Ở bài giảng này, chúng tôi sẽ thảo luận về đạo đức học của Epicurus, triết gia cổ đại sinh ra vào năm 341 Trước Công Nguyên và là người sáng lập trường phái triết học có ảnh hưởng gọi là Epicureanism (chủ nghĩa Epicurus)
Trước khi đào sâu vào đạo đức học của Epicurus, sẽ hữu ích khi làm rõ chính xác đạo đức học là gì và câu hỏi nó cố trả lời. Đạo đức học là 1 nhánh triết học với chủ đề chính là tìm hiểu giá trị đạo đức và đánh giá chủ quan, đánh giá về điều gì là thiện hoặc ác hoặc đánh giá về điều gì nên làm hoặc không nên làm về mặt đạo đức. Vì ta cố gắng phấn đấu 1 cách tự nhiên cho điều tốt và tránh khỏi điều xấu, cho nên đạo đức học liên quan tới câu hỏi 1 người nên hành xử hoặc nên sống cuộc đời như nào.
Do đó, đạo đức học được cho là liên quan tới các tuyên bố chuẩn tắc, đó là các tuyên bố về cách mọi thứ nên là, đối nghịch với tuyên bố về cách mọi thứ vốn là, được gọi là tuyên bố hiện sinh hoặc thực tế. 2 câu hỏi chủ chốt mà đạo đức học đối mặt và bản thân Epicurus đặc biệt quan tâm đó là điều gì là tốt nhất ở đời và liên quan thay, 1 người nên hành xử như nào để đạt được điều tốt này và theo đó sống cuộc đời tốt nhất có thể?
Xuyên suốt lịch sử, có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi điều gì là tốt nhất cho con người, nhưng có 3 câu hỏi đặc biệt nổi bật. Vài triết gia đã trả lời rằng phẩm hạnh là điều tốt nhất, 1 số nói rằng đó là hạnh phúc, và 1 số cho rằng khoái lạc là điều tốt nhất mà ta phải phấn đấu để có được. Epicurus có lẽ là người đề xuất câu trả lời thứ 3 nổi tiếng nhất. Trong bài giảng này, chúng tôi sẽ thảo luận ý tưởng về khoái lạc và suy nghĩ của ông về điều ta phải làm để sống cuộc đời vui thích nhất có thể.
Cái nhìn cho rằng niềm vui là điều tốt nhất trong tất thảy cái tốt được gọi là chủ nghĩa khoái lạc, trong khi có nhiều triết gia quy cho quan điểm này, như Richard Taylor chỉ ra trong cuốn Good and Evil, chủ nghĩa khoái lạc có vẻ là quan điểm mặc định mà hầu hết những người không phải triết gia quy cho:
“Trong số tất cả những điều từng được đề xuất là tốt nhất và độc nhất, có lẽ chẳng điều nào thu hút được nhiều môn đồ như khoái lạc. Dường như cảm giác khoái lạc luôn luôn tốt, và đối nghịch của nó, cảm giác đau đớn luôn luôn xấu. 1 người không cần phải là triết gia để đi đến quan điểm này, và có lẽ vì lý do này mà triết học hàng ngày của rất nhiều người là triết học của chủ nghĩa khoái lạc.”
Khi hầu hết mọi người nghĩ về chủ nghĩa khoái lạc, họ nghĩ về hình thái chủ nghĩa khoái lạc do trường phái Cyrenaic của Hy Lạp cổ đại quy cho. Người theo trường phái Cyrenaic gần như cùng thời với Epicurus vào thế kỷ 4 Trước Công Nguyên này nghĩ rằng cuộc đời tốt nhất là cuộc đời lấp đầy khoái lạc nhất. Họ đồng nhất khoái lạc thể xác, cụ thể là khoái lạc ta nhận được từ thức ăn, rượu vang và thỏa mãn tình dục là thứ mãnh liệt nhất trong mọi khoái lạc và nghĩ rằng ta nên thử tối đa hóa những khoái lạc này tới mức độ cao nhất có thể trong mỗi khoảnh khắc.
Chủ nghĩa khoái lạc của Epicurus khác xa so với của trường phái Cyrenaic, ông sẵn sàng đồng tình rằng khoái lạc mãnh liệt nhất thực sự là khoái lạc thể xác. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng quá đắm chìm vào khoái lạc như vậy không cần thiết cho việc đạt được cuộc đời tốt đẹp và trên thực tế, ngăn cản 1 người đạt được cuộc đời tốt đẹp. Ông lý luận rằng khoái lạc thể xác không chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, kết thúc gần như ngay khi bắt đầu, nhưng quan trọng hơn hết, nó thường theo sau bởi cơn đau dữ dội. Ví dụ, khoái lạc của say rượu có thể tuyệt vời trong khoảnh khắc, nhưng cơn đau do dư âm say rượu khủng khiếp sẽ bù lại khoái lạc đó bằng 1 cơn đau mãnh liệt kéo dài hơn vào ngày hôm sau.
