Trong cuốn Brave New World Revisited xuất bản năm 1958, Aldous Huxley viết đoạn sau:
“Nếu nửa đầu thế kỷ 20 là kỷ nguyên kỹ sư công nghệ, thì nửa sau có thể là kỷ nguyên kỹ sư xã hội – và tôi cho rằng thế kỷ 21 sẽ là kỷ nguyên của Những Kẻ Điều Khiển Thế Giới (World Controllers), hệ thống đẳng cấp khoa học và Thế Giới Mới Dũng Cảm (Brave New World).” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited)
30 năm trước khi viết ra những lời này, Huxley đã viết về tác phẩm viễn tưởng cổ điển mang tên Brave New World. Lấy bối cảnh tương lai xa vời, cuốn sách này phác họa một xã hội Dystopia bị quản lý bằng khoa học. Ở Brave New World, những nhà cầm quyền cai trị đạt được sự tuân thủ của quần chúng ko phải bằng vũ lực, mà là cung cấp đám đông luồng giải trí xao lãng bất tận và thao túng họ bằng thuốc và các phương pháp công nghệ khác.
Huxley viết cuốn Brave New World như lời cảnh báo; ông tin rằng những tiến bộ khoa học và công nghệ đang mở đường cho kiểu xã hội được miêu tả trong cuốn sách. Và ông cảnh báo rằng nếu kiểu trật tự ở Brave New World được củng cố, đó có thể sẽ là cuộc cách mạng “cuối cùng” hoặc “duy nhất”; con người sẽ bị tước đoạt tự do, nhưng họ sẽ tận hưởng sự nô dịch của mình và chẳng bao giờ chất vấn nó, chứ đừng nói là nổi loạn. Ở cuộc phỏng vấn năm 1962 tại Đại Học Berkeley, Huxley giải thích:
“Với tôi, dường như bản chất của cuộc cách mạng cuối cùng mà ta đối mặt chính xác là như này: Rằng ta đang trong quá trình phát triển một loạt các kỹ thuật cho phép chính thể đầu sỏ kiểm soát, thứ luôn luôn và sẽ luôn tồn tại để khiến mọi người yêu thích tình trạng nô lệ của họ.” (Aldous Huxley, Interview – Berkeley University 1962)
Theo như Huxley, chủ nghĩa chuyên chế trong Brave New World này rất có thể sẽ được củng cố vào thế kỷ 21, và do vậy, trong Video này, chúng tôi sẽ tìm hiểu liệu tiên đoán của Huxley có thành sự thật hay ko: Liệu ta đang sống trong một Brave New World?
Ở Brave New World Revisited, Huxley viết như sau:
“Vào năm 1931, khi Brave New World đang được viết, tôi tin rằng vẫn còn nhiều thời gian. Xã hội được tổ chức hoàn chỉnh, hệ thống đẳng cấp khoa học, bãi bỏ ý chí tự do thông qua điều kiện hóa có phương pháp, sự nô dịch được chấp nhận bằng liều hạnh phúc đều đặn do hóa chất đem lại…tất cả những điều này tạm được, nhưng ko phải ở thời điểm của tôi, thậm chí ko phải ở thời cháu tôi…27 năm sau…Tôi cảm thấy ít lạc quan hơn nhiều so với hồi viết ra Brave New World. Lời tiên tri đưa ra vào năm 1931 đang trở thành sự thực sớm hơn nhiều so với tôi nghĩ…Ác mộng của tổ chức hoàn chỉnh…đã ló diện trong tương lai an toàn, xa xôi và giờ đang đợi chờ ta ở ngay nơi tiếp theo.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited)
Ở Brave New World, tiến bộ tâm lý đã giúp những nhà cầm quyền cai trị có thể sử dụng khả năng kiểm soát tâm trí nhằm điều khiển công dân từ khi còn nhỏ để suy nghĩ và hành xử theo hướng phục tùng và tuân thủ. Gần 100 năm sau khi Huxley viết cuốn tiểu thuyết Dystopia của mình, liệu kiểu điều khiển này đã rời khỏi lĩnh vực viễn tưởng và tiến vào hiện thực?
