ALERT: CONTROVERSIAL( GÂY TRANH CÃI)-Hãy giữ tâm lí khách quan nhất trước khi xem post này
LỜI NÓI ĐẦU
T tính ghi post này vài ngày nữa nhưng mới lên bài kia đã có sự hiểu nhầm trong group chat ad/mods lẫn vài người theo đạo.
Thôi kệ. T sẽ giải thích đơn giản nhất về ĐẠO ĐỨC TƯƠNG ĐỐI
1/ ĐẠO ĐỨC LÀ GÌ?
Trước tiên, đạo đức ở đây là moral, không phải ethical.-
Và moral và ethical khác nhau thế nào?
Moral có xu hướng được định hình bởi môi trường xung quanh, ví dụ: ba mẹ, nhà trường, thầy cô, tôn giáo,… Giá trị đạo đức ấy định hình cho con người biết: Đâu là đúng và đâu là sai? Đâu là tốt và đâu là xấu.
Trong khi đó, ethical được ví như đạo đức nghề nghiệp. Và nó đôi khi không “moral” lắm.
Lấy ví dụ cho dễ hình dung: Một luật sư bào chữa cho một tên tội phạm giết người. Đạo đức(Ethical) nghề nghiệp của anh ta phải đảm bảo tên tội phạm được thoát tội. Nhưng vì tội ác của hắn quá ghê tởm, anh đã để đạo đức(moral) cá nhân của mình chỉ ra chứng cứ chống lại hắn. Đối với chúng ta, việc làm của anh ta là đúng. Nhưng đối với đạo đức(ethical) nghề nghiệp, anh ta đã vi phạm nghiêm trọng các quy tắc đạo đức được đặt ra trong ngành., vi phạm tới Luật sư-khách hàng đặc quyền(Attorney–client privilege).
2/ ĐẠO ĐỨC TƯƠNG ĐỐI LÀ GÌ?
Nôm na hãy hiểu rằng, mỗi người có những moral codes khác nhau. Không ai giống ai.
Đạo đức được thể hiện khác nhau thông qua các vấn đề như: phá thai, hình phạt tử hình, tử hình nhân đạo, nghi lễ, chế độ nô lệ, ăn thịt đồng loại(ở các bộ lạc), ăn thịt, những thí nghiệm nào được cho phép trên động vật, những thí nghiệm nào được cho phép trên con người,… Ngoài ra, còn về trinh tiết của phụ nữ, người ta có thể có bao nhiêu vợ/chồng, có cần thiết phải báo hiếu cha mẹ hay không,…
Ý chính là thế. Tránh dài dòng vào ví dụ thực tiễn khắc nghiệt.
3/ Tôn giáo và đạo đức tương đối
Một điều t phải thừa nhận, một vài tôn giáo đã đặt cơ sở niềm tin về đạo đức vững chắc trong khoảng thời gian dài. Nhưng khi khoa học càng phát triển, nền tảng ấy bị lung lay và dễ bị đám thổ tả đó đạp đổ. Không lạ gì khi một số cánh Hữu cho rằng ai theo đạo đức tương đối thì là thổ tả. Vì thổ tả thường dùng đạo đức tương đối để thúc đẩy các chính sách thổ tả của bọn chúng.
Đã có một khoảng thời gian cánh Hữu thừa niềm tin nhưng lại thiếu chứng cứ(lack of evidence) hoặc tệ hơn là không biết/không tận dụng được bằng chứng khoa học để bảo vệ các giá trị cánh Hữu. Nghĩa là sao? Nghĩa là khoảng thời gian mà ai cũng cho rằng: “Quan hệ trước hôn nhân là tội lỗi..” “Giết người là sát sanh… Đi xuống 18 tầng địa ngục,…”, “Phá thai là giết người…”
Cánh Hữu rơi vào chính cái trap đạo đức do cánh Tả bày ra với phá thai, hiếp dâm,…
4/ Một số ví dụ về đạo đức tương đối
Ví dụ về Desmony Doss, ông là một người theo đạo Thiên Chúa. Ông có niềm tin mãnh liệt với Đức Chúa Trời. Niềm tin đạo đức tuyệt đối của ông là không bao giờ giết người. Nguyên nhân là do người cha bạo lực đã từng cầm súng đe dọa mình. Đến khi Thế chiến II nổ ra, Doss vẫn một mực từ chối cầm súng với niềm tin đạo đức tuyệt đối của mình. Trong khi đó, mọi người xung quanh tuy không muốn cầm súng nhưng với nghĩa vụ, đạo đức của một người lính, họ phải cầm để bảo vệ quê hương. Thử hình dung, nếu ai cũng có một niềm tin đạo đức tuyệt đối như Doss, Mỹ sẽ trở nên thế nào? Liệu có ai đánh giá hành vi đạo đức của Doss là đúng hay sai khi anh không cầm súng giết người hay nói cách mĩ miều hơn là bảo vệ quốc gia?
