Friedrich Nietzsche tin bản thân ông là một bác sĩ triết học. Một trong những sứ mệnh cuộc đời của ông chính là giúp đỡ người khác hiểu về căn bệnh mà xã hội hiện đại mắc phải và mang đến phương thuốc cho chất độc đến từ một hệ thống giá trị suy đồi.
“Trở thành một bác sĩ thì ko thể mủi lòng lúc này được, sử dụng con dao ở đây – thứ thuộc về ta, nó là một kiểu hoạt động phúc thiện, với nó chúng tôi là triết gia.” (Nietzsche, The Antichrist)
Tuy nhiên, Nietzsche biết rằng những chẩn đoán triết học của ông sẽ khó được sự chấp thuận vào cuối thế kỷ 19, thời điểm mà ông đang sống.
“Thời của tôi vẫn chưa tới…một số được sinh ra sau khi qua đời…Tôi nên xem chúng như là sự mâu thuẫn bản thân hoàn toàn nếu tôi còn muốn tìm những đôi tai và con mắt đón nhận sự thật ngày nay của tôi: hiện thực rằng chẳng ai lắng nghe tôi, rằng chẳng ai biết cách để tiếp thu từ tôi ngày nay ko chỉ là điều dễ hiểu, nó dường như đúng là vậy.” (Nietzsche, Ecce Homo)
Khi tuyên bố rằng ông sẽ sinh ra sau khi mất, nghĩa là, sinh ra sau cái chết của mình, Nietzsche biết rằng triết lý của ông sẽ phù hợp hơn cho tương lai. Có khi nào thời của ông cuối cùng đã đến? Trong Video này, chúng tôi sẽ khám phá câu hỏi này bằng cách sử dụng ý tưởng của Nietzsche để chuẩn đoán triết học một số vấn đề của thế kỷ 21 như là cơn nghiện kỹ thuật số, sỉ nhục trên mạng xã hội, ra hiệu đức hạnh, kiểm duyệt học thuật và sự xuất hiện và tôn thờ vị thần nhà nước mới mẻ.
Một trong những trào lưu nổi bật của thế kỷ 21 chính là sự trỗi dậy của các thiết bị di động và lượng thời gian khác thường mà nhiều người dành ra để nhìn chằm chằm vào màn hình. Chúng ta là thế hệ nghiện ngập kỹ thuật số. Trong khi tác động lâu dài của hành vi này chưa được biết đến, có nhiều bằng chứng cho thấy nó làm sa sút khả năng nhận thức. Trong cuốn sách đạt giải Pulitzer mang tên The Shallows, Nicholas Carr viết:
“Theo một nghĩa ẩn dụ, điều ta đang trải nghiệm chính là một sự đảo lộn phương hướng ban đầu của nền văn minh: ta tiến hóa từ những người trau dồi tri thức cá nhân thành những thợ săn bắn và hái lượm trong rừng dữ liệu điện tử.” (Nicholas Carr, The Shallows)
Hơn một thế kỷ trước cuộc cách mạng công nghệ, Nietzsche, với tầm nhìn xa trông rộng ấn tượng, đã chỉ ra những tác động xấu mà điện thoại thông minh gây ra đối với khả năng suy ngẫm và trau dồi tri thức cá nhân.
“Thậm chí bây giờ, con người cảm thấy ái ngại khi nghỉ ngơi, và sự suy nghiệm kéo dài gần như khiến họ mang lương tri xấu xa. Con người nghĩ ngợi với cái đồng hồ trong tay, thậm chí là vừa ăn bữa trưa vừa đọc những tin tức mới nhất trên thị trường chứng khoán; họ sống như thể họ luôn luôn “có thể bỏ lỡ điều gì.”” (Nietzsche, The Gay Science)
Đi cùng với tổn thất nhận thức do dành hàng giờ đồng hồ trên thiết bị của mình, một vấn đề khác gây ra bởi cuộc cách mạng công nghệ đó là sức mạnh nó ban cho đám đông. Đám đông luôn là mối đe dọa thường trực tới hạnh phúc của mỗi cá nhân kể từ buổi ban mai của nền văn minh.