“Ngày nay, nghệ thuật điều khiển tâm trí đang trong quá trình trở thành môn khoa học. Những kẻ thực hành khoa học này biết điều họ đang làm và lý do vì sao. Họ được chỉ dẫn trong công việc mình bằng các giả thuyết và học thuyết được thiết lập vững chắc trên nền tảng bằng chứng thực nghiệm khổng lồ.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited)
Trong khi ý tưởng kiểm soát tâm trí có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, vào giữa cho tới cuối thế kỷ 20, nhiều triết gia, nhà tâm lý và khoa học gia nổi bật đã cùng Huxley gióng lên hồi chuông cảnh báo rằng các nền tảng của hiện tượng này đang được thực hiện thuận lợi. Vào năm 1953, triết gia nổi tiếng người Anh Betrand Russell giải thích:
“Người ta mong đợi các tiến bộ sinh lý và tâm lý sẽ mang lại chính phủ nhiều quyền kiểm soát hơn lên tâm lý cá nhân so với bây giờ, thậm chí ở các quốc gia toàn trị.” (Bertrand Russell, The Impact of Science on Society)
Nhà tâm lý học lâm sàng tiếng tăm người Mỹ Carl Rogers cảnh báo rằng sự phát triển Khoa Học Hành Vi nhanh chóng, đó là “một nhóm các môn khoa học…bao gồm tâm lý học, tâm thần học, xã hội học, tâm lý học xã hội, nhân chủng học, và sinh học…kinh tế học và khoa học chính trị…toán học và thống kê” (Carl Rogers, On Becoming a Person), đang trong quá trình trở thành cái ông gọi là “khoa học ‘nếu-thì’”. Qua điều này, ý ông muốn nói đó là các nhà khoa học và kỹ sư xã hội đã phát hiện ra rằng nếu thi hành những điều kiện được tạo dựng cẩn thận trong một xã hội, vậy thì sẽ có khả năng cao là phần lớn dân cư sẽ đáp lại những điều kiện đó theo hướng dự đoán được và theo đó, có thể kiểm soát. Hay như ông viết vào năm 1954:
“Tôi tin rằng có quá ít người nhận ra mức độ, bề rộng và chiều sâu của những tiến bộ tạo ra ở thập kỷ gần đây trong khoa học hành vi…quyền kiểm soát gia tăng mà nó mang tới sẽ được nắm giữ bởi một số người hoặc nhóm; cá nhân hay nhóm đó chắc chắn sẽ chọn mục tiêu hoặc mục đích cần đạt được; và hầu hết chúng ta sau đó sẽ ngày càng bị kiểm soát bởi các phương tiện tinh vi đến nỗi thậm chí ko nhận thức được chúng là những phương tiện kiểm soát…dường như một số hình thái kiểm soát hoàn toàn xã hội…đang tới.” (Carl Rogers, On Becoming a Person)
Ở một báo cáo công bố vào năm 2021, các nhà khoa học thuộc tiểu ban Nhóm Tư Vấn Khoa Học Cho Trường Hợp Khẩn Cấp (SAGE) ở nước Anh đã thừa nhận sử dụng các chiến thuật kiểm soát tâm trí “toàn trị” để đạt được sự tuân thủ hàng loạt. Một nhà khoa học đi xa hơn khi tuyên bố rằng anh ta đã “choáng váng trước sự vũ trang hóa tâm lý học hành vi trong 5 năm qua”, trong khi người khác thừa nhận:
“Bạn có thể gọi tâm lý học là ‘kiểm soát tâm trí’. Đó là điều chúng tôi làm…rõ ràng là bọn tôi thử và thực hiện nó theo hướng tích cực, nhưng nó đã bị sử dụng một cách hiểm ác ở quá khứ. Tâm lý học đã bị sử dụng cho mục đích xấu xa.” (Laura Dodsworth, A State of Fear)
Đi cùng với điều kiện hóa tư duy và hành vi công dân, ở Brave New World, công nghệ mới nhất được sử dụng bởi nhà cầm quyền thống trị để cung cấp quần chúng “sự xao lãng ko ngừng có bản chất hấp dẫn nhất”. Mục đích của trò giải thích sẵn có này mang 2 mặt: đầu tiên, để đảm bảo công dân ko tập trung tới hiện thực chính trị và xã hội, và thứ hai, để khuyến khích tính dễ bảo và ngu dốt và theo đó tạo ra dân số ít quan tâm tới tự do. Liệu có điều gì tương tự đang xảy ra hôm nay?
