Tựa: Sự thúc đẩy duy nhất của con người — Việc Bảo toàn sự Chấp Thuận của chính người đó
OG. Có những chứng cứ, ví dụ về sự hi sinh bản thân — anh nghĩ vậy ư?
TN. Những ví dụ? Có hàng triệu!
OG. Anh đã vội đi đến kết luận rồi ư? Anh đã xem xét chúng chưa – một cách cẩn trọng (critically)?
TN. Chúng ko cần sự xem xét: bản thân những hành động cho thấy sự thúc đẩy quý giá đằng sau chúng.
OG. Ví dụ?
TN. Tốt thôi, ví dụ đây. Hãy lấy 1 trường hợp trong quyển sách này. Một người đàn ông sống cách đây 3 dặm trên phố. Trời thì lạnh cắt da thịt, tuyết rơi nặng, lúc nửa đêm. Anh ta chuẩn bị bước lên 1 cỗ xe ngựa thì 1 người phụ nữ già và rách nát, 1 hình ảnh cảm động của sự khốn khổ, chìa bàn tay xương xẩu ra cầu xin sự giải cứu khỏi cơn đói và cái chết. Người đàn ông nhận ra là anh ta có 1 quarter (25 cents) trong túi, nhưng anh ta ko hề lưỡng lự: anh ta đưa nó cho người phụ nữ và đi bộ về nhà trong cơn bão tuyết. Đó – nó thật cao quý, thật đẹp; vẻ kiều diễm của nó ko bị vấy bẩn bởi bất cứ lời báng bổ hay gợi ý nào về lợi ích cá nhân.
OG. Điều gì khiến anh nghĩ như thế?
TN. Cầu cho tôi có thể nghĩ đc gì khác ư? Ông tưởng rằng có những cách nhìn khác trong việc này sao?
OG. Anh có thể đặt anh vào vị trí của người đàn ông đó và nói cho tôi những gì anh cảm và nghĩ ko?
TN. Dễ thôi. Khuôn mặt già nua khốn khổ đấy gây ra trong trái tim rộng lượng của anh ta 1 cơn đau nhói. Anh ta ko thể chịu nổi. Anh ta có thể chịu đựng việc đi bộ 3 dặm trong bão tuyết, nhưng anh ta ko thể chịu đựng sự tra tấn mà lương tâm anh ta phải chịu nếu anh ta quay lưng đi và để người phụ nữ già khổ kia biến mất. Anh ta sẽ ko thể ngủ đc khi suy nghĩ về nó.
OG. Tâm trạng của anh ta như thế nào trên đường về?
TN. Một trạng thái hoan hỉ mà chỉ những người hi sinh mới biết. Trái tim anh ta ca hát, anh ta ko hề để tâm đến cơn bão.
OG. Anh ta thấy tốt chứ?
TM. Ko nghi ngờ gì nữa.
OG. Rất tốt. Bây giờ chúng ta hãy thêm 1 vài chi tiết và xem xem anh ta đã được gì với 25 cents của mình. Chúng ta hãy thử tìm xem lý do thật sự tại sao anh ta làm cú đầu tư này. Đầu tiên, anh ta ko thể chịu đựng đc cơn đau mà khuôn mặt đau khổ kia gây ra cho anh ta. Vậy ra anh ta đã đang nghĩ đến cơn đau của anh ta – con người tốt bụng này. Anh ta phải mua sự cứu chuộc cho việc này. Nếu anh ta ko cứu giúp người phụ nữ thì lương tâm của anh ta sẽ hành hạ anh ta trên đường về nhà. Lại nghĩ về cơn đau của mình 1 lần nữa. Anh ta phải mua sự giải tỏa cho việc này. Nếu anh ta ko giải tỏa người phụ nữ già, anh ta sẽ ko thể ngủ đc. Anh ta phải mua 1 tí giấc ngủ – vẫn đang nghĩ về bản thân mình, anh thấy đấy. Vì vậy, để tổng kết, anh ta mua cho bản thân mình sự tự do khỏi những hành hạ mà lương tâm đang chờ, anh ta mua cho mình một đêm đầy đủ giấc ngủ – tất cả chỉ với 25 cents! Điều này phải làm Wall Street thấy tự xấu hổ. Trên đường về nhà trái tim anh ta hoan hỉ, và nó ca hát – lợi nhuận lại thêm vào lợi nhuận! Sự thúc đẩy, thứ làm anh ta giúp đỡ người phụ nữ -đầu tiên- là mong muốn làm hài lòng tinh thần của chính mình; -thứ hai- là mong muốn giải thoát bà ta khỏi đau khổ. Ý kiến của anh là hành động của con người xuất phát từ 1 sự thúc đẩy trung tâm bất di bất dịch, hay là từ đa dạng nhiều sự thúc đẩy?
