“Chúa đã chết! Chúa vẫn sẽ như vậy! Và chúng ta đã giết Ngài! Ta sẽ tự nguôi lòng bản thân mình như nào đây, kẻ bạo tàn nhất trong mọi kẻ sát nhân? Người thần thánh và quyền lực nhất mà thế giới sở hữu cho đến nay, đã chảy máu tới chết dưới lưỡi dao của ta, ai sẽ gạt bỏ vệt máu đó ra khỏi người? Bằng thứ nước đó, liệu ta có thể thanh tẩy chính mình? Cuộc tẩy uế nào, trò chơi thiêng liêng nào mà chúng ta sẽ phải nghĩ ra đây? Chẳng phải tính trọng đại của hành động này quá lớn đối với ta sao? Chẳng phải bản thân ta phải thành Thần Thánh, chỉ để trông xứng đáng với nó sao? Chưa bao giờ có một sự kiện nào lớn hơn vậy – và bởi lẽ đó, tất cả những ai sinh sau đẻ muộn sẽ thuộc về một lịch sử cao quý hơn bất kỳ lịch sử nào trước đó!” (The Gay Science, Friedrich Nietzsche)
Người ta nói rằng con người ko sống bằng mỗi ổ bánh mì, mà anh ta còn cần một ý nghĩa để trụ vững giữa hiện thực khắc nghiệt của đời sống. Nói về mặt lịch sử, ý nghĩa này được mang đến bởi niềm tin vào sự thiêng liêng, nghĩa là sự tồn tại của những thực tại vô hình được cho là nguồn gốc của sức mạnh và ý nghĩa.
Người nguyên thủy trải nghiệm sự thiêng liêng dưới hình hài của điều sử gia tôn giáo Mircea Eliade gọi là Hierophany – những sự kiện mà theo đó các vật thể tự nhiên dường như biến đổi trước mắt anh ta và bắt đầu thấm nhuần sức mạnh và ý nghĩa siêu phàm. Các lễ nghi và lễ hội dành cho vị thần và linh hồn tự nhiên đều tập trung xoay quanh việc gợi ra những trải nghiệm này thông qua các phương tiện như âm nhạc và điệu múa nhịp nhàng, sử dụng chất thức thần. Với người nguyên thủy, sự linh thiêng là thứ có thực, và khi tin rằng mình đã tham gia vào nó, anh cảm thấy cuộc đời mình có ý nghĩa.
Hierophany: Một sự thể hiện vật lý của cái thiêng liêng hoặc thần thánh, có thể hiểu đại chung là sự thể hiện của cái thần thánh trong vật thể “hữu hình”, ví dụ hòn đá, người ta tôn thờ nó vì ý nghĩa liêng thiêng hoặc cao cả hơn, nói cách khác, hòn đá ko còn là hòn đá, nó là một “thứ gì đó khác”.
Sự ra đời của Cơ Đốc Giáo ở phương Tây chỉ là kết quả của một sự điều chỉnh nhỏ bé trong thế giới quan nguyên thủy này, ít nhất vì mục đích làm ta bận tâm ở đây. Bên trong thế giới quan Cơ Đốc Giáo, sự thiêng liêng chuyển từ tính nội tại của tự nhiên sang tính siêu việt của thiên đàng, và thuyết đa thần của nhiều vị thần tự nhiên được gộp lại thành thuyết đơn thần của một Vị Chúa quyền năng duy nhất. Nhưng, mặc cho những thay đổi này, sự thiêng liêng vẫn giữ được tầm quan trọng ưu việt của nó, bởi lẽ sống của Cơ Đốc Nhân vẫn tương tự với lẽ sống của người nguyên thủy: sống càng gần sự thiêng liêng càng tốt, điều mà Cơ Đốc Nhân thực hiện bằng cách sống gần gũi Chúa với hy vọng được lên thiên đàng ở kiếp sau. Cơ Đốc Nhân, giống như người nguyên thủy, chắc chắn về sự tồn tại của cái thiêng liêng, và do đó anh ta cũng cảm thấy cuộc đời mình có ý nghĩa ngay cả khi tình cảnh bên ngoài khắc nghiệt.