Ví dụ 2: T vừa xem một video khá hay về tôn giáo nói về mặt hại của bao cao su như bênh về thai sản, tử cung,… về vấn đề quan hệ trước hôn nhân. Nếu người dân ai cũng tin rằng:” Quan hệ trước hôn nhân là tội lỗi” mà không chịu đi thực chứng, tìm kiếm số liệu khoa học thì liệu câu nói:” Quan hệ trước hôn nhân là tội lỗi” có còn cơ sở vững chắc nào ngoài niềm tin đạo đức tuyệt đối của họ?
Ví dụ 3: Nếu các nhà khoa học pro-life không cố gắng củng cố niềm tin của họ bằng những bằng chứng khoa học như: Khi thụ tinh thì bào thai đã có DNA riêng biệt, các biện luận khoa học về mặc nhận thức của thai nhi, bảo vệ sinh mạng bằng các số liệu thì liệu câu nói: “Phá thai là tội ác” có đủ khả năng để chống lại Án Lệ Roe v.Wade?
Ví dụ 4 về cái gọi là Pseudo Moralistic Stance:
Một chiếc xe tải mất phanh . Phía trước là 1 dàn xe máy đang dường đèn đỏ. Đồng thời khi ấy anh ta có thể bẻ lái sang phải và tông vào một ngôi nhà. Tuy nhiên trước cửa nhà có 1 đứa bé. Bên trái thì làn ngược chiều nhiều xe đang phi qua đèn xanh.
Anh phải làm sao? Tông đứa bé trước nhà là cách làm giảm thiểu hóa số người chết tuy nhiên. Anh sẽ dính vào một câu hỏi đạo đức:”Anh là ai mà được quyền quyết định người nào được sống, người nào phải chết?”
Trả lời thế nào cũng bị dính bẫy đạo đức. Vì người sai là anh. Và nếu có người bênh anh. Họ cũng bị chửi.
Áp dụng cho cả trường hợp bảo vệ phá thai.
Tôn giáo ở khía cạnh đạo đức, dùng để xây dựng một hệ thống niềm tin đạo đức, điều chỉnh hành vi đạo đức cho con người. Nhưng không phải chỉ qua giáo lí, Kinh Thánh của Công giáo, kinh sách của Phật giáo mà nó phải đi kèm với cơ sở khoa học. Đám thổ tả lợi dụng đạo đức tương đối để tạo ra cái trap đạo đức vì sự thiếu bằng chứng khoa học. Không lạ lắm vài năm trước, khi nói tới phá thai, t còn chả biết DNA là gì chỉ nghe bảo rằng: “Giết người là xấu, là xuống 18 tầng địa ngục”(T đạo Phật)
Người theo Đạo đức Tương đối là người không dựa trên nền tảng niềm tin để lí giải các hiện tượng xã hội mà là người đi tìm ra nguyên nhân, hiệu ứng nó gây ra là gì? Nếu phá thai là xấu thì nó xấu thế nào? Nguyên nhân dẫn đến phá thai và cách phòng ngừa nó?
Xác nhận các dữ kiện là gì? Kiểm soát hay giảm thiếu các khả năng cho ra các kết quả tệ dựa trên tri thức, số liệu đã thu nhập. Dựa trên cái gì là có thật.
—
LỜI KẾT
Đã qua cái thời kỳ con người nghe răm rắp Kinh thánh, kinh sách và giáo lý, cho nên để duy trì được niềm tin đạo đức bản thân và thuyết phục người khác thì làm ơn, đừng nói chuyện về đạo đức. Tránh nói về đạo đức vì đạo đức giữa người này người nọ là tương đối,.. M có niềm tin đạo đức tuyệt đối thì đó là niềm tin của m và m không thể ép người khác tin theo. Thế nên phải dùng dữ liệu khoa học để debunk với đám thổ tả. Cứ lậm vào Pseudo Moralistic Stances thì kiểu nào cũng dính chưởng.
#bleachuck
Nguồn:
Moral Relativism Explained, Gilbert Harman