TN. Dĩ nhiên là từ sự đa dạng các thúc đẩy – một số cao thượng và tốt đẹp, một số khác thì không. Còn ý ông thì sao?
OG. Chỉ có 1 quy luật, 1 nguồn gốc.
TN. Rằng cả những động cơ cao đẹp và căn bản đều đến từ 1 nguồn này?
OG. Đúng thế.
TN. Ông có thể giải thích quy luật này bằng ngôn từ đc ko?
OG. Được. Quy luật này là, giữ nó trong tâm trí anh đi. Từ lúc còn nằm trong nôi cho đến lúc nằm trong mộ, con người ko bao giờ làm 1 việc gì khác mà mục đích ĐẦU TIÊN VÀ QUAN TRỌNG NHẤT của nó là – để bảo toàn sự bình an của tâm trí, sự thoải mái của tinh thần, cho CHÍNH BẢN TH N MÌNH.
TN. Thôi đi! Con người ko bao giờ làm bất cứ điều gì vì sự thoải mái của bất cứ ai, tinh thần lẫn vật chất sao?
OG. Đúng thế. Trừ khi – nó phải trước tiên bảo toàn sự thoải mái tinh thần của bản thân họ. Nếu không thì họ sẽ ko làm điều đó.
TN. Dễ dàng thôi trong việc chứng minh luận điểm này là sai.
OG. Ví dụ?
TN. Ví dụ như tấm lòng cao cả này, tình yêu quê hương, lòng yêu nước. Một con người yêu hoa bình và kinh sợ đau đớn, rời bỏ căn nhà ấm cúng và gia đình đang than khóc, đi tòng quân và để bản thân mình tiếp xúc với cơn đói, cái lạnh, những vết thương, và cái chết. Điều đó có phải là tìm kiếm sự thoải mái tinh thần ko?
OG. Anh ta yêu hòa bình và sợ đau đớn sao?
TN. Đúng thế.
OG. Vậy có lẽ có những thứ mà anh ta yêu hơn hòa bình- sự công nhận của làng xóm và công chúng. Và có lẽ có những thứ mà anh ta sợ hơn đau đớn – sự bất chối bỏ của làng xóm và cộng đồng. Nếu anh ta nhạy cảm với sự xấu hổ thì anh ta sẽ đi ra chiến trường – ko phải bởi vì tinh thần anh ta sẽ hoàn toàn thoải mái ở đó, nhưng bởi vì nó sẽ thoải mái hơn việc anh ta ở nhà. Anh ta sẽ luôn làm việc mang lại cho anh ta sự thoải mái tinh thần nhiều nhất- bởi vì đó là quy luật duy nhất của cuộc đời anh ta. Anh ta rời bỏ gia đình than khóc đằng sau; anh ta thấy có lỗi khi làm họ ko đc thoải mái, but ko thấy có lỗi đủ để hi sinh sự thoải mái của chính mình để bảo toàn sự thoải mái của họ.
TN. Ông thực sự tin rằng chỉ với ý kiến của cộng đồng cũng có thể ép buộc 1 con người nhát gan và hòa bình đi–
OG. Tham gia chiến tranh? Đúng — ý kiến cộng đồng có thể buộc 1 vài người đi làm bất cứ thứ gì.
TN. bất cứ thứ gì?
OG. Đúng- bất cứ thứ gì.
TN. Tôi ko tin vào điều đó. Nó có thể bắt 1 người chính trực đi làm việc sai trái ko?
OG. Được.
TN. nó có thể ép 1 người tốt bụng đi làm việc tàn ác?
OG. Đúng.
TN. Cho 1 ví dụ.
OG. Alexander Hamilton là một con người với nguyên tắc cao đẹp rõ ràng. Anh ta xem việc đánh nhau là sai trái, và vì nó trái với những giáo lý của tôn giáo- nhưng trong sự xem trọng ý kiến của công chúng anh ta đã tham gia vào 1 cuộc đấu. Anh ta yêu gia đình mình sâu sắc, nhưng để mua chuộc ý kiến cộng đồng anh ta phản bội và bỏ rơi gia đình và ném cuộc đời mình đi, một cách hẹp hòi anh rời bỏ họ cùng với nỗi đau cả đời chỉ để rằng anh có 1 chỗ đứng tốt trong thế giới ngu ngốc. Biết về điều kiện của những tiêu chuẩn về danh dự của công chúng, anh ta đã ko thể thoải mái cùng với quyết định từ chối cuộc đấu. Những giáo lý tôn giáo, sự cống hiến tới gia đình, lòng tốt bụng trong tim, những nguyên tắc cao đẹp, tất cả chẳng là gì khi đứng trước sự thoải mái tinh thần của anh ta. 1 con người sẽ làm bất cứ điều gì, ko cần biết nó là gì, để bảo toàn sự thoải mái tinh thần; và anh ta ko thể hoặc bị ép buộc hoặc bị thuyết phục đi làm những việc mà mục tiêu ko phải là sự thoải mái tinh thần của chính mình. Hành động của Hamilton bị cưỡng bách bởi nhu cầu bẩm sinh đó là làm hài lòng tinh thần của chính mình, và cũng giống như tất cả mọi hành động của mọi người sống. Anh có thấy trọng tâm của vấn đề ko? 1 con người ko thể thấy thoải mái nếu thiếu sự chấp thuận của bản thân. Anh ta sẽ bảo toàn phần lớn nhất có thể, với bất cứ giá nào, bất cứ sự hi sinh nào.