Nhưng theo như Nietzsche, Cơ Đốc Giáo, đã được định sẵn để sụp đổ từ lúc ban đầu, và khi nó sụp đổ thật, ông đã tiên đoán chính xác rằng những ai ở phương Tây sẽ lần đầu tiên trong lịch sử buộc phải nhận thức vũ trụ thông qua lăng kính của một thế giới quan trần tục hoàn toàn mất đi sự thiêng liêng. Ko còn mối liên kết nào với nó, người phương Tây sẽ bị quẳng vào một kỷ nguyên hỗn độn được định rõ bởi cuộc khủng hoảng ý nghĩa.
“Cần phải nói một điều rằng thế giới hoàn toàn trần tục, vũ trụ bị phi thiêng liêng hóa, chính là khám phá gần đây trong lịch sử của tinh thần con người…với người phi tôn giáo thời hiện đại, vũ trụ đã trở nên tối tăm, trơ ì, câm lặng; nó ko truyền tải thông điệp nào, nó ko chứa mật mã nào.” (The Sacred and The Profane, Mircea Eliade)
Nietzsche giải thích, sự sụp đổ của Cơ Đốc Giáo là điều ko thể tránh khỏi, vì niềm tin siêu hình của nó “cũng là niềm tin của Plato, rằng Chúa là thật, rằng chân lý là thiêng liêng.” (The Gay Science, Nietzsche) Niềm tin này chính là gót chân Achilles của Cơ Đốc Giáo ngay từ ban đầu, bởi vì các giá trị toàn năng mà Cơ Đốc Giáo quy cho chân lý, vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi những tâm trí tò mò hơn bên trong Nhà Thờ hướng con mắt phê phán về gốc rễ của Cơ Đốc Giáo và hỏi một câu chí mạng:
“nếu như bản thân Chúa hóa ra lại là lời nói dối dai dẳng nhất của ta thì sao?” (The Gay Science, Nietzsche)
Xuyên suốt nhiều thế kỷ, nhất là với sự trỗi dậy của thế giới quan khoa học, sự hoài nghi vào giáo điều Cơ Đốc Giáo đã lan tỏa khắp Châu Âu, và vào cuối thế kỷ 19, sự hoài nghi này lớn mạnh đến nỗi Nietzsche cảm thấy buộc phải tuyên bố với thế giới rằng “Chúa đã chết”.
Nhưng ông ko nói những lời này trong sự hân hoan hoàn toàn. Thay vào đó, ông tiên đoán rằng khi phương Tây dần nhận ra nền tảng thế giới quan của họ là một lời dối trá dai dẳng, thì sự hoài nghi và sa ngã lớn dần sẽ xuất hiện. Cảm thấy nhục nhã vì đã đầu tư quá nhiều thời gian và năng lượng trong một thế giới quan dựa trên niềm tin vào dối trá, Nietzsche tin rằng người hiện đại sẽ phản ứng một cách cực đoan và ko chỉ ko tin vào giáo điều Cơ Đốc Giáo, mà còn chẳng tin vào bất cứ điều gì.
Trong một bản ghi chép từ cuốn the Will to Power, Nietzsche làm sáng tỏ quá trình phát triển lịch sử này.
“Kết cục của Cơ Đốc Giáo – dưới bàn tay của chính đạo đức nó…thứ quay sang chống lại Đức Chúa Trời của Cơ Đốc Giáo. Ý niệm về tánh trung thực, vun đắp hết mức bởi Cơ Đốc Giáo, đang bị kinh tởm bởi tính giả dối và xuyên tạc đến từ mọi cách diễn dịch về thế giới và lịch sử của Cơ Đốc Giáo; chuyển ngược từ câu nói “Chúa là chân lý” sang niềm tin cuồng tín rằng “Mọi thứ đều sai lầm”.” (The Will to Power, Nietzsche)
Sự chuyển dịch chóng vánh từ “Chúa là chân lý” sang niềm tin cuồng tín rằng “Mọi thứ đều sai lầm” là kết quả của việc rút đi mọi giá trị tôn giáo, và cùng với đó là ý niệm về sự thiêng liêng, khỏi thế giới quan phương Tây hiện đại. Điều này cực kỳ có vấn đề, bởi sự thiêng liêng là một phần quan trọng trong thế giới quan của mỗi nền văn hóa lịch sử, là hiện thân của giá trị cao cả hơn và lý tưởng tinh thần cho phép con người trong quá khứ phấn đấu hướng tới mục tiêu anh hùng và thúc đẩy nền văn hóa của mình tiến bước.
