Xã hội có quyền điểu khiển và áp đặt giới hạn lên suy nghĩ, niềm tin, và hành động của mỗi cá nhân ở mức độ nào?
Triết gia thế kỷ 19 mang tên John Stuart Mill nghĩ rằng câu hỏi này mang tầm quan trọng to lớn. Trong tác phẩm trứ danh On Liberty, được viết hơn một thế kỷ trước, Mill tiên đoán rằng một câu hỏi như vậy “có khả năng biến bản thân nó được nhìn nhận như là câu hỏi quan trọng cho tương lai.” (On Liberty, John Stuart Mill) Với tính phổ biến của nhà nước độc tài vào thế kỷ 20 và mối nguy hại đối với tự do hiện hữu trước mắt ta ngày nay, lời tiên đoán của Mill dường như đã thành hiện thực.
Trong Video này, chúng tôi sẽ giản lược tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn mang tên On Liberty, trong đó ông hướng đến nghiên cứu, theo lời của ông,
“bản chất và giới hạn của quyền lực mà xã hội có thể thi hành một cách hợp pháp lên những cá nhân.” (On Liberty, John Stuart Mill)
Trước khi đi tiếp, trước hết ta phải hiểu ai hay cái gì thi hành quyền lực lên những cá nhân trong xã hội. Bởi hầu hết mọi người đều biết, các chính quyền, có thể là độc tài, quân chủ, dân chủ, luôn luôn là mối đe dọa tới tự do cá nhân.
Thomas Jefferson trên thực tế đã tuyên bố rằng: “Tiến trình tự nhiên của vạn vật chính là để cho tự do chịu nhường và chính quyền tăng tầm vị thế hơn.”
Mill nhận ra mối nguy mà chính quyền mang tới, nhưng ông cũng mặc nhiên công nhận rằng có một thế lực xã hội tinh tế và ẩn danh hơn cũng đang phá hủy tự do cá nhân. Mỗi xã hội đều áp dụng những tục lệ, quan điểm, và thái độ được chấp nhận bởi số đông như là lối “chuẩn” để tư duy và sống.
Những cá nhân thể hiện dấu hiệu tách rời khỏi lối sống “chuẩn” này sẽ bị số đông xa lánh và tẩy chay, và theo đó bị ép phải tuân thủ và chấp nhận những lối sống và tư duy được xã hội chấp thuận.
Mill gọi thế lực xã hội này là “sự chuyên chế số đông”, và xem nó như tác nhân chính sản sinh sự tuân thủ.
Như ông viết:
“…khi bản thân xã hội là kẻ chuyên chế – tập thể xã hội vượt trên những cá nhân đơn lẻ cấu thành nên nó – phương pháp khủng bố của nó ko bị giới hạn bởi những hành động có thể thực hiện dưới quyền hành chức năng chính trị của mình. Xã hội có thể và thực thi mệnh lệnh riêng nó; và nếu nó đưa ra các mệnh lệnh sai thay vì đúng, hay bất kỳ mệnh lệnh nào trong những việc nó ko nên can thiệp, vậy thì nó đang tạo ra một xã hội chuyên chế đáng gờm hơn nhiều so với nhiều kiểu đàn áp chính trị, bởi vì, mặc dù những hình phạt cực đoan như này của nó thường ko được ủng hộ, nó để lại rất ít phương thức chạy trốn, thâm nhập một cách sâu sắc hơn nhiều vào những tiểu tiết cuộc đời, và nô dịch hóa bản thân tâm hồn.” (On Liberty, John Stuart Mill)
Mill tin rằng bởi vì tự do là “một trong những yếu tố cần thiết hàng đầu cho hạnh phúc” cho nên mỗi cá nhân phải có những bước đi chủ động để bảo đảm sự tự do của họ ko bị phá hoại. Tuy nhiên, cần lưu tâm là một số người cho rằng Mill đang phóng đại mối nguy của “sự chuyên chế số đông” và đánh giá thấp mối nguy gây ra bởi chính quyền. Một sự khác biệt quan trọng mà Mill ko nhắc đến đó là điểm khác biệt giữa cách tự do bị phá hủy bởi chính quyền so với sự chuyên chế số đông. Chính quyền là người duy trì quyền lực độc tôn được chính thống hóa trong một phạm vi nhất định, ép buộc cá nhân bằng vũ lực và bất kỳ ai cố gắng tránh né các mệnh lệnh của chính quyền đều phải đối diện án tù hoặc thậm chí tử hình.