“Điên loạn là điều hiếm thấy ở những cá nhân” Nietzsche quan sát được. “- nhưng trong hội nhóm, đảng phái, dân tộc, lứa tuổi thì nó là quy tắc.” (Nietzsche, Beyond Good and Evil)
Socrates, một ví dụ tiêu biểu, đã bị xử tử bởi vì đám đông ở Athens tuyên bố những khám phá triết học của ông mang tầm ảnh hưởng xấu đến giới trẻ. Nhưng điện thoại thông minh và mạng xã hội đã thúc đẩy sự điên loạn của đám đông lên tầm cao mới. Để gia nhập 1 nhóm, ta ko cần phải rời khỏi nhà nữa, thay vào đó, ta có thể tề tựu khắp chốn trên thế gian ở mạng xã hội và tìm kiếm một kẻ hàm oan (Scapegoat) chung, và thỏa mãn điều Nietzsche gọi là “dục vọng tham lam, đố kỵ cay đắng, hận thù chua ngoa, tự phụ của đám đông.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
“Mỗi con ác quỷ hèn kém tìm niềm vui trong quở trách – nó cho hắn một chút say mê quyền lực. Thậm chí cả lời phàn nàn và than vãn có thể mang đến cuộc đời một sức hút mà người ta đang chịu đựng: có một liều báo thù nho nhỏ trong mỗi lời phàn nàn, một kẻ trách móc những người khác biệt vì cảm giác hèn hạ của bản thân”. (Nietzsche, Twilight of the Idols)
Hay như ông viết trong the Dawn of Day:
“Khi hành động tàn ác, cộng đồng tự làm mới mình và một lần nữa thoát khỏi sự u ám của nỗi sợ và cảnh giác thường trực. Tàn bạo là một trong những niềm vui xưa cũ nhất của nhân loại.” (Nietzsche, Dawn of Day)
Một trong những vũ khí mà đám đông thường dùng đó là ra hiệu đức hạnh. Một người sẽ nói hoặc làm điều gì đó mang vẻ vị tha, đơn thuần vì mục đích có được bệ đỡ đạo đức để anh ta cảm thấy có lý do tấn công hoặc kiểm duyệt chính đáng bất kỳ ai mang giá trị hoặc ý tưởng khác biệt. Nói cách khác, thông qua ra hiệu đức hạnh, một người giấu đi tính nết hiểm độc đằng sau những biểu hiện trắc ẩn bên ngoài. Albert Camus, người chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tác phẩm của Nietzsche, thấy rằng: “…cảm giác nhân văn luôn đi kèm với tánh ghét người [thù ghét nhân loại]. Nhân loại được thương nói chung để tránh thương lấy bất kỳ ai nói riêng.” (Albert Camus, Just Assassins) Nếu Nietzsche còn sống đến ngày nay, ông sẽ ví những người ra hiệu đức hạnh thời hiện đại với các Pharisee đạo đức giả của Kinh Thánh: “Họ ko thực hành những gì mình rao giảng”, cuốn sách Matthew viết về họ. Sự thể hiện bên ngoài của họ ngụy trang mong muốn báo thù. Nietzsche sẽ nói rằng, ra hiệu đức hạnh là ham muốn quyền lực của kẻ yếu. Hay như ông giải thích:
“…thâm tâm họ sẵn sàng đến mức nào để khiến một người trả giá; họ thèm muốn trở thành kẻ treo cổ phạm nhân như nào. Trong số họ, có một cơ số những kẻ hận thù ngụy trang thành thẩm phán, người liên tục nói chữ “công lý” trong mồm y như bãi nước miếng hiểm độc, luôn bĩu môi, luôn sẵn sàng nhổ vào tất cả những ai ko bất mãn nhưng đi theo con đường tinh thần tốt đẹp của riêng mình…Ham muốn đại trưng cho một số hình thái ưu việt nào đó của kẻ yếu, bản năng của chúng dành cho những con đường thủ đoạn dẫn tới bạo ngược hơn là khỏe mạnh – nơi ko thể phát hiện ra nó ở đâu, cái ý chí quyền lực của kẻ yếu này!” (Nietzsche, On the Genealogy of Morality)
Một cách khác mà những kẻ độc địa và đố kỵ tìm kiếm để có được quyền lực chính là kiểm duyệt những ý tưởng chúng xem như là “chướng tai gai mắt”. Trong cuốn sách Academic Freedom in an Age of Conformity, Joanna Williams, một giáo sư tại trường đại học Kent, đã để ý một khuynh hướng mạnh mẽ trong giới sinh viên đó là kiểm duyệt những góc nhìn mà họ bất đồng.
