Aleksandr Solzhenitsyn, suy nghiệm về sự xuống dốc thành chế độ độc tài toàn trị vào giữa thế kỷ 20 của Liên Xô, và tất cả những thứ đáng ra nên thực hiện để ngăn chặn chúng, viết như sau:
“Nếu…nếu… Chúng ta ko yêu tự do vừa đủ. Và thậm chí hơn thế – chúng ta ko nhận thức được thực trạng… chúng ta vội vã quy phục. Quy phục bằng sự trụy lạc! … Ta chỉ đơn thuần là xứng đáng với kết cục xảy ra sau đó.” (Aleksandr Solzhenitsyn, The Gulag Archipelago)
Thế kỷ 20 cho thấy rõ rằng chủ nghĩa chuyên chế ko phải là lời giải cho bất kỳ vấn đề nào, mà là một căn bệnh xã hội thuộc hạng khủng khiếp nhất. Nhiều người đàn ông, phụ nữ vô tội bị giết bởi những chế độ chuyên chế của thế kỷ 20 hơn là thiên tai, đại dịch hay thậm chí là 2 cuộc chiến tranh thế giới. Do đó, nếu ta ko may sống trong một thế giới đầy rẫy bệnh tật của chủ nghĩa chuyên chế, ta có thể làm gì để thoát khỏi chúng? Trong Video này, dựa vào cái nhìn sâu sắc của những người nghiên cứu, và sống dưới chế độ độc tài toàn trị, ta sẽ tìm hiểu điều được gọi là lối thoát thẳng tiến khỏi ách kiểm soát của những bộ óc độc tài tàn bạo và méo mó.
Để hiểu hình thức trốn thoát này bao gồm những gì, ta sẽ đối chiếu nó với 2 con đường khác để thoát khỏi những gian khổ của cuộc đời thông qua nỗ lực thôn tính chủ nghĩa chuyên chế – lối thoát kiểu chậm tiến và lối thoát vật lý. Lối thoát kiểu chậm tiến, bao gồm việc làm đui mờ nhận thức về thực tại và tình thế hiểm nghèo bằng cách sử dụng ma túy và rượu cồn hay thẫn thờ trước màn hình hàng giờ ko hồi kết. Lối thoát kiểu chậm tiến có thể mang đến sự xoa dịu ngắn hạn cho cảm giác lo âu, trầm cảm và chán chường, nhưng một người càng dựa dẫm nhiều vào những hoạt động như này, sức khỏe tâm lý của họ lại càng xấu đi. Hơn nữa, lối thoát kiểu chậm tiến ko ngăn chặn sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế bởi nó khuyến khích tính dễ bảo, thụ động, và thờ ơ, những nét tính cách khiến con người dễ bị thao túng và điều khiển hơn, hay như Bác Sĩ Joost Meerlo viết trong cuốn sách của ông về chủ nghĩa chuyên chế:
“Sùng bái tánh thụ động và cái gọi là giải trí là một trong những biến triển nguy hiểm nhất của thời kỳ chúng ta. Về căn bản, nó đại trưng cho một khuôn mẫu ngụy tạo, mong ước ko phải gặp những nguy khốn và thử thách cuộc đời và ko bị trông thấy giả dối… Sự tĩnh lặng, thư giãn một mình với rượu cồn, đồ ngọt, [hay] màn hình TV… có thể xoa dịu tâm trí vào trạng thái thụ động dần dần khiến nó dễ bị tác động bởi hệ tư tưởng cám dỗ của một số kẻ thủ ác đáng sợ. Chối bỏ sự nguy hiểm của chủ nghĩa chuyên chế bằng tính thụ động, có thể dần dần khuất phục trước lời a dua của những kẻ ban đầu sợ hãi nó.” (Joost Meerloo, The Rape of the Mind)
Một cách thay thế cho lối thoát kiểu chậm tiến, đó là lối thoát vật lý, nghĩa là di chuyển tới một nơi mang đến nhiều tự do hơn. Hình thức trốn thoát này có nhiều lợi ích, bởi nếu ta chỉ có một cơ hội trên đời, tại sao ko sống ở nơi nào đó vắng bóng sự kiểm soát ngột ngạt của những chính trị gia và công chức đồi bại và thèm khát quyền lực? Nhưng có vấn đề với hình thức trốn thoát này. Đầu tiên, đối với nhiều người thì việc đóng gói và di chuyển tới vùng đất mới ko thiết thực chút nào. Hơn nữa, nếu ta sống vào thời điểm chủ nghĩa chuyên chế trỗi dậy như là một hiện tượng toàn cầu, thì tính thực tiễn của lối thoát vật lý ngày càng giảm dần. Hơn nữa, nếu chủ nghĩa chuyên chế được phép sinh sôi nảy nở ở nơi hiện giờ đang tự do, có thể nơi đó sẽ ko còn nguyên vẹn. Chạy trốn, giống như đi giật lùi, ko phải giải pháp lý tưởng cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa chuyên chế, thay vào đó giải pháp ở đây chính là lối thoát thẳng tiến tới một hiện thực mới mẻ và tốt hơn.
