Cuộc sống có rất nhiều nghịch lý luôn xảy ra. Thoạt nhìn thì những điều này có vẻ không đúng, nhưng kinh nghiệm lại chứng mình hết lần này đến lần khác. Nghịch lý đôi khi là chân lý. Đó là một nghịch lý, và cũng là một chân lý. Sau đây là 15 chân lý thường nấp dưới vẻ ngoài nghịch lý như vậy.
1. Càng sợ thất bại, càng dễ thất bại. Nỗi sợ thất bại làm bạn thiếu sáng suốt. Thiếu sáng suốt khiến bạn dễ có những hành động ngu ngốc. Chẳng phải đó là thứ thường dẫn tới thất bại sao?
2. Càng thất bại nhiều, càng dễ thành công. Cứ lấy bất kì danh nhân nào làm ví dụ. Edison đã thử 10 nghìn lần trước khi tạo được bóng đèn. Michael Jordan bị đuổi khỏi đội bóng rổ trường trung học. Thành công đến từ sự tiến bộ; sự tiến bộ đến từ thất bại. Chẳng có đường tắt nào đâu. Nếu bạn chưa thể thành công, có lẽ là do bạn chưa có đủ thất bại.
3. Điều gì càng đáng sợ, điều đó càng đáng làm. Ví dụ như là bắt chuyện với một người dễ thương, nói trước công chúng, bắt đầu một dự án kinh doanh, nói điều ngược lại với cách nghĩ thông thường, thành thực tuyệt đối với ai đó… Tất cả những thứ này bạn đều sợ, và bạn sợ thường là vì đó là những thứ bạn nên làm. À, tất nhiên là nhớ trừ những thứ gây hại cho sức khỏe hoặc dễ khiến bạn ngủm ra nhé.
4. Bạn càng gây ấn tượng với ai, bạn càng ít ấn tượng với họ. Dĩ nhiên rồi. Không ai thích nhây hết.
5. Càng cố chiến thắng, lại càng thua cuộc. Điều này xảy ra trong những mối quan hệ thân thiết. Khi bạn thắng, người kia sẽ thua. Khi họ thua, họ sẽ cảm thấy tổn thương. Nếu người thân của bạn bị tổn thương, thì bạn cũng thua mẹ nó rồi còn gì? Cố gắng tranh luận với người yêu hay nỗ lực chứng minh bố mẹ mình đã sai khi chọn trường tiểu học cho mình sẽ chẳng được gì mà chỉ càng làm tình cảm rạn nứt mà thôi. Ngược đời là khi bạn chủ động thua, thì tất cả mọi người sẽ lại cùng thắng.
6. Càng kết nối nhiều, vàng thấy cô đơn. Các nghiên cứu chứng mình con người ngày càng cảm thấy cô đơn hơn trong thế giới hiện đại dù ta có thể giao tiếp với cả thế giới. Nỗi cô đơn chỉ được giải quyết bằng sự kết nối về mặt cảm xúc giữa người với người. Kiểu như khi bạn trò chuyện với một người hợp tính chẳng hạn. Mạng xã hội giúp ta giải trí và kết nối với thế giới, nhưng rất ít khi tạo ra được những mối liên kết cảm xúc này.
7. Thứ gì càng nhiều, bạn lại càng ít muốn có. Con người rất hay bị thiên kiến khan hiếm (scarcity bias) chi phối. Trong vô thức, ta cho rằng những thứ khan hiếm mới có giá trị, còn thứ gì đầy rẫy thì lại không. Thế nên người ta mới đâm đầu vào mấy cái túi của Supreme. Nhưng sự thật không phải như vậy. Hãy thử nghĩ về không khí đi, rất nhiều nhưng rất có giá trị. Nếu bạn không tin thì có thể thử nín thở trong 60 giây.
8. Càng có được nhiều, càng cảm thấy thiếu thốn. Mua được một cái quần jeans đẹp chỉ khiến ta thấy mình thiếu một đôi giày phong cách để phối cùng. Đến lúc có đôi giày ta lại thấy cần một cái áo phông thật chất. Đó là lý do vì sao mà chúng ta sướng gấp tỉ lần bố mẹ mình nhưng vẫn luôn cảm thấy thiếu thốn điều gì đó.
9. Bạn càng ghét một tính cách nào đó của người khác, thì càng có nghĩ là bạn đang chối bỏ tính cách đó trong chính mình. Nhà tâm lí học Carl Jung tin rằng tính cách của người khác làm bạn khó chịu chỉ đơn giản là hình ảnh phản chiếu của tính cách bản thân mà bạn đang chối bỏ mà thôi. Tôi hay châm chọc ông anh mình ở bẩn vì phòng tôi trông như cái chuồng lợn. Những người cảm thấy thiếu an toàn vì cân nặng của bản thân thường sẽ gọi người khác là “mập địt.” Những người sống không tốt lại thường thích chê bai cách sống của người khác.
10. Càng cố níu kéo ai đó kề bên, bạn càng khó níu giữ. Một nguyên lý về tình cảm mà tôi từng không nhận ra là: khi các hành động trở thành nghĩa vụ thay vì tự nguyện, thì nó mất đi hết ý nghĩa. Nếu bạn gái của bạn bị buộc phải bỏ hết cuối tuần ra để ở với người yêu, thì thời gian mà hai bạn ở bên nhau đã chẳng còn vui vẻ gì nữa rồi.
11. Càng cố tranh cãi, càng khó thuyết phục. Cố gắng thuyết phục ai đó chỉ càng làm họ bám riết lấy quan điểm của mình hơn. Người ta thường không thay đổi quan điểm của mình vì người đối diện nói rất khách quan hay logic. Để thực sự tranh luận, tất cả các bên phải thực lòng bỏ cái tôi sang một bên và chỉ làm việc với dữ liệu trên bàn. Rất khó xảy ra chuyện này, nhất là đối với những người hay chém gió trên mạng.
12. Càng có nhiều lựa chọn, càng khó hài lòng. Đây gọi là nghịch lý của sự lựa chọn. Hồi bé thì bạn cứ thế bật TV lên và vui vẻ xem bất cứ hoạt hình nào chiếu trên VTV3. Giờ thì bạn cứ phải đắn đo chẳng biết chọn gì trước hàng trăm bộ phim trên Phimmoizz. Lý do là vì chọn một bộ phim, đồng nghĩa với việc phải từ bỏ các bộ phim khác. Trong đầu chúng ta sẽ xuất hiện suy nghĩ “nhỡ cái kia tốt hơn thì thế nào”, và thế là chọn gì thì cũng không vui. Chuyện tương tự xảy ra với vụ gọi đồ uống ở quán cafe.
13. Càng cố không buồn, càng cảm thấy buồn hơn. Nếu bạn từng uống rượu khi thất tình, bạn sẽ thấy dễ chịu trong một lúc nhưng khi tỉnh rượu bạn càng đau khổ hơn thôi. Cách tốt nhất là đối mặt với nỗi buồn, “xả” nó ra một cách lành mạnh, rồi để nó tự bay đi.
14. Thứ duy nhất chắc chắn trên đời là chẳng có cái quái gì chắc chắn cả. Tôi nhận ra điều này năm 18 tuổi, và khi đó suýt nữa thì tôi điên luôn.
15. Thứ duy nhất không bao giờ thay đổi là sự thay đổi. Phật giáo gọi đó là luật vô thường. Tôi cũng đếch hiểu lắm. Nhưng….. nó đúng!