“Yếu đuối thì có thuốc chữa, khôn ngoan thì có niềm vui; còn sự uyên thâm siêu phàm lại là hạnh phúc bậc nhất.”
Edward Young, Virtues’s Apology
Một số người sinh ra và chết đi với đôi chân được vẫn còn ở nơi tươi đẹp của cuộc sống này. Những con người đầu óc khỏe mạnh trong số chúng ta. Những cá nhân may mắn này đều bẩm sinh đã tự hướng đến niềm vui và lạc quan và trải nghiệm cuộc sống như một bữa tiệc dài lê thê, hay như William James quan sát được:
“Có những người đàn ông [và đàn bà] có vẻ như bắt đầu cuộc sống với một hoặc hai chai sâm-panh để ghi nhận cho danh tiếng của họ.” William James, The Varieties of Religious Experience.
Có vẻ với những người khác thì điều tốt lành của cuộc sống lại không đến một cách tự nhiên mấy. Thay vì được tắm trong niềm vui và lạc quan một cách bản năng thì một số người lại có một đầu óc bệnh tật hơn và do đó họ tự hướng góc quan cuộc sống mình qua một lăng kính màu đen tối hơn.
“Chúng ta như những con cừu đang chơi trên cánh đồng,” nhà triết học Schopenhauer quan sát thấy,
“Trong khi tên đồ tể đang hướng mắt về phía chúng và chọn lựa con đầu tiên và con tiếp theo; khi còn đang trong những ngày tươi đẹp thì ta lại chẳng biết cái số phận tai ương nghiệt ngã nào tại khoảnh khắc này đang chờ đợi chúng ta, bệnh tật, hành hạ, bần cùng, cắt xẻo, mất thị lực, điên loạn, cái chết, và hơn thế nữa.”Arthur Schopenhauer, Parerga and Paralipomena.
Khi tâm trí của chúng ta bị bệnh tật nó không còn thấy niềm vui, và do đó, nếu chúng ta đã tự hướng mình vào những suy nghĩ bệnh hoạn thì ta bắt buộc phải cân bằng ngược lại thứ bóng tối này qua cách có thêm nhiều niềm vui hơn, hay như nhà văn Rober Luois Stephenson ghi chú lại:
“Bỏ lỡ niềm vui là bỏ lỡ tất cả.”Robert Louis Stephenson, Across the Plains
Trong video này chúng ta sẽ giải thích 3 chiến lược đơn giản giúp gia tăng thêm niềm vui mà ta có thể sử dụng để tiếp thêm sinh lực cho đời.
Khi những dòng suy nghĩ tối đen làm mù mờ trí óc, nó thật dễ để cho ta tin tưởng rằng mình đang mắc kẹt bên trong một mê cung và rằng một ý chí nỗ lực phi thường là cách thức duy nhất để trốn thoát. Nhưng niềm tin như này lại ngó lơ sự thật rằng cảm xúc đi kèm cùng với hành động, và tâm trạng cũng là một sự phản chiếu tới môi trường xung quanh, và một sự chuyển dịch từ bóng đêm sang ánh sáng niềm vui có thể thực hiện bằng cách tham gia một hoạt động tầm thường đến nỗi mà nó làm giảm đi giá trị của việc trị liệu tâm lý. Thứ hoạt động này đơn giản là dành thời gian nhất định để đắm chìm bản thân mình vào một chiều không gian giúp chữa lành của tự nhiên, tránh xa khỏi sự ảnh hưởng của công nghệ.