TN. Mới phút trước ông nói Hamilton chiến đấu để đc sự chấp thuận của công chúng.
OG. Tôi có nói thế. Cùng với việc từ chối tham gia cuộc đấu, anh ta đã có thể bảo toàn sự chấp thuận của gia đình mình và 1 phần lớn của bản thân (a large share of his own); nhưng trong mắt anh ta sự chấp thuận của công chúng đáng giá hơn tất cả mọi sự chấp thuận khác cộng lại – trên trời dưới đất; để bảo toàn thứ sẽ cung cấp cho anh ta nhiều sự thoải mái tinh thần nhất, nhiều sự tự chấp thuận nhất (self-approval); thế là anh ta hi sinh tất cả những giá trị khác để đạt đc nó.
TN. Một vài linh hồn cao đẹp đã từ chối tranh đấu, và đã can đảm đối mặt với sự khinh thường của công chúng.
OG. Họ hành xử theo tạo tác của họ (according to their make). Họ đánh giá những nguyên tắc và sự chấp thuận của gia đình họ cao hơn sự chấp thuận của công chúng. Họ chọn thứ họ thấy đáng giá nhất và bỏ qua những thứ còn lại. Họ chọn thứ sẽ đem lại cho họ phần nhiều nhất của sự hài lòng và công nhận của bản thân (personal contentment and approval) – con người luôn làm thế. Ý kiến công chúng ko thể ép buộc loại người này tham gia chiến tranh. Khi họ đi thì bởi vì những lý do khác. Những lý do làm hài lòng tinh thần.
TN. luôn luôn là những lý do làm hài lòng tinh thần sao?
OG. Ko có lý do nào khác.
TN. Khi 1 người hi sinh mạng sống của mình để cứu lấy 1 đứa trẻ nhỏ trong 1 tòa nhà đang cháy, ông gọi đó là gì?
OG. Khi anh ta làm điều đó, đó là tạo tác của anh ta. Anh ta ko thể chịu đựng khi nhìn thấy đứa bé trong hiểm cảnh (1 người khác với tạo tác khác thì có thể), và thế là anh ta cố cứu lấy đứa trẻ, và mất mạng. Nhưng anh ta đã có đc thứ anh ta theo đuổi – sự chấp thuận của bản thân.
TN. Ông gọi Tình Yêu, Thù Hận, Từ Thiện, Báo Thù, Nhân Tính, Tính cách Anh Hùng, sự Tha Thứ là gì?
OG. Những kết quả khác nhau của một Sự Thúc Đẩy Chủ Nhân (Master Impulse): nhu cầu bảo toàn sự chấp thuận của bản thân. Chúng mặc những lớp áo đa dạng và tùy thuộc vào những tâm tình đa dạng, nhưng dưới bất cứ hình thức mặt nạ nào thì chúng đều là _1 ông chủ_ mọi lúc. Nói theo 1 cách khác, sự thúc đẩy thứ di chuyển 1 người- và chỉ có 1 thứ này – đó là nhu cầu bảo toàn sự hài lòng tinh thần của người đó. Khi nó dừng lại, thì người đó chết.
TN. Điều này thật ngu ngốc. Tình yêu-
OG. Tại sao, tình yêu là sự thúc đẩy đó, quy luật đó, trong bộ dạng ko khoan nhượng nhất. Nó sẽ phung phí cuộc sống và mọi thứ khác vào đối tượng của nó. Ko phải chủ yếu vì bản thân đối tượng, mà chủ yếu là cho chính nó. Khi đối tượng của nó hạnh phúc thì nó hạnh phúc – và đó là thứ mà nó nhắm vào 1 cách vô thức.
TN. Ông cũng ko ngoại trừ niềm đam mê cao đẹp và thanh nhã của tình mẫu tử ư?