Lối thoát thẳng tiến bao hàm những gì? Để trả lời câu hỏi này, ta cần gạt bỏ nhận định rằng có thể đánh bại chủ nghĩa chuyên chế bằng cách phục tùng. Nhiều người quy phục trước mệnh lệnh của những kẻ trở thành độc tài bởi vì họ tin rằng đây là cách nhanh nhất để vớt vát lại một chút bầu không khí bình thường. Nhưng đây là cách hành động hèn nhát và ngu ngốc. Bởi sự phục tùng chỉ thúc đẩy chế độ độc tài, một quan điểm được nhấn mạnh bởi triết gia chính trị mang tên Hannah Arendt trong cuốn sách The Origins of Totalitarianism của cô:
“… khía cạnh khiếp sợ đặc trưng nhất của chủ nghĩa chuyên chế [đó là] nó buông tha khi tất cả phe đối lập chết hết và tên cai trị độc tài biết rằng hắn ko cần phải sợ hãi nữa… Stalin bắt đầu cuộc thanh trừng quy mô lớn ko phải vào năm 1928 khi ông thừa nhận rằng “Chúng ta có kẻ thù nội bộ”… mà là vào năm 1934 khi tất cả đối thủ trước đây đã “thú nhận lỗi lầm của mình,” và bản thân Stalin, vào Đại Hội Đảng lần thứ 17…tuyên bố rằng “…chẳng còn gì để minh chứng nữa và, có vẻ, ko còn ai tranh đấu.” (Hannah Arendt, The Origins of Totalitarianism)
Sự phục tùng là thức ăn béo bở của chủ nghĩa chuyên chế. Sự tuân thủ ko, và chưa bao giờ là con đường để quay lại trạng thái bình thường. Thay vào đó, trái lệnh và bất tuân của công dân là điều cần thiết để chống lại sự trỗi dậy của chế độ độc tài toàn trị. Nhưng ngoài sự phản kháng, một lối thoát thẳng tiến vào hiện thực vắng bóng bệnh tật của chủ nghĩa chuyên chế đòi hỏi xây dựng một xã hội song song. Một xã hội song song phục vụ 2 mục đích: nó mang đến một khu tự do biệt lập cho những ai bị khước từ bởi hệ thống chuyên chế, hay những ai từ chối tham gia chúng, và nó tạo tiền đề cho một xã hội mới sinh ra từ đống tro tàn mà chủ nghĩa chuyên chế tàn phá. Hay như Václav Havel, một người bất đồng chính kiến dưới ách cai trị cộng sản của Czechoslovakia, giải thích trong cuốn sách The Power of the Powerless của ông:
“Khi những người quyết định sống trong sự thật bị phủ nhận bất kỳ tác động trực tiếp nào lên cấu trúc xã hội hiện hành, ko nói đến cơ hội tham gia chúng, và khi những con người đó bắt đầu tạo ra điều tôi gọi là đời sống xã hội tự lập, cuộc sống tự lập này bắt đầu, tự nó dần có cấu trúc theo một cách nhất định.