“Sẽ chẳng có nỗi u sầu đen tối nào dành cho anh, khi anh vẫn còn giữ được những giác quan của mình và đang sống giữa thiên nhiên.”Henry David Thoreau, Walden
Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực về Ecotherapy (Trị liệu bằng thiên nhiên) đã chứng nhận điều mà những người yêu thiên nhiên từ lâu đã biết: Ở trong môi trường tự nhiên là một dạng phục hồi có tác động mạnh mẽ. Thời gian ta dành càng nhiều trong tự nhiên thì ta càng được ban nhiều phước lành hơn với việc giảm tình trạng mệt mỏi của trí não, độ sáng tạo tăng cao, cảm giác hạnh phúc, giúp chịu đau tốt hơn, giảm thiểu căng thẳng, và cả một hệ thống miễn dịch được nâng cao. Một người leo núi tên John Muir, được đặt biệt danh một cách khéo léo là “John of the Mountain” cũng không lạ gì trước khả năng của thiên nhiên khi truyền vào chúng ta một sinh lực mới, và như anh đã viết:
“Leo lên những ngọn núi và đón nhận những tin vui của nó. Sự bình yên của thiên nhiên sẽ lẻn lỏi vào bên trong bạn như cách ánh nắng chiếu vào những cái cây. Những ngọn gió sẽ thổi luồng sức sống mới của nó vào bạn, và cả những cơn bão lốc tràn đầy năng lượng của mình, trong khi sự vuốt ve thì rơi xuống như những chiếc lá mùa thu. Khi tuổi tác đã đến, nguồn năng lượng này và nguồn năng lượng khác dành cho sự tận hưởng đều bị mất đi, nhưng của thiên nhiên thì không bao giờ là cạn kiệt cả.”
John Muir, The Mountains of California.
Nếu khả năng để khám phá thiên nhiên của chúng ta bên ngoài thành phố bị giới hạn, chúng ta nên tìm những nơi biệt lập yên tĩnh của thiên nhiên giấu kín sâu bên trong những cánh rừng làm bằng bê tông (Thành phố), hay kể cả là dành thời gian trong một công viên ở thành phố cũng đã mang tới một số lợi ích giúp niềm vui tăng cao liên quan tới việc ở trong thiên nhiên hoang dã.
“Với sự có mặt của tự nhiên, một niềm vui sướng hoang dại chảy qua anh ta, thay vì một nỗi sầu thật sự. Tự nhiên nói rằng, – Anh chính là tạo vật của ta, và [mặc dù] mang tất cả những nỗi tiếc nuối không đáng có, nhưng anh vẫn được đón chào bởi ta.”Ralph Waldo Emerson, Nature.
Đi cùng với việc hấp thụ dồi dào dòng suối chảy của niềm vui đến từ tự nhiên, một chiến lược khác để tăng thêm niềm vui đó là xúi giục tạo ra một sự thay đổi tức thời về cách ta nhìn nhận thế giới này. Đặc biệt hơn, chúng ta có thể lấy ra một trang từ cuốn sách thần bí nói về cách giải khuây và học cách để chiết tách niềm vui từ những trải nghiệm được cho là “bình thường” và “trần tục”.
“Để thấy Thế Giới trong một hạt cát, và Thiên Đường như một đóa hoa rừng. Hãy giữ Vô Cùng trong lòng bàn tay bạn, và Thiên thu trong một khắc đồng hồ.”William Blake, Auguries of Innocence.
Sự thần bí này thường được ví von như một cá nhân mà, qua hàng năm miệt mài thiền định và những hoạt động tinh thần khác, đã chuyển sinh tới một mức độ nhận thức cao hơn, phá vỡ bức màn ảo giác bao quanh, và có được sự hòa hợp với vũ trụ hay thánh thần. Nhưng dưới góc độ đơn thuần hơn thì sự thần bí này có thể được xem như một cá nhân, người đã có những giác quan tôi luyện sắc bén mà rằng anh hay cô ta có thể thấy sự vĩ đại và tuyệt vời đến từ nơi bình dị và có được một niềm vui không hồi kết từ cái nhìn, âm thanh, và trải nghiệm của cuộc sống thường nhật. Sự thần bí, nói theo cách khác, là hiểu được rằng nếu muốn tìm thấy niềm vui, thì nó chỉ có thể được tìm thấy qua những gì đang có ở thực tại và nằm trong tầm với của mình.