“…nhiều học sinh mong đợi quyền tự do ngôn luận.” Cô viết. “Họ tranh biện rằng khuôn viên đại học phải là một ‘nơi an toàn’, ko có những cảm xúc gây hại hoặc sự xúc phạm tiềm tàng.” (Joanna Williams, Academic Freedom in an Age of Conformity)
Nietzsche sẽ nhận thấy ý tưởng về một “ko gian an toàn” là điều buồn cười. Như Patrick West chỉ ra trong cuốn Get Over Yourself, thay vì ko gian an toàn, Nietzsche sẽ ủng hộ “ko gian nguy hiểm”; những nơi được thiết kế dành riêng cho cuộc so găng trí tuệ mà trong đó, ko có niềm tin hay quan điểm nào miễn nhiễm với lời chỉ trích hay công kích. Chức năng của ko gian nguy hiểm ko phải là để xúc phạm hay làm nhục người khác. Chức năng của chúng sẽ là mang đến ko gian cho những cá nhân tham dự vào một trò chơi linh thiêng và lâu đời, một trận chiến ý tưởng, mục tiêu của nó là khám phá chân lý. Như Nietzsche thúc giục:
“Ngươi nên tìm kiếm kẻ thù, ngươi nên gây chiến – một trận chiến vì quan điểm của mình. Và nếu quan điểm ngươi bị thất thủ, sự thành thực của ngươi vẫn nên hò reo chiến thắng vì điều đó!” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Hay như ông viết sâu xa hơn:
“Một sai lầm rất phổ biến: có can đảm với niềm tin của mình; đúng hơn, nó nằm ở vấn đề có sự can đảm để tấn công vào quan điểm của mình.” (Nietzsche, Letters)
Thật ko may, thay vì khuyến khích một trận chiến ý tưởng cởi mở, các giáo sư đại học dường như hoàn toàn ủng hộ sự kiểm duyệt học thuật. Hay như Jonna Williams viết:
“Ngày nay, khác xa với việc bảo vệ tự do học thuật, chúng ta thấy những tỷ dụ của các học giả tìm cách đuổi sự tranh luận ra khỏi công chúng hoặc kiểm duyệt những góc nhìn mà họ cho là phản cảm về mặt cá nhân hoặc chính trị.” (Joanna Williams, Academic Freedom in an Age of Conformity)
Dựa trên thời gian ngắn ngủi với tư cách là giáo sư tại chức ở trường đại học Basel, Nietzsche đã tận mắt nhìn thấy rằng khi nói đến sự kiểm duyệt học thuật, lỗi lầm ko nằm ở một mình các giáo sư, mà nó còn tồn tại trong cơ cấu của bản thân tổ chức đại học. “Một cuộc sống vì chân lý thực sự triệt để ko tồn tại trong đại học.” (Nietzsche, Letters) Vấn đề ông thấy thì đơn giản. Hầu hết trường đại học cho đến ngày nay ít nhất được Nhà Nước-tài trợ một phần, và tất cả phải tuân theo luật lệ và quy định của Nhà Nước. Và do đó, với tư cách là nhân viên của Nhà Nước, các giáo sư đại học sau cùng phải phục vụ đích đến của nó. Hay như Nietzsche viết:
“Người đồng ý làm triết gia cho nhà nước, cũng phải đồng ý việc bị coi là từ bỏ cuộc truy cầu chân lý ở mọi nơi ẩn trú bí mật của nó. Cho dù ra sao đi nữa, miễn là anh ta tận hưởng vị trí của mình, anh sẽ phải nhận ra một thứ cao hơn sự thật – đó là nhà nước.” (Nietzsche, Untimely Meditations)
Thật ko may, thừa nhận Nhà Nước cao cả hơn chân lý, chẳng phải là một lập trường dành riêng cho các giáo sư đại học. Nietzsche nhìn nhận nó như một triệu chứng của xã hội nói chung. Bởi vì, với cái chết của Chúa trong Cơ Đốc Giáo, Nietzsche biết rằng mong muốn cho 1 vị thần vẫn sẽ tồn đọng. Ông nghĩ rằng, đám đông luôn luôn cần một thần tượng để tôn thờ, một “cái bóng của vị thần” mà họ có thể cúi chào.
“Chúa đã chết, nhưng dựa trên phương hướng của con người, có thể vẫn sẽ còn những hang động xuyên suốt hàng ngàn năm tiếp tục phô trương cái bóng của ngài.” (Nietzsche, The Gay Science)
Trong khi cái bóng của vị thần sẽ biến hình và thay đổi khi con người trở mình tiến về trước, ngày nay, trong thời kỳ lý trí và khoa học, Nietzsche nghĩ rằng cái bóng của vị thần ta tôn thờ cuồng nhiệt nhất chính là Nhà Nước.