Tuy nhiên, mặt khác, sự chuyên chế số đông phải sử dụng lời chỉ trích và tẩy chay để áp đặt lối sống của họ lên những cá nhân muốn dẫn dắt cuộc đời mình theo hướng khác biệt. Do vậy, một ai đó sẽ phớt lờ “sự chuyên chế của số đông” dễ dàng hơn nhiều so với việc phớt lờ “sự chuyên chế chính quyền”. Tuy nhiên, nếu Mill còn sống để chứng kiến những hành vi hung bạo gây nên bởi các chính quyền độc tài thế kỷ 20, quan điểm của ông về mối nguy tương đối của chính quyền so với sự chuyên chế số đông có lẽ sẽ khác biệt.
Tạm gác điều đó một bên, Mill ko nghĩ rằng con người nên được hoàn toàn tự do làm chính xác những gì mình muốn mà ko có bất kỳ giới hạn nào. Đối với hành động của mỗi cá nhân, ông nghĩ rằng xã hội có quyền thi hành sức mạnh lên họ trong một phạm vi giới hạn.
Để phác họa nơi mà ông nghĩ là phù hợp để thực thi quyền lực nên những cá nhân và nơi nào thì ko của xã hội, Mill phân định 2 loại hành động: hành động liên quan tới người khác và hành động liên quan tới cá nhân. Hành động liên quan cá nhân là hành động chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới cá nhân thực hiện nó. Hành động liên quan cá nhân mà chính quyền cấm có phần tương tự với điều được gọi là tội trái phép, như là việc sử dụng ma túy. Về những hành động thuộc loại này, Mill tin rằng xã hội ko có quyền can hệ.
“Cá nhân ko chịu trách nhiệm trước xã hội vì hành động của mình miễn là những điều đó chẳng dính líu tới lợi ích của ai ngoài cá nhân anh ta.” (On Liberty, John Stuart Mill)
Những hành động liên quan tới người khác ám chỉ hành động ảnh hưởng trực tiếp đến những cá nhân khác. Mill khẳng định rằng nếu một cá nhân thực hiện hành động ảnh hưởng một cá nhân khác hoặc xâm phạm quyền cơ bản của họ, vậy thì cá nhân đó nên bị trừng trị và tống giam nếu cần thiết. Mill tuyên bố đây là thứ quyền lực hợp pháp duy nhất mà xã hội có đối với cá nhân.
Như ông viết:
“…giới hạn duy nhất mà nhân loại được đảm bảo, về mặt cá nhân hay tập thể, khi can thiệp quyền tự do hành động của bất kỳ ai trong số này chính là sự tự vệ. Rằng mục đích duy nhất mà quyền lực có thể thực thi hợp pháp lên bất kỳ cá nhân nào của một xã hội văn minh, chống lại ý chí của anh ta, đó là để ngăn ngừa tổn hại tới người khác.” (On Liberty, John Stuart Mill)
Trong khi ông đề xuất rằng xã hội có quyền thi hành quyền lực lên một cá nhân nếu hành động của anh ta phương hại tới người khác, Mill cũng cho rằng quyền tự do nắm giữ và bày tỏ quan điểm và ý tưởng do bản thân chọn lựa nên được buông lơi hoàn toàn:
“Nếu cả nhân loại trừ một người mang một quan điểm khác, nhân loại ko có lý do gì để bịt miệng người đó ngoài bản thân anh, nếu anh ta có quyền bịt miệng toàn nhân loại.” (On Liberty, John Stuart Mill)
Mill đề xuất rằng quyền tự do ấp ủ vô vàn ý tưởng và thể hiện chúng mà ko sợ bị trừng trị ko chỉ là điều quan trọng cho sự phát triển lành mạnh của cá nhân, mà còn là xã hội nói chung. Ông đưa ra hai lý do chủ chốt cho việc vì sao xã hội được lợi khi những ý tưởng ko bị kìm chế mà được phép tự do thể hiện.