“Ngươi phải sống ở hiện tại, phóng mình lên từng đợt sóng, tìm cái vĩnh cửu của mình trong từng khắc giây. Kẻ ngốc thì đứng trên hòn đảo đầy những cơ hội có sẵn và nhìn qua một hòn đảo khác. Chẳng có hòn đảo nào khác cả; và cũng chẳng có cuộc sống nào khác ngoài cuộc sống này.”Henry David Thoreau, Walden.
Để nhìn đời qua con mắt thần bí và tìm thấy niềm vui đang có xung quanh chúng ta, chúng ta phải tỉnh thức cùng với những bí ẩn không được khám quá. Nếu chúng ta thiên về khoa học, thì chúng ta có thể dễ dàng thức tỉnh được bằng cách suy ngẫm về sự phức tạp đến kinh ngạc của cuộc sống và trân quý cách mà mỗi sinh vật sống chính là một thế giới bên trong chính bản thân nó và đồng thời cũng chính là một phần nhỏ của một cái toàn thể lớn hơn.
“Tôi… trong một vũ trụ chứa đầy nguyên tử, là một nguyên tử trong vũ trụ đó.”Richard Feynman, The Value of Science.
Nếu chúng ta là một người thiên về cái đẹp, ta có thể để bản thân mình chứng kiến vẻ đẹp tiểm ần rõ như ban ngày ở mọi ngõ ngách của thế giới tự nhiên.
“Không có phong cảnh tự nhiên nào là xấu xí cả khi nó vẫn còn mang sự hoang dã của chính mình.”
John Muir, Our National Parks
Nếu chúng ta là người thiên về triết học, ta có thể nghĩ ngợi những câu hỏi tại sao nên có một thứ gì đó thì vẫn hơn là chẳng có gì, và cho rằng có một thứ gì đó đi, thì tại sao lại là nó, mà không phải là những thứ khác.
“Không chỉ cứ nói mỗi điều rằng mọi thứ đều nên xảy ra như vậy, nhưng khi nói rằng mọi thứ đều đã như thế sẵn, nó lại là điều bí ẩn!”William James, Some Problems of Philosophy
Sự cảm nhận của chúng ta đối với những bí ẩn quanh mình càng lớn thì đôi mắt ta lại trở nên rộng mở nhiều hơn đối với thứ mà nhà triết học Martin Heidegger trích dẫn như là:
“…Điều kỳ diệu khi thế giới này đang hiện hữu xung quanh chúng ta, rằng việc có đầy ắp sự sống vẫn tốt hơn là chẳng có gì, rằng những thứ đang có và cả bản thân chúng ta đều đang ở giai đoạn lưng chừng, rằng ngay cả chính bản thân mình và đang chẳng biết rõ câu hỏi ta là ai, và ngay cả việc ta không thể hiểu được mọi thứ mà ta còn chẳng biết nữa thây.”Martin Heidegger, Gesamtuasgabe.
Với đôi mắt rộng mở tới màn trình diễn diệu kỳ của thế giới, chúng ta sẽ hòa hợp cùng với niềm vui và có khả năng chuyển tiếp hạnh phúc và ơn lành vào những trải nghiệm cuộc sống thường nhật. Chúng ta còn có thể tìm thấy bản thân mình vô tình đi theo con đường của Ralph Waldo Emerson, một trong những nhà triết học huyền bí xuất chúng, và đôi khi là đột nhiên khám phá ra rằng chúng ta đang tràn ngập trong niềm vui chẳng vì một lý do cụ thể nào cả. Trong cuốn sách Nature của ông, Emerson diễn giải một trong những trải nghiệm bí ẩn về kiểu cảm giác này:
“Vượt qua sự trần trụi về thể xác thông thường, trong vũng tuyết, khi choạng vạng, dưới một bầu trời mây, mà không có bất kỳ suy tư nào về những sự kiện may mắn trong đầu, tôi đã cảm nhận được cảm giác hạnh phúc tuyệt trần. Tôi còn mừng đến phát sợ cơ mà.”Ralph Waldo Emerson, Nature.