Do đó, để sống cuộc đời tốt đẹp, Epicurus tin rằng việc tránh né nỗi đau là điều cần thiết, không phải sự đắm chìm và khoái lạc. Và để tránh né nỗi đau, ta phải trau dồi kỷ luật và luôn từ chối cơ hội tham gia vào khoái lạc thể xác và nhục dục. Nghịch lý thay, ông nghĩ rằng cuộc đời khoái lạc nhất thực chất là cuộc đời ta tránh chạy theo những thú vui hoàn toàn, như Epicurus viết:
“Do đó, khi ta nói rằng khoái cảm là điều tốt nhất, ta không nói về khoái cảm của những người trụy lạc, hoặc những khoái lạc nằm trong sự hưởng thụ nhục dục, như 1 số người ngu dốt nghĩ…nhưng chúng tôi muốn nói đến sự tự do khỏi đau đớn của cơ thể và khỏi rối lẫn của tâm hồn.”
Mọi thứ vẫn ổn cho đến bây giờ, Epicurus đã trả lời câu hỏi đạo đức đầu tiên mà chúng ta xác định ở phần đầu bài giảng bằng cách lý luận rằng khoái lạc là điều tốt nhất ở đời, nhưng khoái lạc ta phải tìm kiếm không phải là sự tận hưởng nhục dục, mà thay vào đó là tự do khỏi nỗi đau, lo lắng, sợ hãi và rối lẫn. Nhưng còn câu hỏi thứ 2 ta bàn luận trước đó thì sao? Ta phải làm gì để sống cuộc đời tốt đẹp nhất có thể?
Epicurus nghĩ rằng 1 trong những trở ngại chủ yếu ngăn cản hầu hết cá nhân hành động theo hướng cho phép họ đạt được cuộc đời tốt đẹp đó là họ không biết gì về bản chất ham muốn của mình. Như ông giải thích, mọi ham muốn có thể được xếp vào 1 trong 3 loại.
Đầu tiên, có những ham muốn tự nhiên và cấp thiết, nó là ham muốn ta có chung với động vật và bao gồm ham muốn đồ ăn, nước uống và chỗ ở. Những ham muốn này được coi là tự nhiên ở chỗ nó không phải sản phẩm của điều kiện hóa xã hội và nó cấp thiết ở chỗ ta phải thỏa mãn những ham muốn đó để sinh tồn. Thứ hai, có những ham muốn tự nhiên nhưng không cấp thiết, ham muốn nổi bật nhất trong loại này đó là ham muốn thỏa mãn tình dục, ham muốn này hoàn toàn tự nhiên và không thể loại bỏ. Tuy nhiên, 1 ham muốn như vậy có thể dẫn tới cuộc đời đau đớn nếu không kiểm soát, ta nên thỏa mãn ham muốn đó không nhiều hơn mức cần thiết để tránh đau đớn, nhưng không bao giờ thỏa mãn vì bản thân khoái lạc. Cuối cùng, có những ham muốn không tự nhiên và không cấp thiết. Đây là những ham muốn đáng trách nhất cho việc không thể sống cuộc đời tốt đẹp nhất của ta, nó bao gồm ham muốn quyền lực , danh tiếng, cực kỳ giàu có, chấp thuận xã hội và mọi ham muốn khác bị điều kiện hóa về mặt xã hội vào chúng ta. Những ham muốn này xiềng xích ta vào cuộc đời liên tục thất vọng bởi nó là ham muốn không thể thỏa mãn và do đó giữ ta trong trạng thái thèm muốn liên tục và đau đớn theo đó.
Để sống cuộc đời tốt đẹp, ta phải thỏa mãn ham muốn tự nhiên của mình, nhưng chỉ tới mức độ loại bỏ nỗi đau. Ta cũng phải loại bỏ mọi ham muốn phi tự nhiên. Epicurus dạy rằng cuộc đời tốt đẹp là cuộc đời đơn giản, Epicurus thực hành những gì mình khuyên răn. Ở Athens, ông thiết lập 1 khu triết học tôn nghiêm gọi là “The Garden”, nơi các cá nhân có thể thực hành kỷ luật bản thân, tham gia vào cuộc thảo luận triết học với bạn bè và tự cô lập khỏi đám đông trong trạng thái sầu khổ, thất vọng và điên cuồng liên tục.
Pierre Hadot trong cuốn What is ancient philosophy đã tóm tắt độc đáo phong cách sống kiểu Epicurus này:
“Trên hết, người theo chủ nghĩa Epicurus tin rằng thực hành kỷ luật ham muốn là điều cần thiết. Ta phải học cách hài lòng với những gì dễ đạt được và những gì thỏa mãn nhu cầu nền tảng của sinh vật, đồng thời từ bỏ những gì dư thừa. 1 công thức đơn giản, nhưng nó không thể không ám chỉ sự thay đổi triệt để trong cuộc đời mình. Nó có nghĩa là hài lòng với đồ ăn và quần áo đơn giản; đồng thời từ bỏ của cải, danh dự và vị trí xã hội; và sống ẩn dật.”