Thiếu đi những giá trị và lý tưởng nâng cao này, Nietzsche nghĩ rằng cá nhân thời hiện đại sẽ dễ dàng đánh giá thấp một cách trầm trọng tiềm năng cho sự vĩ đại của mình. Khi làm thế, họ sẽ cắt đứt thôi thúc anh hùng để đạt được những mục tiêu tham vọng và loại bỏ “những ham muốn tạo nên khe hở” (The Will to Power, Nietzsche) điều mà phân định kiểu người cao cả hơn với kiểu người thấp kém hơn. Bởi vậy, ông đã hình dung ra một kiểu cá nhân mới xuất hiện được gọi là “người cuối cùng”, cụ thể là người thay vì tập trung vào những phương hướng nâng tầm vĩ đại của con người, lại chỉ quan tâm tới mỗi việc sử dụng khoa học và công nghệ để gia tăng khoái lạc và thoải mái của con người. Nếu được hỏi “tình yêu là gì? Sáng tạo là gì? Niềm khao khát là gì? Một ngôi sao là gì?” (Thus Spoke Zarathustra), Nietzsche nghĩ, người cuối cùng sẽ nhắm mắt làm ngơ trong sự buồn cười chết lặng.
Chính vì suy nghĩ về thế giới hiện đại như này mà Nietzsche viết ra kiệt tác mang tên Thus Spoke Zarathustra của mình, đại trưng cho nỗ lực nhằm khôi phục tính thiêng liêng và phẩm giá của cuộc đời con người trong một thế giới hiện đại thiếu thốn tinh thần.
“Trong số những tác phẩm của mình, Zarathustra của tôi là nổi bật nhất. Với cuốn sách này, tôi đã tặng nhân loại món quà tuyệt trần nhất từng được trao cho.” (Ecce Homo, Nietzsche)
Tuy nhiên, bởi vì cái chết của Chúa đã gây nên sự ngờ vực ngày càng tăng, Nietzsche ko nghĩ rằng mọi người có đủ khả năng cho sự tái sinh tinh thần như vậy. Thay vào đó, ông tin rằng nhiệm vụ đó sẽ dành cho số ít sở hữu tri thức và sức mạnh cần thiết để giải thoát bản thân khỏi tinh thần mục rữa của thời đại, và ai trong cơn khốn khó để nhận ra những mục tiêu anh hùng sẽ có thể tìm thấy ý nghĩa, mãn nguyện, và khả năng khẳng định cuộc đời mà nhiều người đang thèm khát ngày nay. Chỉ những cá nhân được chọn ít ỏi này, những người “lắng nghe Zarathustra” (Ecce Homo, Nietzsche), mà Nietzsche đã viết ra kiệt tác của mình: “Để dẫn dắt nhiều người thoát khỏi bầy đàn”, ông có Zarathustra thông báo độc giả rằng, “đây chính là lý do Ta đến” (Thus Spoke Zarathustra)
Trong một loạt bài phát biểu bằng miệng của nhà tiên tri Zarathustra, Nietzsche đã đưa ra điều mà triết gia Peter Berkowitz gọi là “luân thường đạo lý của sự tự thánh hóa” – một loạt các yêu cầu khắt khe nhằm giới thiệu cá nhân thời hiện đại, sau cơn hồi tỉnh từ cái chết của Chúa, tới khả năng “trở thành vị thần”. Nietzsche nghĩ rằng, con người đã bày tỏ giá trị cao cả nhất và lý tưởng hoàn mỹ của mình vào vũ trụ từ quá lâu rồi. Ông nghĩ rằng, đã đến lúc một cá nhân nhận ra chính mình như kẻ sáng tạo những giá trị này, và do vậy có khả năng rèn giũa ý chí của mình và thể hiện sự minh chứng của mình, thay vì mãi phụ thuộc vào các thể chế và tín ngưỡng bên ngoài.