Dành nhiều thời gian ở trong thiên nhiên và vun đắp những cảm nhận thần kỳ của ta là hai chiến thuật hiệu quả giúp tăng niềm vui của mình lên nhiều lần. Nhưng những chiến thuật này có thể vô dụng nếu như thứ bệnh tật của chúng ta trở nên quá mức kiểm soát đến nỗi ta có một thứ mà William James gọi là “trạng thái tan vào mây khói của trí óc”. Cách tư duy này được định nghĩa bằng sự nghi ngờ một cách ghê gớm rằng ác quỷ và những điều vô ích đang ẩn náu đằng sau những trải nghiệm này, và rằng mục tiêu lớn nhất của cuộc đời bị sâu mục tới tận lõi. James cũng không lạ gì kiểu tư duy này và khi còn là một người trẻ tuổi thì ông đã thú nhận nó trong một lá thư tới người anh trai của mình: “Em không thể làm được, như cách những người khác đã làm, đó là xóa bỏ con ác quỷ ra khỏi tầm mắt mình, và che đậy nó đi.” Trong cuốn sách của ông tên The Varieties of Religious Experience James đã viết sau đây về tình trạng bệnh tật của trí óc:
“Làm cho con người trở nên nhạy cảm nhiều hơn chút, mang anh ta ra khỏi sự kìm chặt của nỗi đau xa một chút, và cả chính những khoảnh khắc thành công đẹp đẽ khi nó xảy ra nhưng bị ôi mục và phá hỏng. Tất cả những tài sản đang có sẵn biến mất. Sự giàu có thì không cánh mà bay; sự nổi tiếng chỉ như một hơi thở; tình yêu như một sự lừa dối; tuổi trẻ và sức khỏe và vui thích tiêu biến. Liệu những thứ này khi kết thúc thành cát bụi hết và đem đến nỗi thất vọng lại chính là thứ tài sản tốt đẹp mà tâm hồn chúng ta cần? Tất cả mọi thứ khi được quay trở lại chỉ là cái bóng ma vĩ đại của một cái chết đã hoàn toàn xảy ra, một màn đêm bao trùm tất cả.”William James, The Varieties of Religious Experience.
May mắn thay, có một liều thuốc giải giúp tăng niềm vui tới trạng thái tiêu tùng của một bộ não bệnh tật này và đó là đi theo cách mà James gọi là một “ngày nghỉ thích hợp”. Một ngày nghỉ mà rằng ta sẽ chẳng cử động gì cả, chúng ta đơn thuần là không quan tâm nữa, chúng ta buông bỏ gánh nặng của chính mình, nghỉ ngơi, và để cho lương tâm của mình được nằm nghỉ; chúng ta từ bỏ việc chật vật với những suy nghĩ và cảm xúc không lành mạnh của mình và như lời nói của James:
“…[hãy trở nên] thực sự khác biệt với tất cả những gì đang xảy đến.”William James, The Varieties of Religious Experience.
James trích một lượng lớn những giai thoại và nghiên cứu xác nhận về tính hiệu quả của cách tiếp cận như này, điều thông thái trong những thứ đó được lấy ra:
“….[trong câu chuyện ngụ ngôn] của một người nhận thấy bản thân anh ta trong buổi đêm tối đang bị trượt xuống rìa của một vách núi. Ít nhất anh đã nắm được một cành cây, thứ giúp mình không bị rơi xuống, và cứ giữ chặt nó trong khổ sở hàng giờ liền. Nhưng cuối cùng những ngón tay anh không nắm được nữa, và cùng với một sự chia ly trong đau thương dành cho cuộc sống, anh để bản thân mình rơi xuống. Anh chỉ rơi xuống 6 inches. Nếu như lúc đó anh đã buông bỏ cuộc vật lộn đó sớm hơn, thì sự đau đớn của anh có lẽ đã được dung thứ cho.” (James) William James, The Varieties of Religious Experience.