OG. Đúng, nó là 1 nô lệ tuyệt đối của quy luật này. Người mẹ sẽ chịu bị trần trụi để đứa con có cái mặc; cô ta sẽ nhịn đói để đứa con có thức ăn; chịu đựng hành hạ để cứu đứa con khỏi đau đớn; chịu chết để đứa con đc sống. Người mẹ lấy làm sung sướng khi thực hiện những sự hi sinh này. Cô ta hi sinh vì phần thưởng đó – sự tự chấp thuận, sự hài lòng, sự thanh thản thoải mái của bản ngã đó. Cô ta cũng sẽ làm thế cho con của anh NẾU CÔ TA ĐƯỢC TRẢ CÔNG Y NHƯ THẾ.
TN. Cái triết lý quái quỷ của ông.
OG. đây ko phải là triết lý, nó là sự thật.
TN. Dĩ nhiên ông phải nhận là có những hành động mà-
OG. Không. Ko có hành động nào, lớn hay nhỏ, tốt đẹp hay đê tiện, đến từ bất cứ động cơ nào khác ngoài động cơ này – nhu cầu làm thỏa mãn và hài lòng tinh thần của bản thân.
TN. Những nhà hảo tâm trên đời-
OG. Tôi quý trọng họ, tôi xin ngả mũ trước họ – từ thói quen và huấn luyện; và họ ko thể biết đến thoải mái hay hạnh phúc hay thành toàn tự ngã nếu họ ko làm việc và chi tiêu cho những người bất hạnh. Nó làm họ thấy hạnh phúc khi nhìn thấy người khác hạnh phúc; và thế là cùng với tiền và công sức họ mua thứ mà họ nhắm tới – hạnh phúc, sự chấp thuận của bản thân. Tại sao những người đào mỏ ko làm y như thế? Bởi vì họ có thể đạt đc hạnh phúc gấp ngàn lần khi không làm điều đó. Ko có lý do nào khác. Họ làm theo quy luật tạo tác của họ.
TN. Ông nói gì về làm việc vì tinh thần nghĩa vụ, làm việc chỉ vì làm việc?
OG. Rằng, khái niệm đấy ko tồn tại. Nghĩa vụ ko đc thực hiện chỉ vì mục đích của chính nó, nhưng bởi vì việc bỏ mặc nghĩa vụ sẽ làm cho con người ko thoải mái. Con người chỉ thực hiện 1 nghĩa vụ thôi – nghĩa vụ phải làm hài lòng tinh thần chính mình, nghĩa vụ phải làm bản thân anh ta đồng ý với chính mình. Nếu anh ta có thể thỏa mãn nghĩa vụ đầu tiên và duy nhất này bằng việc giúp đỡ hàng xóm mình, anh ta sẽ làm nó; nếu anh ta có thể thỏa mãn nghĩa vụ này bằng việc lừa đảo hàng xóm mình, anh ta sẽ lừa đảo. Nhưng anh ấy luôn quan tâm đến Số Một – đầu tiên; những ảnh hưởng lên người khác chỉ là vấn đề thứ hai. Con người giả bộ tự hi sinh, nhưng đây là 1 thứ, mà trong những giá trị thông thường của từ này, ko tồn tại và chưa từng tồn tại. Con người thường một cách trung thực NGHĨ rằng anh ta đang hi sinh bản thân mình chỉ vì một người nào đó, nhưng anh ta đã bị lừa rồi; sự thúc đẩy gốc rễ là việc làm hài lòng những yêu cầu của tạo tác và huấn luyện, và từ đó đạt đc sự bình an cho tâm hồn.
TN. Vậy là, rõ ràng, mọi người, cả tốt lẫn xấu, đều dành cuộc đời mình để làm hài lòng lương tâm của họ.
OG. Đúng. Đó là một cái tên hay cho nó: Lương Tâm – nhà Cầm Quyền tối cao độc lập đó, tên Bạo Chúa bên trong mỗi người, Ông Chủ của con người. Có nhiều loại lương tâm, bởi vì có đủ các loại người. Anh làm hài lòng lương tâm của 1 tên sát thủ bằng cách này, lương tâm của 1 nhà hảo tâm bằng cách nọ, của 1 tên keo kiệt bằng cách kia, và của 1 tên trộm bằng 1 cách khác nữa. Nếu coi lương tâm như một bảng hướng dẫn hay sự khích lệ của những quy định có thẩm quyền về đạo đức hay lối sống (ko tính đến yếu tố huấn luyện), thì nó hoàn toàn ko có giá trị. Tôi biết 1 người Kentucky thiện lành nhưng lại thiếu sự chấp thuận của bản ngã – đang bị lương tâm cắn rứt, để nói cho chính xác – bởi vì anh ta ko nỡ giết 1 người kia – 1 người mà anh ta chưa từng thấy. Kẻ lạ kia đã giết bạn của anh chàng này trong 1 cuộc đấu, và sự huấn luyện/văn hóa Kentucky trong anh ta biến việc giết kẻ lạ mặt thành 1 nghĩa vụ. Anh ta chối bỏ nghĩa vụ của mình – luôn tìm cách tránh né nó, gạt nó qua 1 bên, và cái lương tâm ko ngừng nghỉ của anh ta tiếp tục bắt bớ anh vì việc này. Cuối cùng, để có đc sự bình an trong tâm, sự thoải mái, sự tự chấp thuận, anh săn lùng kẻ lạ mặt và giết hắn. Đó là 1 hành động hi sinh vô cùng (hiểu theo định nghĩa thông thường), bởi vì anh ta đã ko muốn làm việc đó, và anh ta sẽ ko bao giờ làm việc đó nếu anh ta có thể mua đc sự hài lòng tinh thần và cái tâm trí vô lo với một cái giá nhỏ hơn. Nhưng chúng ta đc tạo ra với quy luật rằng chúng ta sẽ trả bất cứ giá nào cho sự hài lòng đó – ngay cả với mạng sống của người khác.
