương trình nghị sự chính trị, ý thức hệ và chỉ thị mình bất đồng, vậy thì ta sẽ không chỉ là nạn nhân của sự chuyên chế dần dần bóp nghẹt xã hội, mà còn là kẻ ủng hộ tích cực. Đề cập tới lời dối được chính phủ xác nhận mà hầu hết công dân ở Czechoslovakia tuân theo, Vaclav Havel viết:
“Các cá nhân không cần phải tin vào mọi sự bí ẩn này, nhưng họ phải hành xử như thể mình đã tin vậy, hoặc ít nhất họ phải chịu đựng nó trong im lặng, hoặc hòa hợp với người làm việc cùng mình. Tuy nhiên, vì lý do này, họ phải sống bên trong lời dối. Họ không cần chấp nhận lời dối. Họ chấp nhận cuộc đời với nó và bên trong nó là đủ. Vì chính sự thật này, các cá nhân khẳng định hệ thống, hoàn thiện hệ thống, tạo ra hệ thống, chính là hệ thống.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)