Trong cuốn Varieties of Religious Experience James giải thích bằng khái niệm tâm lý rằng tại sao có một ngày nghỉ hợp lý có thể khuyến khích tạo nên một sự khẳng định mới cho cuộc đời:
“Chỉ có hai cách để thoát khỏi cơn giận dữ, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng, và một số cảm xúc không mong muốn khác. Cách đầu tiên là một cảm xúc đối nghịch giúp cho ta có sức mạnh vượt lên trên chính mình, và cách còn lại là trở nên mệt nhọc với những rắc rối đến nỗi mà ta phải dừng lại – và thế là ta buông thả, bỏ cuộc, và không quan tâm gì nữa. Bộ não trung tâm điều khiển cảm xúc hoạt động, và ta rơi vào một trạng thái lãnh cảm tạm thời. Hiện giờ thì có tài liệu chứng minh cho thấy trạng thái mệt mỏi tạm thời này không phải là một trạng thái thường xuyên xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp…[thành một trạng thái vui vẻ hơn]…[một người] sẽ đi từ trạng thái Không vĩnh viễn cho đến trạng thái Có vĩnh viễn thông qua “Trung tâm của sự khác biệt.”William James, The Varieties of Religious Experience.Triết gia người Pháp-Algeria Albert Camus viết rằng:“Để quyết định cuộc đời nào đáng sống là đang trả lời cho câu hỏi nền tảng của triết học. Mọi thứ khác…chỉ là những thứ đồ chơi trẻ con; chúng ta trước mắt là phải trả lời được câu hỏi này đã.”Albert Camus, The Myth of Sisyphus.
Với những người có tâm trí lành mạnh trải nghiệm cuộc sống như một bữa tiệc dài lê thê, thì câu hỏi này sẽ được trả lời bằng một câu nói ‘Có’ vang lên! Nhưng với những người đầu óc bệnh tật, thì câu trả lời này không rõ ràng cho lắm. Sầu muộn và những suy nghĩ đen tối đi cùng với nó có thể khiến một người đi xuống con đường u ám mà dẫn đến những câu hỏi về giá trị của sự tồn tại. Nhưng sự thật rằng cuộc đời đều luôn đáng để sống miễn là còn những trải nghiệm với niềm vui. Kể cả những khoảnh khắc ngắn ngủi và không hay xảy ra của niềm vui vẫn có sức mạnh để nhìn nhận lại cuộc sống, giải thoát ta khỏi những gông cùm gánh nặng của quá khứ, và ban cho ta một sức mạnh đã được định hình lại để bước tiếp dù cho có gặp bao khó khăn và gian truân. “một niềm vui giúp tiêu tan đi cả trăm nỗi buồn.”, như tục ngữ của Trung Quốc cổ đại đã nói, hay như Nietzsche đã viết:
“Nếu chúng ta tự định hình trong một khoảnh khắc, chúng ta không chỉ định hình lại bản thân mà còn là tất cả những sự sống khác…nếu tâm hồn chúng ta run lên trong hạnh phúc và nghe như một tiếng gảy đàn hạc dù chỉ một lần, tất cả sự vĩnh cửu là điều cần thiết chỉ để tạo nên một sự kiện như này – và chỉ trong một khoảnh khắc tự định hình đó tất cả thứ tồn tại trên đời này đã được xem như là tốt đẹp, chuộc lỗi, chính đáng, và được định hình lại.”Nietzsche, The Will to Power.
Vì thế chúng ta nên trở thành những người tìm kiếm niềm vui, bởi nếu như ta bỏ lỡ đi niềm vui, thì còn thứ gì khác nữa chứ?