TN. Ông vừa nói về lương tâm đã được huấn luyện. Ý ông là chúng ta ko đc sinh ra với 1 lương tâm đủ tốt để hướng dẫn chúng ta sao?
OG. Nếu như thế, thì trẻ em và những kẻ mọi rợ đều sẽ biết cái gì đúng và sai, và ko cần phải đc dạy bảo về chúng nữa.
TN. Nhưng lương tâm có thể đc huấn luyện sao?
OG. Đúng thế.
TN. Dĩ nhiên là bởi cha mẹ, thầy cô, trường lớp, và sách vở.
OG. Đúng- họ làm phần việc của họ; họ làm những thứ họ có thể làm.
TN. Còn phần còn lại thì bởi-
OG. Ồ, bởi hàng triệu những ảnh hưởng ko đc chú ý đến – dù tốt hay xấu: những ảnh hưởng làm việc ko ngừng nghỉ trong từng khoảnh khắc tỉnh thức của 1 con người, từ lúc còn trong nôi cho đến lúc xuống mồ.
TN. Ông có lập danh sách cho những điều này ko?
OG. Có – rất nhiều.
TN. Ông có thể đọc cho tôi kết quả chứ?
OG. Lúc khác thì đc. Nó sẽ mất cả giờ đồng hồ.
TN. 1 lương tâm có thể đc huấn luyện để xa lánh cái xấu và thích cái thiện?
OG. Được.
TN. Nhưng nó chỉ dùng cho những lý do ‘làm hài lòng tinh thần’ thôi ư?
OG. Nó ko thể đc huấn luyện vì những lý do khác. Đó là việc bất khả.
TN. Chắc chắn phải có 1 hành động tự hi sinh một cách chân thực và rõ ràng đc ghi chép trong lịch sử loài người ở đâu đó.
OG. Anh còn trẻ. Anh còn thêm nhiều năm nữa để sống. Tìm kiếm nó xem.
TN. Khi 1 người thấy 1 người khác đang vùng vẫy trong nước, anh ta liều mình nhảy xuống nước để cứu người đó, đối với tôi thì đó có vẻ là–
OG. Chờ đã. Mô tả anh chàng đó. Mô tả người kia. Nói xem có nhân chứng khác đang hiện diện ko; hay là họ đang một mình.
TN. Những việc này thì liên quan gì đến hành động đẹp đẽ này.
OG. Rất nhiều đấy. Chúng ta có nên giả sử rằng, ngay từ ban đầu, hai người họ đang một mình, ở 1 nơi trống vắng, vào nửa đêm.
TN. Ông chọn đi.
OG. Và người bị nạn kia là con gái của anh chàng nọ?
TN. Ừm, k-không- chọn người khác đi.
OG. Vậy thì, một tên du côn say xỉn, du đãng?
TN. Tôi thấy rồi. Hoàn cảnh thay đổi trường hợp. Tôi giả định rằng nếu ko có nhân chứng quan sát hành động, người đàn ông kia sẽ chẳng làm việc cứu giúp.
OG. Nhưng ở đâu đó sẽ có 1 người sẽ giúp. Con người, ví dụ như, người đàn ông mất mạng khi cố gắng cứu đứa bé khỏi hỏa hoạn; và người bố thí cho người đàn bà già 25 cents rồi đi bộ về nhà trong cơn bão tuyết – ở đâu đó sẽ có người sẽ làm việc đó. Và tại sao? Bởi vì họ ko thể chịu đựng việc nhìn thấy 1 con người khác vùng vẫy trong nước và ko nhảy xuống để giúp. Điều đó sẽ gây đau đớn cho họ. Họ sẽ cứu người kia vì lý do đó. Họ sẽ ko làm thế vì lý do khác. Họ tuân thủ nghiêm ngặt quy luật mà tôi đã và đang nhấn mạnh. Anh phải ghi nhớ và luôn luôn phân biệt những người ko thể chịu đựng với những người có thể. Nó sẽ làm sáng tỏ một số trường hợp ‘hy sinh bản thân’.