Nhưng vì bản năng bầy đàn vẫn là một thế lực chi phối bên trong Psyche con người, Nietzsche nhận ra những yêu cầu của Zarathustra đối nghịch với bản chất con người đến nỗi nếu ai đó có khả năng đạt được chúng, họ sẽ phải vượt qua giới hạn của nhân loại và trở thành điều ông gọi là Siêu Người (Superman). “Ta dạy các ngươi về siêu người.”, Zarathustra tuyên bố, “Con người là điều gì đó cần được vượt qua. Các ngươi đã làm gì để vượt qua hắn?… Mọi vị thần đã tử: bây giờ chúng ta muốn Siêu người còn sống.” (Thus Spoke Zarathustra)
Đối với những tâm hồn gan dạ và tự lập hơn của ngày nay, lý tưởng mà Nietzsche trình bày qua lời của Zarathustra chính là ko trở thành Siêu Người – bởi nhiệm vụ như vậy nằm quá tầm với của điều khả thi với con người hiện đại – mà thay vào đó hãy hành động như “cầu nối tới Siêu Người”, hoặc nói cách khác, sống như một kiểu người cao quý hơn để mở đường cho những kiểu người thậm chí cao quý hơn nữa xuất hiện trong tương lai.
Như Zarathustra báo tin cho những người cao quý hơn sống ở thời nay:
“Ta cần những tấm gương trong sạch, bằng phẳng cho lời dạy của mình: ngay cả ánh phản chiếu bản thân ta còn bị bóp méo trên bề mặt của ngươi.
Nhiều gánh nặng, kỷ niệm đè lên đôi vai ngươi; nhiều con ác quỷ bé tẹo luồn cúi trong góc xó xỉnh của ngươi. Và cũng có một đám người nổi loạn bên trong ngươi nữa.
Và, mặc dù ngươi là kiểu người cao hoặc cao quý hơn, phần lớn trong ngươi là sự vặn vẹo và dị hình. Chẳng có thợ rèn nào trên thế giới này có thể đóng búa cho ngươi thẳng và thành hình cho ta.
Ngươi là cây cầu duy nhất: mong những kẻ cao quý hơn các ngươi đi trên đó!” (Thus Spoke Zarathustra)
Trong các Serie Video theo đó, chúng tôi sẽ khám phá một số câu nói mang tính sâu sắc và hùng cường hơn của Zarathustra, trong đó ông đưa ra luân thường đạo lý của sự tự thánh hóa và lý tưởng về Siêu Người. Trong quá trình thực hiện điều đó, ta phải lấy lời khuyên của Nietzsche, và mặc dù những lời tuyên bố của ông mang tính tiên đoán, đừng lầm lẫn ông như một kẻ truyền giáo hay một người cố gắng lập ra một tôn giáo mới. “Ko kẻ cuồng tín nào nói chuyện ở đây với ngươi, đây ko phải “bài giảng đạo”; ko đòi hỏi đức tin ở những trang sách này.” (Ecce Homo, Nietzsche). Thay vào đó, khi lướt qua những câu chuyện ngụ ngôn của Zarathustra, ta sẽ chiết tách được nhiều giá trị hơn nếu ta thấy trong chúng là biểu hiện của mối bận tâm sâu sắc làm Nietzsche phiền muộn cả đời – đó là, cách để khôi phục khao khát cho sự vĩ đại ở một thế giới bị mất đi tính thiêng liêng và mọi giá trị và lý tưởng cao quý hơn, đang ngày càng ghét bỏ nó.
“Sẽ đến lúc con người ko còn bắn mũi tên của sự khát khao tới nhân loại nữa, và dây cung của anh sẽ quên đi cách để gây ra tiếng tưng tưng!” (Thus Spoke Zarathustra)
Bởi khi khao khát cho chủ nghĩa anh hùng chết đi trong một nền văn hóa, thì nền văn hóa đó cũng bắt đầu chết theo. Nietzsche đã dành riêng kiệt tác của mình cho những cá nhân ở phương Tây hiện đại đang bị suy đồi về văn hóa.
“Nhưng, bằng tình yêu và hy vọng, tôi khẩn nài các bạn: đừng chối bỏ anh hùng bên trong tâm hồn mình! Hãy giữ niềm hy vọng cao quý thánh thiện nhất của mình!” (Thus Spoke Zarathustra)