Đầu tiên, Mill cho rằng khi kìm chế một ý tưởng, xã hội sẽ có nguy cơ kìm chế sự thật. Con người là loài vật dễ sai lầm, và mỗi xã hội xuyên suốt lịch sử đã nhầm lẫn sai lệch những ý tưởng được trân quý nhất vì chân lý tuyệt đối. Một xã hội do đó nên cho phép thể hiện tự do thậm chí cả những ý tưởng phi chính thống nhất, bởi những ý tưởng này hóa ra có thể chứa đựng nhiều sự thật hơn ý tưởng được phần đông chấp nhận là “đúng”.
“…quan điểm bị nhà cầm quyền cố gắng đàn áp có thể là sự thực. Tất nhiên, những ai muốn kìm chế nó sẽ phủ nhận sự thực của nó; nhưng họ ko phải là đúng hết…Tuy nhiên, như bất kỳ số lượng lập luận nào có thể đưa ra, điều hiển nhiên là các thời kỳ chẳng đúng hơn là mấy so với những cá nhân – mỗi thời kỳ đều mang các quan điểm mà thời kỳ theo sau ko chỉ coi là sai lệch mà còn vô lý; và chắc chắn rằng nhiều quan điểm chung hiện nay, sẽ bị thời kỳ tương lai chối bỏ, cũng như nhiều ý tưởng từng phổ biến bị chối bỏ bởi hiện tại.” (On Liberty, John Stuart Mill)
Hơn nữa, Mill đề xuất rằng ngay cả nếu một cá nhân hay xã hội nói chung đều khao khát một ý tưởng họ chắc chắn là đúng, thì việc đàn áp mọi ý tưởng đối lập vẫn ko phải là điều có ích. Bởi, kể cả nếu con người nắm được chân lý, thì những ý tưởng mâu thuẫn tất yếu vẫn sẽ tồn tại. Mill đề xuất một cách sâu lắng rằng một ý tưởng đúng chỉ giữ được sức mạnh và sức sống miễn là nó liên tục bị tấn công bởi những ý kiến trái chiều. Một khi ý tưởng đúng được chấp nhận như là sự tuyệt đối và được gán là bất khả xâm phạm, nó sẽ mất đi những điều làm cho chân lý có giá trị:
“Tuy nhiên, một người mang quan điểm cứng rắn có thể bất đắc dĩ thừa nhận khả năng rằng quan điểm của anh ta có thể sai, anh phải bị xê dịch bởi sự suy xét rằng, cho dù nó có đúng như nào đi nữa, nếu nó ko được đem ra bàn luận thấu đáo, thường xuyên và bạo dạn, vậy thì nó sẽ được xem như là một giáo điều đã chết, ko phải một chân lý sống.” (On Liberty, John Stuart Mill)
Tự do trong suy nghĩ và hành động kết hợp với nhau sẽ tạo ra sự tự do trau dồi tính cá nhân của mình. Mill khẳng định, được tự do trở nên độc nhất và khác biệt là điều cần thiết cho tiến trình xã hội. Khi những cá nhân thoát khỏi ách độc tài thi hành bởi cả chính quyền lẫn số đông và sống cuộc đời độc nhất, Mill cho rằng họ sẽ trải qua điều ông gọi là “thử nghiệm sống”. Thử nghiệm này là điều thúc đẩy sự phát triển cá nhân lẫn xã hội.