…[những] cấu trúc song song này ko nảy sinh từ… tầm nhìn lý thuyết về sự thay đổi trong hệ thống (ko dính líu giáo phái chính trị nào), mà là từ mục tiêu cuộc đời và nhu cầu thực sự của những người chân chính.” (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Có vô vạn cách để đóng góp vào việc xây dựng một xã hội song song. Một người có thể tạo nên những công nghệ khuyến khích tự do hay các thể chế kinh tế vô trị nhằm thúc đẩy trao đổi tự nguyện hơn. Một người có thể vận hành doanh nghiệp chống lại việc thi hành các luật lệ hay chỉ thị vô lý, hoặc tạo ra phương tiện truyền thông hay tổ chức giáo dục chống lại lời nói dối và tuyên truyền của nhà nước. Hay một người có thể tạo ra âm nhạc, văn chương hay tác phẩm nghệ thuật chống lại sự ôi thiu của nền văn hóa chuyên chế. Xã hội song song là một cách thay thế tản quyền và tự nguyện so với xã hội tập quyền và kiềm soát gắt gao của chủ nghĩa chuyên chế và như Havel giải thích:
Trao đổi tự nguyện: là hành động của người mua và người bán tham gia vào thị trường giao dịch, theo những người đề xuất thuật ngữ này thì nó diễn ra một cách tự do và tự nguyện. Hơn nữa, khái niệm giả định rằng các giao dịch được thực hiện theo cách mà cả người mua và người bán đều tốt hơn sau khi trao đổi so với trước khi nó xảy ra.
“Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất mà “phong trào bất đồng chính kiến” tự đề ra đó là hỗ trợ và phát triển [cấu trúc xã hội song song]… Những nỗ lực tự tổ chức xã hội ban đầu này có gì khác so với nỗ lực của một phần xã hội nhất định nhằm… loại bỏ nó ra khỏi các khía cạnh tự duy trì của chủ nghĩa chuyên chế và, theo đó, tự giải thoát chính nó một cách triệt để ko dính líu tới hệ thống [chuyên chế]? (Václav Havel, The Power of the Powerless)
Và như ông giải thích sâu xa hơn:
“…sẽ khá sai lầm khi hiểu các cấu trúc song song và [xã hội] song song như một cách trốn tránh vào khu biệt lập (ghetto) và cách ly, chỉ nhắc đến phúc lợi của nó cho những ai đã quyết đi trên con đường như vậy… Giai đoạn cuối cùng của quá trình này chính là tình thế mà trong đó các cấu trúc chính quyền… dần khô héo và chết dần, bị thay thế bởi những cấu trúc mới phát triển ở “dưới đáy” và được ghép lại với nhau theo một cách về bản chất là khác biệt.” (Václav Havel, Living in Truth)
Tuy nhiên, xây dựng một xã hội song song ko chỉ là giải pháp dài hạn cho sự tàn phá của chủ nghĩa chuyên chế, mà còn đóng vai trò ngăn chặn sự trỗi dậy của nó. Bởi hành động xây dựng xã hội song song cho thấy rằng mọi người sẽ ko đồng tình và quy phục trước sự kiểm soát toàn diện của nhà nước và như Hannah Arendt đã chú giải, điều này giúp kiểm soát những kẻ độc tài toàn trị. Quá trình này cũng ngăn chặn sự chia nhỏ xã hội đi kèm với ách cai trị chuyên chế bằng cách khuyến khích mối liên kết cộng đồng tự nguyện giữa những người trân quý tự do. Và một phần thưởng đi kèm cho những ai tham dự quá trình này. Nó có thể đóng vai trò như là một phương tiện lành mạnh để thoát khỏi cảm giác lo âu, chán chường và trầm cảm ngày qua ngày đến từ việc sống trong một thế giới nghiêng ngả về hướng chủ nghĩa chuyên chế. Bởi nếu ta có 1 mục tiêu để giúp xây dựng xã hội song song, và nỗ lực tiến bước bằng cách kỷ luật và tập trung, ta đang mang đến cuộc đời nhiều ý nghĩa hơn và mở ra tiềm năng có được trạng thái trải nghiệm đỉnh cao mang tên Flow và Rausch.