“Nhà Nước? Đó là gì? Thôi thì! Giờ hãy vểnh tai lên mà nghe, bởi ta sẽ kể ngươi về cái chết của các dân tộc.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Nietzsche dự đoán sự trỗi dậy và tôn thờ Nhà Nước hiện đại trên hai mặt trận chính. Đầu tiên, ông viết một cách kỳ quái về tiềm năng của một “vài thử nghiệm vĩ đại” mà sẽ “chứng minh rằng trong một xã hội chủ nghĩa, cuộc sống sẽ phủ trừ chính nó, cắt đứt gốc rễ của nó”; và hơn thế nữa, ông tiên đoán rằng những thử nghiệm xã hội chủ nghĩa này có thể “trả giá bằng phí tổn nhân mạng cực kỳ to lớn.” (Nietzsche, The Will to Power) “Các thử nghiệm” xã hội chủ nghĩa ở vô vàn quốc gia vào thế kỷ 20 đã minh chứng một cách bi thương rằng những tiên đoán của Nietzsche là đúng. Thứ hai, và liên quan hơn tới thời kỳ của ta, Nietzsche viết về phương hướng mà trong đó Nhà Nước kết nạp dân chủ như là một trong những bán thần của nó, và theo đó, lừa đám đông tin rằng họ, “thần dân”, nắm giữ quyền kiểm soát tối cao.
“Nhà nước là con quái vật lạnh lùng nhất trong tất thảy. Nó cũng lạnh lùng trong lời dối; và lời dối này len lỏi từ miệng nó: ‘Ta, nhà nước, chính là thần dân.” Đó là một lời dối! Chính những kẻ sáng tạo đã làm ra dân tộc và mang niềm tin và tình yêu cho họ: nhờ đó, họ phục vụ cuộc đời…Nhưng nhà nước nói dối ở mọi ngôn ngữ thiện và ác; và bất kỳ điều gì nó nói; nó đều dối trá cả – và bất kỳ điều gì nó có, nó trộm cả… ‘Chẳng có gì vĩ đại hơn trên quả đất này ngoài Tôi, ngón tay điều chỉnh của Chúa’ – theo đó là con quái vật ngự trị bên dưới…” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Ngoài việc đánh cắp của công dân một cách công khai như thuế, hoặc lén lút thông qua in tiền, các nhà nước hiện đại cũng dựa dẫm rất nhiều vào những câu chuyện kể có tính sợ hãi để duy trì sự kiểm soát. Bởi một trong những cách chắc ăn nhất để điều khiển dân chúng chấp nhận và thậm chí tôn thờ một thể chế và những người đằng sau nó liên tục cướp bóc và nói dối họ, chính là nếu dân chúng luôn trong tình trạng lo âu và sợ hãi và sau đó được dạy bảo rằng chỉ mỗi Nhà Nước có đủ sức mạnh để cứu họ.
“Toàn bộ mục đích của chính trị thực tiễn đó là giữ cho dân chúng cảnh giác (và theo đó gào thét để được dẫn tới sự an toàn) bởi một chuỗi bất tận những yêu quái, hầu hết trong số đó là giả tưởng.” (H.L. Mencken, In Defense of Women)
Có lẽ chỉ là một sự trùng hợp khi mà Chúa của Kinh Cựu Ước đã hứa chỉ cứu lấy những ai tôn thờ ngài bằng cảm xúc sợ hãi dễ bị ảnh hưởng: “Ngài sẽ thỏa ước mong muốn của những ai kính sợ Ngài”, Book of Psalms (Sách Thánh Vịnh) nói, “Ngài cũng sẽ nghe tiếng kêu cầu và cứu họ.” Hay như Nietzsche viết về Nhà Nước:
“Chính những kẻ hủy diệt đặt ra cạm bẫy cho nhiều người và gọi nó là nhà nước: chúng treo một thanh kiếm và hàng trăm mong muốn lên họ…Nó sẽ cho ta mọi thứ nếu ta tôn thờ chúng, thần tượng mới mẻ này.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Carl Jung, người bị ảnh hưởng rất nhiều từ Nietzsche, đã có nhận xét tương tự về hình thái tôn sùng kỳ dị của người hiện đại:
“Nhà Nước thay thế Chúa…” Jung viết, “và nô dịch Nhà Nước chính là hình thái tôn sùng…Nhà nước, giống như Nhà Thờ, đòi hỏi nhiệt tâm, hy sinh quên mình, và tình yêu, và nếu tôn giáo đòi hỏi hay hàm ý “nỗi sợ Chúa,” vậy thì…Nhà Nước sẽ bảo đảm tốt việc mang đến nỗi kinh hoàng cần thiết.” (Carl Jung, The Undiscovered Self)
Do vậy, nếu đây là những chuẩn đoán của bác sĩ Nietzsche dành cho xã hội thế kỷ 21, thì phương thuốc giải của ông sẽ là gì?
