Đây là một post mang tính hiển nhiên – common sense, tôi ghi ra để hệ thống lại suy nghĩ của tôi thôi.
Tổng quan (very sơ sài) về thị trường lao động.
Ngày xưa thì market chia thị trường lao động thành hai loại chính là lao động đầu óc và lao động tay chân – tiếng anh nó dùng blue collar cho tay chân và white collar cho đầu óc.
Job tay chân thì, hiển nhiên là xài tay chân. Job đầu óc thì (thường là) không sử dụng sức lao động tay chân nhiều, tuy nhiên người làm nhóm white collar cũng chưa chắc xài đầu óc để làm việc.
Ngày xưa thì thường mặc định là blue collar thì thu nhập thấp và cực nhọc khổ đau còn white collar là thu nhập khá ngồi máy lạnh và phong lưu. Ngồi ngẫm nghĩ thì đường lối tư duy này rất hạn hẹp, tù túng, hay nói trắng ra là có nhiều lỗi. Mà mấy cái lỗi chọn nghề nghiệp thì nên hạn chế mắc phải vì tốn thời gian, công sức, đặc biệt là thời gian. Thời gian có thể là kẻ thù rất lớn nếu bạn chọn sai, sống sai. Hãy cứ nghĩ 3x tuổi mà bị cho sa thải vì ngành nghề của bạn không còn hữu dụng nữa thì nó là một cái gì đó rất vl. Fact, tới 30 mà feng không có nền tảng giáo dụng, nền tảng tu thân (để giữ não nhạy bén – tỉnh táo) thì việc học một skill ra tiền tiền mới là cực kỳ khó khăn.
Quay lại blue and white collar. Thực ra thì thời xưa phân biệt thế cũng có lý của nó, cơ mà phân tích sự chuyển dịch cấu trúc thì dông dài, thôi để đó rảnh mốt chém. Nhưng đại khái thì hồi xưa khoảng cách giữa được đi học và không được đi học là khá xa
Cơ mà tới thời này thì tôi thấy nên phân biệt nghề nghiệp theo hai hướng khái niệm chính là:
Nghề đòi hỏi kỹ năng thấp và nghề đòi hỏi kỹ năng cao. Low skill job and high skill job.
Nghề đòi hỏi kỹ năng thấp thì cũng có thể là tay chân hoặc không dùng tay chân (mấy cái task đơn giản, tạm không nêu tên vì tế nhị)
Nghề đòi hỏi kỹ năng cao thì …cũng có thể là dùng tay chân Nhưng tựu chung thì việc phân cấp giữa nghề kỹ năng thấp và nghề kỹ năng cao thì lại quay về việc dùng não. Nghề kỹ năng thấp thì dùng não ít. Kỹ năng cao thì dùng não nhiều. Cũng làm ngành đồ ăn nhưng trình độ – kỹ năng – kinh nghiệm của phụ bếp và master chef là trời vực. Trình độ thợ làm sushi trong mall và chủ nhà hàng omakase cũng sẽ khác nhau.
Cũng là bán xôi nhưng bán rong nhỏ lẻ sẽ khác tầm mở nhà hàng xôi. Hay cũng là thợ mộc nhưng thợ phụ và nghệ nhân cũng có sự khác biệt đáng kể. Và nghệ nhân cao cấp nó còn ở cái tầm nữa. Hay cũng làm văn phòng nhưng sự khác biệt giữa người làm mấy task đơn giản như nhập liệu và chuyên viên hay quản lý lãnh đạo sẽ là cực kỳ lớn.
Bonus thêm vài fact, tip về nghề nghiệp. Muốn có thu nhập khá và job ổn định thì (hiển nhiên vkl) là phải làm mấy job kỹ năng cao. Vì lý do sau (cũng common sense), skill khó thì ít người đạt được. Ít người đạt thì ít cạnh tranh. Ít cạnh tranh thì khó bị thay thế hơn và phần thưởng cũng cao hơn. Muốn có high class skill thì đam mê chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Quan trọng là độ liều, độ lỳ và sức khỏe để chịu nổi nhiệt. Liều để dám đi đánh boss khó. Lỳ để không bỏ cuộc giữa chừng. Sức khỏe là để có sức chịu đựng + hồi phục vì bi boss đánh về thành.
Cá nhân tôi thấy dân có skill xịn thì thường là người thông minh bẩm sinh + cày ngày cày đêm đắm chìm với skill họ muốn đạt. Thông minh mà lười thì không cày thì dễ thành dở người hãm loz. Không thông minh mà cày thì cũng có, cơ mà nỗ lực x2 x3 nhóm thông minh.
Fact là thường thì làm sâu một cái gì mà nắm được cái lõi với vô flow được với cái đó thì đam mê sẽ tự sinh. Với cá nhân tôi thì đam mê là hệ quả của nỗ lực chứ không phải nguyên nhân tạo ra nỗ lực.
Vì siêng – vô flow – mê (1) / chứ không phải / vì mê – vô flow – nên siêng (2). Cái path 2 thì thường chỉ áp dụng với việc ăn chơi hưởng thụ thôi. Cái đó thì dễ òm, ai cũng làm được. Cái 1 thì khó hơn nhiều.
Tóm lại thì muốn đạt được cái gì thì cũng phải có sức khỏe và đầu óc. Mà muốn có hai cái đó thì giờ lo lấy sách ra đọc rồi clear hết task để chuẩn bị đi ngủ đê.
Post xúi đi ngủ sớm. Lêu lêu vì đã bị dụ đọc tới đây. Hehe. Tôi đọc sách đây.
Ảnh là tôi ko có skill xịn do ngày nhỏ lười biếng học hành luyện tập nên phải chấp nhận làm low skill job và để cho cuộc đời xoay vầ mà vẫn phải chấp nhận không được kêu ca.