Flow là trạng thái nhận thức tối ưu “theo đó sự tập trung toàn tâm toàn ý vào một hoạt động đến nỗi cảm giác về thời gian phai mờ, cùng với những trắc trở và lo lắng thường ngày của cuộc đời.” (Natasha Dow Schüll, Addiction by Design) Mặt khác, Rausch, là lời Nietzsche dùng để miêu tả trạng thái nhận thức tối ưu tương tự Flow:
“Điều cốt yếu của Rausch chính là cảm giác sức mạnh dâng cao và đủ đầy.” (Nietzsche, Twilight of the Idols)
Rausch là một sản phẩm phụ xuất hiện khi cố gắng tập trung mang đến sự thay đổi tới thế giới thực và khi ở trong Rausch, cũng như trong Flow, chúng ta hoạt động hết công suất, hay như John Richardson giải thích trong cuốn Nietzsche’s New Darwinism:
“Ở trong Rausch, sinh vật cảm thấy tiềm năng của nó đạt đỉnh, và thích thú với sức mạnh dâng cao này. Những tiềm năng này là động lực để làm việc trên thế giới, và trong Rausch, con người cảm thấy bản thân “tràn ngập” nó, gắng sức thay đổi mọi thứ để xứng đáng với chính mình.” (John Richardson, Nietzsche’s New Darwinism)
Cả Flow lẫn Rausch là cách lành mạnh để thoát khỏi đau khổ thường ngày khi sống trong một xã hội bệnh tật và suy đồi. Ko như trải nghiệm tê dại của lối thoát kiểu chậm tiến làm tâm trí và cơ thể ta yếu nhược, Flow và Rausch củng cố và nâng cao nội lực của mình. Càng nhiều người trải nghiệm Flow và Rausch, càng khó để những kẻ nắm quyền lôi kéo quần chúng vào xiềng xích quy phục chủ nghĩa chuyên chế và như Aleksandr Solzhenitsyn đã cảnh báo:
“Ko vũ khí nào, bất kể mạnh tới đâu, có thể giúp phương Tây cho đến khi nó khắc phục được tổn thất về sức mạnh ý chí.” (Aleksandr Solzhenitsyn, A World Split Apart)
Cố gắng thẳng tiến trốn thoát bằng cách đóng góp vào việc tạo ra một xã hội song song và trong quá trình đó sở hữu trạng thái Flow và Rausch sẽ có những rủi ro, và ko đảm bảo thành công, nhưng nó là một lựa chọn tốt hơn nhiều so với việc chỉ ngồi thụ động hy vọng vạn sự sẽ tốt hơn:
“Trên thực tế, hy vọng là điều tệ hại nhất trong mọi tai họa bởi nó kéo dài nỗi dày vò của con người.” (Nietzsche, Human all too Human)
Thay vì chỉ hy vọng, càng nhiều người hành động gan dạ càng tốt là điều cấp bách để ngăn chặn chế độ độc tài toàn trị trỗi dậy. Và nhiều người hành động bất chấp những kẻ được coi là độc tài càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao. Bởi sai lầm lặp đi lặp lại ở các quốc gia có chủ nghĩa chuyên chế thế kỷ 20 là do mọi người ko hành động đủ sớm. Milton Mayer, trong cuốn sách They Thought They Were Free của ông, phỏng vấn một cá nhân sống qua ách cai trị của Hitler và những lời nói của ông nên được xem là lời cảnh tỉnh cho những ai sống trong thế giới có nguy cơ bị nuốt chửng bởi bộ máy tàn phá sự sống của chế độ độc tài toàn trị:
“Bạn chờ đợi một sự kiện đặc biệt gây sốc, nghĩ rằng những người khác, khi một cú sốc như vậy xuất hiện, sẽ bằng cách nào đó cùng bạn chống lại chúng… Nhưng một sự kiện gây sốc, khi đó có hàng chục hay hàng trăm hay hàng ngàn người tham gia cùng bạn, sẽ chẳng bao giờ xuất hiện… Nếu hành động cuối cùng và tồi tệ nhất của cả chế độ xảy ra ngay lập tức sau con số đầu tiên và nhỏ nhất là hàng nghìn, vâng, hàng triệu người sẽ sửng sốt vừa đủ… Nhưng tất nhiên đó ko phải cách nó xảy ra. Ở giữa là hàng trăm bước nhỏ, một số ko thể cảm thấy, từng bước một chuẩn bị tư tưởng để bạn ko bị sốc trước lần tiếp tới… Và một ngày, đã quá trễ, nguyên tắc của bạn, nếu bạn từng cảm nhận được chúng, tất cả đều lao vào tấn công bạn… và bạn nhận ra rằng mọi thứ – mọi thứ – đã thay đổi… Bạn bây giờ sống trong một thế giới hận thù và sợ hãi, và những người thù hận và sợ hãi thậm chí ko biết điều đó; khi mọi người đều bị biến chất, sẽ ko còn ai bị biến chất nữa…” (Milton Mayer, They Thought They Were Free)
Diễn giải đoạn cuối chút: Ý nó muốn nói là sẽ ko có ai bị biến chất nếu tất cả đều biến chất, cũng giống như nếu đã chết thì ko sợ chết nữa.