TN. Ôi, thật đáng kinh tởm.
OG. Đúng vậy. Đúng sự thật nữa.
TN. Đây rồi- lấy ví dụ về 1 đứa bé ngoan làm những việc mà nó ko muốn làm, để chiều lòng mẹ nó.
OG. Đứa nhóc làm bảy phần mười việc đó bởi vì bản thân đứa trẻ hài lòng khi làm hài lòng mẹ nó. Cho phần lớn lợi thế ở đầu bên kia và đứa bé ngoan ngoãn kia sẽ ko làm việc đó nữa. Nó phải tuân theo quy luật thép. Ko ai có thể thoát khỏi quy luật đó.
TN. Lấy ví dụ về 1 đứa bé hư–
OG. Anh ko cần phải nhắc đến nó, tốn thời gian. Hành động của đứa bé hư ko phải là vấn đề. Dù nó có là bất cứ thứ gì, đứa bé có lý do làm hài lòng tinh thần cho hành động đó. Nếu ko thì anh đã nghe nhầm, đứa bé đã ko làm điều đó.
TN. Điều này bực bội quá. Một lúc trước ông nói rằng lương tâm của con người bẩm sinh ko phải là 1 vị quan tòa của đạo đức và phẩm hạnh, nhưng nó cần phải đc dạy dỗ và huấn luyện. Bây giờ tôi nghĩ rằng lương tâm có thể trở nên mơ màng và lười biếng, nhưng tôi ko nghĩ là nó có thể trở nên sai trái; nếu ta đánh thức nó–
Một Câu Chuyện Nhỏ
Ngày xửa ngày xưa có một người vô thần đến làm khách trong một gia đình của 1 bà góa theo đạo Ki-tô giáo, bà có một đứa con nhỏ bị bệnh và sắp chết. Người vô thần thường ngồi cạnh chiếc giường bệnh và làm đứa trẻ vui bằng cách trò chuyện, và anh ta dùng những cơ hội này để thỏa mãn 1 mong mỏi mạnh mẽ trong tính cách của anh ta — mong muốn mà chúng ta ai cũng có, đó là đc làm hoàn cảnh của người khác trở nên tốt hơn bằng cách làm người khác nghĩ giống như mình. Anh ta đã thành công. Nhưng đứa bé sắp chết, trong những giây phút cuối, trách móc anh ta rằng:
“Tôi đã tin, và đã hạnh phúc trong niềm tin này; nhưng ông đã lấy đi niềm tin và sự an ủi của tôi. Bây giờ tôi chẳng còn lại gì, và tôi chết trong khổ sở; bởi vì những điều ông đã nói với tôi ko thể bù đắp lại những điều tôi đánh mất.”
Và người mẹ, cũng oán trách người vô thần rằng:
“Con tôi lạc lối mãi mãi rồi, và trái tim tôi tan vỡ. Làm sao ông có thể làm điều độc ác này? Chúng tôi đã ko làm gì hại đến ông, chỉ những điều tốt bụng; chúng tôi đã coi ông như người nhà, ông đã đc chào đón với tất cả những gì chúng tôi có, và đây là phần thưởng của chúng tôi.”
Trái tim của người vô thần tràn đầy sự hối hận vì những điều ông ta đã làm, và ông ta nói:
“Đây là điều sai- tôi biết lỗi rồi; nhưng tôi đã chỉ cố làm điều tốt cho cháu nó. Từ quan điểm của tôi thì cháu nó đã sai lầm; nó như là trách nhiệm của tôi để dạy cháu nó biết sự thật.”
Người mẹ nói:
“Tôi đã dạy con tôi, suốt cả cuộc đời ngắn ngủi của nó, những điều tôi tin là sự thật, và trong niềm tin đó cả hai người chúng tôi đã hạnh phúc. Bây giờ thì nó đã chết, – và lạc lối; và tôi thì khổ sở. Tín ngưỡng của chúng tôi đã đc truyền đến chúng tôi qua hàng thế kỉ từ các bậc tiền bối; ông có quyền gì, hay bất cứ ai, dám xáo trộn nó? Danh dự của ông ở đâu, liêm sỉ của ông ở đâu?”
TN. Hắn là một tên khốn nạn, và xứng đáng bị tử hình!
OG. Anh ta cũng nghĩ về mình như vậy, và cũng nói thế.
TN. À- ông thấy đấy, lương tâm của hắn đã thức tỉnh!