Như ông viết:
“Điều có ích là trong khi con người còn dở dang, thì những ý kiến khác nhau nên có mặt, do đó nên có những thử nghiệm sống khác nhau…và rằng lối sống xứng đáng trong những lối sống khác nhau nên được minh chứng bằng thực tiễn, khi bất kỳ ai cho rằng chúng là phù hợp. Nói ngắn gọn, điều đáng mong đợi là trong những thứ ko dính líu hoàn toàn tới người khác, một cá nhân nên tự xác nhận cho mình. Ở những nơi ko phải là tính cách của riêng một con người hoặc tục lệ của những người khác là quy tắc cư xử, thì điều bị sót sẽ là một trong những thành phần chính của hạnh phúc con người, và cả thành phần trọng yếu của tiến trình cá nhân và xã hội.” (On Liberty, John Stuart Mill)
Mill nhận thấy rằng ở thời kỳ ông, những cá nhân khác biệt đang mất dần, khiến ông sợ rằng “sự chuyên chế của số đông” sẽ sớm có lại quyền kiểm soát tuyệt đối sự phát triển của cá nhân. Khi tính tuân thủ trở nên lan tràn, xã hội sẽ bị trì trệ và con người sẽ mất đi mọi điều biến họ thành những sinh vật cấp cao trong vương quốc động vật: “Kẻ để thế giới, hay một phần số phận của mình trong đó, lên kế hoạch sống giùm sẽ chẳng cần bất kỳ khả năng nào khác ngoài sự bắt chước giống khỉ.”
Vì mối nguy này, Mill kêu gọi mỗi cá nhân thực hành sự bất tuân vì mục đích phá vỡ xiềng xích tục lệ và để cho người khác thấy những lối sống và tư duy khác nhau là điều khả thi. Bởi chỉ trong một xã hội nơi sự bất tuân và tính khác biệt phổ quát, tiến trình xã hội mới khả thi:
“Trong thời đại này, ví dụ đơn thuần về sự bất tuân, ví dụ đơn thuần của việc từ chối quỳ gối trước tục lệ, bản thân nó là một lợi ích. Chính xác là vì sự chuyên chế quan điểm khiến cho tánh lập dị thành một điều đáng xấu hổ, vậy nên để bứt phá khỏi nó, con người sẽ muốn trở nên khác biệt. Tính khác biệt luôn trù phú khi và ở nơi sức mạnh tính cách trù phú; và mức khác biệt trong một xã hội thường tương ứng với mức thiên tài, sức sống tinh thần, và luân lý gan dạ mà nó chứa đựng. Rằng thời nay có rất ít người dám trở nên khác biệt đã đánh dấu mối nguy trọng yếu của thời đại.” (On Liberty, John Stuart Mill)
Con người thường hiểu sai tầm quan trọng của sự tự do cá nhân và nghĩ rằng điều đó nên được hy sinh vì ‘lợi ích chung’ (Greater Good). Những cá nhân khác nghĩ sai lệch rằng sự tự do chỉ phục vụ cho đích đến ích kỷ của cá nhân với cái giá là xã hội nói chung. Nhưng như Mill giải thích một cách hùng hồn trong tác phẩm kinh điển của mình, ‘lợi ích chung’ chỉ có lợi khi cho phép các cá nhân làm và nghĩ theo ý muốn miễn là hành động của họ ko phương hại ai khác. Một người chỉ có thể hy vọng rằng ở thời hiện đại khi mà quá nhiều mối đe dọa tự do lơ lửng trên đầu ta thì sẽ ngày càng có nhiều cá nhân hiểu được sự thật quan trọng này. Để kết thúc bài giảng, chúng tôi sẽ mang đến đoạn văn từ HB Phillip, trong đó ông lặp lại thông điệp của John Stuart Mill về tầm quan trọng của tự do:
“Xuyên suốt lịch sử, những nhà hùng biện và nhà thơ tán dương tự do, nhưng chẳng ai nói ta biết tại sao nó lại quan trọng đến vậy. Thái độ của ta đối với những vấn đề đó nên phụ thuộc vào việc ta coi một nền văn minh là cố định hay tiến bộ…Trong một xã hội tiến bộ, bất kỳ hạn chế nào với tự do sẽ làm giảm số lượng những điều được thử và theo đó làm giảm tốc độ tiến bộ. Trong một xã hội như vậy, quyền tự do hành động được ban cho cá nhân, ko phải vì nó cho anh ta sự thỏa mãn nhiều hơn, mà là vì nếu được cho phép đi theo con đường của riêng mình, theo bình quân thì anh ta sẽ phục vụ phần đông chúng ta tốt hơn bất kỳ mệnh lệnh nào mà ta biết cách đề ra.” (HB Phillips)