Trí tuệ ảo và trí tuệ thật
Có 2 loại chán,
Một, chán do cố hoài mà không có nên chán,
Hai, chán do đã trải nghiệm quá đủ rồi nên ngán,
Cái chán đầu là do tâm sân, hay nhắc nhất là chán đời, kỳ vọng quá nhiều ở game đời, nhưng cố mãi mà không có được bao nhiêu, nên sinh ra sự ức chế và chán nản.
Còn cái chán thứ hai là do đã thấy đủ rồi, nó không dẫn bởi tâm sân, mà do tâm đã trải nghiệm phủ phê rồi và mắt đã bớt bụi rất nhiều rồi.
Anh em trải nghiệm đủ một việc gì đó thì nó sẽ sinh ra trí tuệ về cái đó, tôi hay gọi là, trí tuệ từ trải nghiệm, nó thật, chứ không vay mượn từ cái tuệ của người khác thông qua việc anh em ghi nhớ và thuộc lòng nó.
Cái chán do đủ, nó sinh ra từ loại trí tuệ này, từ chính trải nghiệm thực tế của anh em.
Cái bản ngã của chúng ta có khả năng ghi nhớ như mấy con AI vậy, thậm chí còn tinh vi hơn, vì chúng ta viết ra thuật toán và logic cho nó mà, nghĩa là, anh em có thể thuộc lòng những điều minh triết nhất, nói về nó, phân tích nó… nhưng nó vẫn là trí tuệ ảo, dù lời anh em nói không sai.
Anh em nhìn một chiếc xe hạng sang, anh em phân tích và quán tưởng, dùng lý trí và kiến thức ép tâm anh em phải chấp nhận, chiếc xe chục tỷ này chỉ là cục sắt mà thôi, do duyên mà thành, chứ không tự có. Do chỉ là cục sắt nên anh em kết luật xe nào cũng giống xe nào, di chuyển thôi mà.
Thế anh em có hết thèm khát chiếc siêu xe đó thật hah không?
Không chắc, có người làm được thật, nhưng đa phần là không buông được, vì anh em chưa có trải nghiệm đủ về nó.
Khi trải nghiệm đủ và dư rồi thì anh em mới thấy rõ, chiếc siêu xe cũng hay, mà nó cũng không quá quan trọng như ngày đầu mình mê về nó, nhưng cốt lõi anh em phải có, phải trải về nó đã.
Anh em thèm phở, anh em quán tưởng tô phở cũng chỉ là đồ ăn thôi, bỏ vào bụng no là xong một bữa, nên ăn gì cũng được mà.
Vậy anh em có hết thèm phở không? Nếu anh em có trí tuệ thật thì cái thèm nó không thôi thúc anh em lắm, còn trí tuệ ảo, thì thằng tâm nó sẽ luôn kích anh em phải trải nghiệm, khi nào ăn phở đúng 7 7 49 ngày, ăn đến ngán luôn, thì cái tâm anh em mới buông bớt.
Người ta dễ thuộc bài, như đời này là vô thường, nay còn mai mất, nên buông bớt đi, mà có buông thật không thì chỉ bản thân người đó rõ, phải gặp đúng cái mình thích, cái danh, cái sự công nhận, nó còn thu hút hơn nhiều mấy cái mê thông thường.
Cả cái danh, “anh này hay chị này buông giỏi quá, tu giỏi quá!” nó cũng hấp dẫn vi tế lắm… đến khi nghe có anh chị khác tu giỏi hơn, hiền hơn, buông xịn hơn… thì anh kia chị kia mới biết mình đã buông bằng trí tuệ gì.
Anh em nên tự nhắc, buông do chán vì tâm sân, nó sẽ còn ở đó, gọi là buông kiểu thả diều, buông rồi mà vẫn cột sợi dây nhỏ để cần thì kéo diều lại, buông do ngán, do đủ, vì tâm đã trải, thì sẽ tiệm cận với buông kiểu thả chim, buông cái là cho chim bay luôn, không để tâm, không vấn vương.
Cũng 2 người nói về vô thường, nói hay và sâu sắc như nhau, nhưng một người nói trên sự thuộc bài và phân tích của lý trí, còn một người nói trên chính trải nghiệm và quan sát của mình. Để biết ai this ai that, chỉ có vào việc thật, thì mới biết ai đã sống với vô thường được rồi.
Trí tuệ ảo và trí tuệ thật, hay chỗ khác gọi là trí huệ, tên gì cũng được, nó rất na ná nhau, chỉ có cái hành động của người đó trên tình huống cụ thể mới thấy họ đang ở tầm nào.
Chán do đủ rồi, nói truyền cảm hứng tý, là cái chán của Thánh nhân, tôi chưa thấy ai viết về tình yêu sâu sắc và đúng sự thật, nếu người đó chưa từng yêu sâu đậm và thất bại trong tình yêu đủ nhiều. Phải thực sự ngụp lặn trong một mảng nào đó thì anh em mới sinh ra trí tuệ thật về mảng đó được.
Nói vui, thấy anh chị nào đã ly dị một lần mà vẫn tiếp tục cưới tiếp, tôi phải cúi đầu bái phục, là anh chị quá liều mạng, tôi thật. Mà thật ra cũng là nghiệp và bài học riêng của mỗi người, có thể anh chị muốn trải nghiệm thêm.
Tôi còn viết, chắc do còn thèm chia sẻ, chắc do trải nghiệm chưa đủ, nhưng thật lòng, tầm 3 tháng nay thấy bắt đầu hơi ngán nhẹ rồi, dù lượng chia sẻ vẫn tăng, nên giờ cái nào cần lắm thì viết, chứ không bị thúc dục bởi cái tâm muốn được công nhận như hồi trước nữa.
Chốt lại, anh em chỉ cần nhớ thế này, mượn tuệ của người khác thông qua đọc hay nghe, nó tốt chứ, để anh em hườm hườm trước, nhưng nó chỉ lưu trữ dạng lý trí và thuộc bài thôi, chứ chưa phải tuệ.
Nó kiểu, biết rõ chứ mà làm không được, còn từ tuệ đó chuyển thành tuệ của mình, thì cần quá trình tiêu hoá bằng chính những trải nghiệm thật của anh em, take time.
Trí tuệ do trải nghiệm là thế, phủ phê rồi thì anh em tự động thấy ngán và buông được, nó tự nhiên và nhẹ nhàng, chứ không phải kiểu cố buông.
Cheers,
Bác 7B
——
Hình của Johnson Tsang