Trung bình mỗi ngày sẽ có hơn 60.000 dòng suy nghĩ nảy lên trong đầu, và 80% trong số đó vô dụng và lặp lại của những ngày trước đó. Thống kê là thế, không có bất kỳ minh chứng cụ thể nào chứng minh cho luận điểm này – nhưng đó là một sự thật mà anh em phải chấp nhận, rằng anh em suy nghĩ rất nhiều – người ta gọi những ý nghĩ này là ‘tạp niệm’
Đúng với tên gọi của nó, đa phần tạp niệm đều liên quan đến những thứ vô tác dụng – người ta nghĩ gì về mình, lỡ mình thất bại sao, mình viết như vậy có ổn không, không ai like page thì sao pla ple plu etc – đều không phải là vấn đề ở giây phút hiện tại.
Tạp niệm có hại không? Có, hại vl là đằng khác. Anh em đôi khi không để ý chứ đắm chìm trong cảm giác suy tư là một hành động gây mất thời gian và năng lượng, đồng thời ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc của anh em nếu chẳng may những điều không hay được nhắc đến. Không phủ nhận rằng tâm trí của anh em là cái nôi của sự sáng tạo, trong mớ bồng bông mà anh em nghĩ đến đôi lúc vẫn có những ý niệm sâu sắc, cơ mà nó không nhiều.
Việc để đầu óc thường xuyên rơi vào trạng thái overthinking sẽ bào mòn đi bộ não của bản thân, lâu dài anh em sẽ gặp khó khăn trong những việc đòi hỏi sự tập trung cao độ trong khoảng thời gian khá dài. Chưa kể là vì hay ở trong những dòng suy nghĩ lan man, có những vấn đề xảy ra, yêu cầu phải đưa ra quyết định chớp nhoáng, thì khó cho anh em nhìn ra cái core của vấn đề, vì phần nào nó lu mờ dưới sương mù chằng chịt những suy nghĩ nặng cảm xúc khác.
Hẳn không ít anh em gặp khó khăn trong việc chìm vào giấc ngủ, tưởng tượng là thứ sẽ đưa anh em bay xa và chắc chắn là xa quá xa miền nghỉ ngơi cần thiết. Hiện tượng overthinking trước khi ngủ là rất thường, hầu như ai cũng bị, có điều anh em nên lưu ý cho, khi anh em chưa gánh trên vai những trách nhiệm nặng nề và các mối lo toang cơm áo gạo tiền, anh em đã bị như vậy, sau này đầu óc sẽ còn mệt mỏi nữa.
Nếu chịu khó để ý, anh em sẽ thấy phần lớn những ý tưởng hay ho chỉ tự dưng bộc phát chứ không phải được tìm thấy thông qua quá trình suy nghĩ dài hạn. Đồng ý rằng đôi khi suy nghĩ sẽ tìm ra được giải pháp, nhưng những cách tối ưu nhất lại xuất hiện vào những lúc không ngờ – mà những thứ như thế chỉ rõ ràng hơn cả khi tâm trí anh em rơi vào trạng thái tĩnh lặng, rất ít hay thậm chí không có tạp niệm nào.
Có nhiều cách để anh em có thể giữ gìn tâm trí của mình thôi rối loạn, nào là thiền, nhà Phật thì có chánh niệm, mỗi phút mỗi giây đều chú tâm vào hơi thở, vận động cường độ cao v.v nhiều phương pháp lắm.
Quan trọng hơn hết là anh em phải ý thức về việc mình đang suy nghĩ và tự hỏi xem việc suy nghĩ đó có giải quyết điều gì ở hiện tại hay là không. Chẳng hạn đang cần tập trung học tập, nhưng một kỷ niệm với gia đình từ lúc trước khiến anh em phải nghĩ ngợi, lo lắng làm sao để cải thiện chất lượng các mối quan hệ thân thiết trong gia đình, làm thế này được không, làm thế kia thì thế nào,… thứ nhất là nó lại làm tốn thời gian và tản mát đi sự tập trung tinh thần của anh em vào việc học – thứ hai là ở hiện tại, việc nghĩ ra giải pháp không giải quyết được vấn đề. Điều này cũng đòi hỏi một quá trình dài luyện tập, vì đôi lúc anh em sẽ bị trượt đi khỏi ý thức và đắm chìm vào suy nghĩ, cứ mỗi lần như thế chỉ cần biết mình đang suy nghĩ thì anh em đã lấy lại một bước tiến cho sự tỉnh táo của bản thân rồi. Mà phần lớn những suy nghĩ lúc đó, như đã nói ở trên, vô dụng và không hợp thời điểm.
Tôi làm được chưa? Dĩ nhiên là chưa haha, mô ra dễ vậy. Mỗi ngày, cũng như anh em, tôi vẫn phải struggle với hàng tá những suy nghĩ linh tinh, có lúc tôi ý thức được, có lúc thì không, có lúc thì tôi chánh niệm – đặc biệt là pha cà phê mỗi sáng, tôi thích việc đó nên mỗi khi làm tôi khá là chú tâm, đôi khi rửa chén cũng chú tâm lắm. Để đạt được trạng thái tập trung, hạn chế tạp niệm thì phải xen kẽ thêm nhiều hành động đòi hỏi sự tập trung khác xuyên suốt một ngày – chẳng hạn như 20p thở Wim Holf nè, nín thở chết cha luôn tâm trí đâu suy nghĩ nữa; rồi viết nhảm như chừ nè, và vận động cường độ cao – mấy lúc thế này rất đuối, thân thể đau, anh em chỉ để ý đau vs mệt thế nào thay vì những cảm xúc khác – ý tưởng cho những chủ đề cho phép tôi viết xuống phần lớn cũng từ những lúc như vậy, đầu óc nó tĩnh đi một chút thì những ý niệm mới nó sẽ rõ ràng hơn.