OG. Đúng vậy, sự Bất Mãn của Bản Ngã đã thức tỉnh. Nó làm ông ta đau đớn khi người mẹ khổ sở. Ông ta hối lỗi vì đã làm điều mang lại đau đớn cho ông ta. Nó đã ko xảy đến với ông ta việc nghĩ về người mẹ khi ông ta dạy dỗ đứa trẻ, vì ông ta đã bị cuốn hút vào việc cung cấp sự sung sướng cho bản thân ông ta. Cung cấp nó bằng việc thành toàn thứ ông ta tin là tiếng gọi của nghĩa vụ.
TN. Ông muốn gọi nó là gì cũng đc, nhưng đối với tôi thì nó là một trường hợp của lương tâm đc thức tỉnh. Cái lương tâm đc thức tỉnh này sẽ ko bao giờ có thể khiến nó rơi vào rắc rối như thế này nữa. 1 sự cứu chữa như này là 1 sự cứu chữa vĩnh viễn.
OG. Xin thứ lỗi – tôi chưa kết thúc câu chuyện. Chúng ta là những sinh vật của ngoại lực – chúng ta ko khởi nguồn thứ gì từ bên trong. Bất cứ khi nào chúng ta gặp một dòng suy nghĩ mới và trôi vào dòng suy nghĩ, niềm tin và hành động mới, sự thúc đẩy luôn luôn đc gợi ý từ bên ngoài. Sự hối hận gặm nhấm người vô thần và nó làm tan chảy sự chán ghét của anh ta đối với tôn giáo của đứa trẻ, và làm anh ta đến với nó trong sự chịu đựng, tiếp đến là lòng tốt bụng, vì người mẹ và đứa trẻ. Cuối cùng anh ta thấy bản thân mình xem xét nó. Từ khoảnh khắc đó xu hướng mới trong anh ta phát triển đều đặn và mạnh mẽ. Anh ta trở thành một Ki-tô hữu ngoan đạo. Và giờ thì sự hối hận vì đã cướp mất niềm tin và sự cứu độ của đứa trẻ quá cố làm anh ta cay đắng hơn bao giờ hết.
Nó ko cho anh ta sự nghỉ ngơi, sự bình an. Anh ta phải có được sự nghỉ ngơi và bình an – nó là quy luật tự nhiên. Có vẻ như chỉ có 1 cách để đạt đc nó; anh ta phải cống hiến bản thân mình để cứu vớt những linh hồn đang lâm nguy. Anh ta trở thành 1 người truyền đạo. Anh ta đặt chân đến một vùng đất ngoại đạo trong tình trạng bệnh yếu và bơ vơ. Một bà góa người bản địa cho anh ta ở trong ngôi nhà khiêm tốn của mình và chăm sóc anh ta đến khi hồi phục. Sau đó đứa con nhỏ của bà ta bị bệnh vô phương cứu chữa, và người truyền đạo với lòng biết ơn giúp đỡ bà góa chăm sóc đứa trẻ. Đây là cơ hội đầu tiên của anh ta để sửa chữa sai lầm mà anh đã gây ra cho đứa trẻ trước kia, bằng cách làm cho đứa trẻ này một ân huệ cao đẹp, đó là hủy đi tín ngưỡng ngốc nghếch về những ngụy thần của đứa trẻ này. Anh ta đã thành công. Nhưng đứa trẻ sắp chết, trong những giây phút cuối, trách móc anh ta rằng:
“Tôi đã tin, và đã hạnh phúc trong niềm tin này; nhưng ông đã lấy đi niềm tin của tôi, và sự an ủi của tôi. Bây giờ tôi chẳng còn lại gì, và tôi chết trong khổ sở; bởi vì những điều ông đã nói với tôi ko thể bù đắp lại những điều tôi đánh mất.”
Và người mẹ, cũng oán trách người truyền đạo rằng:
“Con tôi lạc lối mãi mãi rồi, và trái tim tôi tan vỡ. Làm sao ông có thể làm điều độc ác này? Chúng tôi đã ko làm gì hại đến ông, chỉ những điều tốt bụng; chúng tôi đã coi ông như người nhà, ông đã đc chào đón với tất cả những gì chúng tôi có, và đây là phần thưởng của chúng tôi.”
Trái tim của người truyền đạo tràn đầy sự hối hận vì những điều ông ta đã làm, và ông ta nói:
“Đây là điều sai- tôi biết lỗi rồi; nhưng tôi đã chỉ cố làm điều tốt cho cháu nó. Từ quan điểm của tôi thì cháu nó đã sai lầm; nó như là trách nhiệm của tôi để dạy cháu nó biết sự thật.”
Người mẹ nói:
“Tôi đã dạy con tôi, suốt cả cuộc đời ngắn ngủi của nó, những điều tôi tin là sự thật, và trong niềm tin đó cả hai người chúng tôi đã hạnh phúc. Bây giờ thì nó đã chết, – và lạc lối; và tôi thì khổ sở. Tín ngưỡng của chúng tôi đã đc truyền đến chúng tôi qua hàng thế kỉ từ các bậc tiền bối; ông có quyền gì, hay bất cứ ai, dám xáo trộn nó? Danh dự của ông ở đâu, liêm sỉ của ông ở đâu?”