Về chứng nghiện kỹ thuật số, Nietzsche có khả năng sẽ thúc giục ta dành nhiều thời gian suy ngẫm lâu dài trong thiên nhiên và bớt dành thời gian nhìn vào màn hình hơn. “Chúng ta thích ở ngoài thiên nhiên rất nhiều bởi vì nó chẳng đánh giá gì ta.” (Nietzsche, Human All too Human) Về khía cạnh kiểm duyệt, ông sẽ khuyên ta thúc đẩy tranh luận cởi mở trong vòng tròn xã hội của mình và đề cập tới những chủ đề quan trọng đối với ta, ngay cả khi nó kích động hoặc xúc phạm người khác. Về Nhà Nước, ông có thể khuyên ta nhìn nhận nó bằng một con mắt phê phán hơn và nhìn thấu những mưu kế chính trị che đậy bản chất thực của nó. Vì nhà nước ko nhân từ, cũng ko toàn năng như một vị chúa; nó là một thể chế cấu thành bởi người đàn ông và phụ nữ mong muốn kiểm soát và lợi dụng ta và những người mê mẩn với quyền lực của mình. Và về sự sỉ nhục trên mạng xã hội và sự thù địch nói chung tràn lan trên mạng, Nietzsche sẽ nói rằng: làm gương tốt, và thực hành những phẩm hạnh cốt yếu mà ông gọi là “bộ tứ tốt đẹp”:
“Thành thực với bản thân và bất kỳ ai khác là bạn của mình: dũng cảm đối mặt kẻ thù; hào hiệp với kẻ bại; lịch sự – luôn luôn.” (Nietzsche, Dawn of Day)
Ủng hộ sự lịch thiệp ko phải là điều thường được quy cho Nietzsche. Tuy nhiên, nếu một triết gia trước hết rao giảng bằng tấm gương mà ông đề ra, trong cuộc đời cá nhân của mình, Nietzsche được cho là người hiền lành và khiêm nhường. Điều thú vị cần lưu ý chính là việc rơi vào “điên loạn” của Nietzsche bắt đầu khi ông gục ngã trong sự thấu cảm trước cảnh tượng con ngựa bị đánh đập. Trong tập sao lục các tác phẩm của mình, có vô vàn câu cách ngôn thể hiện lòng trắc ẩn sâu sắc với người khác và một sự nhận thức về nỗi đau khổ bao trùm toàn nhân loại.
“Ko có đủ tình thương và lòng tốt trên thế gian để ta được phép trao đi bất kỳ điều gì trong số chúng cho những thực thể tưởng tượng.” (Nietzsche, Human All too Human)
Trong khi ông muốn ta cứng rắn và đòi hỏi khắt khe ở bản thân, ông cũng khuyến khích sự kiên nhẫn và thấu hiểu đối với người khác.
Tuy nhiên, sau cùng thì nếu Nietzsche vẫn sống đến ngày nay, ông sẽ yêu cầu ta phát triển vượt qua nhu cầu cho liều thuốc giải triết học của mình.
“Một người trả ơn tệ hại cho thầy giáo nếu anh ta vẫn chỉ là đứa học trò.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Nghịch lý thay, để chấp nhận Nietzsche, ta phải cố gắng vượt qua những hiểu biết phong phú sâu sắc của ông. Ta có thể dùng ông như lời chỉ dẫn để định hướng trong sự hỗn loạn của cuộc sống hiện đại, nhưng trên hết, Nietzsche sẽ muốn ta tiến bước trên con đường riêng mình. Bởi trong khi Chúa Jesus tuyên bố:
“Ai muốn làm môn đệ tôi, người đó phải từ bỏ chính mình và vác đi cây thập giá và đi theo ta.” (Jesus, Book of Matthew)
Nietzsche sẽ nói rằng:
“Ta ko cần đệ tử. Hãy để mỗi người trở thành môn đệ thực sự của riêng họ.” (Nietzsche, Letters)