Sự đau khổ đến từ sự hối hận và cảm giác phản bội của người truyền đạo trở nên cay đắng dày vò và ko thể xoa dịu được nữa, bây giờ, như chúng đã từng trong trường hợp trước đó. Câu chuyện đã kết thúc. Lời bình luận của anh là gì?
TN. Lương tâm của anh ta là một tên ngốc! Nó bệnh hoạn. Nó ko biết được việc đúng và sai.
OG. Tôi ko lấy làm tiếc khi nghe anh nói thế. Nếu anh cho lương tâm của một con người ko biết phải trái, thì đó là 1 sự công nhận rằng có những cái lương tâm khác cũng như thế. Một sự công nhận duy nhất đủ để chấm dứt giáo điều về sự phán xét ko thể sai lầm của lương tâm. Nhân tiện tôi muốn anh lưu ý một điểm.
TN. Điều gì?
OG. Rằng trong cả 2 trường hợp, hành động của anh ta ko gây cho anh ta sự bất mãn tinh thần, và anh ta đã khá là hài lòng với nó và đạt đc sự sung sướng từ nó. Nhưng sau đó khi nó gây cho anh ta đau đớn, anh ta thấy hối hận. Hối hận rằng nó đã gây ra đau đớn cho người khác, nhưng ko vì lý do nào khác dưới ánh mặt trời rằng đau đớn của họ cũng làm anh ta đau đớn. Lương tâm của chúng ta không quan tâm đến cơn đau gây ra cho người khác cho đến khi nó chạm đến mốc mà nó gây đau đớn cho chúng ta. Trong tất cả mọi trường hợp ko có ngoại lệ, chúng ta tuyệt đối vô tư trước nỗi đau của người khác cho đến khi sự đau khổ của người đó làm ta ko thoải mái. Nhiều người vô thần sẽ chẳng bị vướng bận bởi sự thống khổ của bà góa Ki-tô giáo kia. Anh tin chứ?
TN. Vâng. Ông có thể nói như thế về một người vô thần bình thường, tôi nghĩ vậy.
OG. Và nhiều người truyền giáo, nghiêm khắc và kiên cố bởi ý thức trách nhiệm, sẽ chẳng vướng bận trước sự thống khổ của bà góa ngoại đạo – những người truyền đạo Jesuit ở Canada trong những thời kỳ đầu Pháp thuộc, là 1 ví dụ; đọc vài trích đoạn của Parkman đi.
TN. Được rồi, chúng ta hãy dừng lại. Chúng ta đã đi đến đâu rồi?
OG. Đây này. Chúng ta (loài người) đã gắn lên bản thân chúng ta một số phẩm chất mà tên của chúng gây hiểu lầm. Tình Yêu, Thù Ghét, Từ Thiện, Bác Ái, Hám Lợi, Nhân Từ, và nhiều nữa. Ý tôi là chúng ta gắn những ý nghĩa gây hiểu lầm với những danh từ. Tất cả chúng đều là dạng khác nhau của sự tự hài lòng, tự thỏa mãn, nhưng những danh từ cải trang chúng rồi chúng làm xao lãng sự chú ý của chúng ta vào sự thật. Thêm nữa là chúng ta đã lén lút thêm 1 từ vào từ điển mà nó ko nên có ở trong từ điển 1 chút nào – Sự Tự Hy Sinh. Nó mô tả một thứ ko tồn tại. Nhưng tệ hơn cả là, chúng ta lờ đi và ko bao giờ nhắc đến Sự Thúc Đẩy Duy Nhất, thứ ra lệnh và ép buộc con người hành động: nhu cầu, mong muốn bảo toàn sự chấp thuận của bản thân, trong mọi trường hợp khẩn cấp và bằng mọi giá. Đối với nó, chúng ta nợ tất cả những gì chúng ta có. Nó là hơi thở, trái tim, máu của chúng ta. Nó là dây cương, roi da, sức mạnh duy nhất thúc dục chúng ta; ko thứ gì khác. Ko có nó chúng ta chỉ là những hình ảnh trơ lì, những xác chết; sẽ ko có ai làm gì cả, sẽ ko có những tiến trình, thế giới sẽ đứng yên một chỗ. Chúng ta phải đứng ngả mũ cung kính khi tên của sức mạnh vĩ đại ấy được thốt lên.
TN. Tôi ko bị thuyết phục.
OG. Anh sẽ thôi, khi anh nghĩ kĩ.
Hình minh hoạ là Danh Do sau khi đọc xong bài này