Cho dù là cố tình áp đặt lên xã hội hay ko, có một điều chắc chắn: Công nghệ và nguồn cung giải trí vô tận kích thích nhưng suy đồi về mặt đạo đức bắt nguồn từ nó đang tạo nên một dân số thụ động, ngu dốt và què quặt tinh thần, ko quan tâm tới việc chống lại sự thi hành các xiềng xích chính trị – đúng như Huxley cảnh báo:
“Khi nghệ thuật và khoa học của thao túng được hiểu tốt hơn, kẻ độc tài tương lai chắc chắn sẽ học kết hợp [kỹ thuật tuyên truyền] với những trò tiêu khiển vô tận mà ở phương Tây hiện giờ đang đe dọa nhấn chìm trong biển xa rời [thông tin] lý trí cần thiết để duy trì tự do cá nhân.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited)
Nhưng ko chỉ nguồn cung tiêu khiển vô tận khiến cho một Brave New World khả thi. Huxley cũng tiên đoán rằng trong tương lai, các hình thái công nghệ nhất định sẽ được dùng để gia tăng tính dễ ám thị và vâng lời của dân số, nhờ đó mọi người có thể “phụ thuộc để hành xử gần như có thể dự đoán được như máy móc.” (Huxley)
Ở Brave New World, công nghệ được dùng cho mục đích này được gọi là sự học trong khi ngủ (hypnopaedia), hoặc “dạy trong lúc ngủ”, Huxley gọi đó là “thế lực xã hội hóa và đạo đức hóa vĩ đại nhất mọi thời đại.” Mỗi đêm, trong khi ngủ, công dân được tiếp xúc với tuyên truyền và những ám thị lặp đi lặp lại của Nhà Nước. Ý tưởng dạy trong lúc ngủ của Huxley được dựa trên khoa học về thôi miên. Các nhà khoa học từ lâu biết rằng khi một cá nhân bị thôi miên, sóng Alpha sẽ được kích hoạt trong não giống như khi họ ở trong giấc ngủ nông. Ở hai trường hợp, tính dễ ám thị được gia tăng đáng kể. Như Huxley giải thích:
“Hầu hết những điều có thể được thực hiện tới và với một người trong trạng thái thôi miên đều tương tự với người ở giấc ngủ nông. Lời ám thị bằng miệng có thể truyền qua…vỏ não đến não giữa, thân não và hệ thống thần kinh tự chủ. Nếu những lời ám thị này diễn đạt tốt và thường xuyên lặp lại…các khuôn mẫu cảm xúc mới có thể được lắp đặt và cái cũ sẽ bị thay đổi, có thể đưa ra mệnh lệnh hậu thôi miên, các câu khẩu hiệu, công thức và các từ kích khởi ăn sâu vào ký ức.”
Dù ko phải đối tượng của việc dạy trong lúc ngủ, nhiều người ở thế giới hiện đại xem TV gần như hàng ngày, hàng giờ liền. Các nhà khoa học trong nhiều thập kỷ biết rằng việc xem TV kích hoạt sóng Alpha trong não, theo đó đặt cá nhân vào trạng thái giống thôi miên – làm nền cho lời ám thị và sẵn sàng để được lập trình. Nhà giải phẫu thần kinh Adam Lipson giải thích:
“Có các nghiên cứu EEG cho thấy việc xem TV chuyển đổi não bộ từ hoạt động sóng Beta sang Alpha, điều này liên quan tới trạng thái mơ mộng, và suy giảm khả năng sử dụng kỹ năng tư duy phản biện.” (Adam Lipson)
Khi trong trạng thái thôi miên do TV gây nên, những lời sáo rỗng và khẩu hiệu từ truyền thông đại chúng, giá trị đạo đức và nguyên lý ý thức hệ từ chương trình và phim, và lời ám thị từ thương mại, chính trị gia, minh tinh và sự tuyên truyền do nhà nước tài trợ phớt lờ khả năng phản biện và thấm vào nền tảng tâm trí. Qua thời gian, người coi TV điển hình sẽ bị biến đổi thành “con rô bốt ngoan cố” – những đánh giá của anh hay cô ta về thế giới là sự nhại lại mù quáng của bất kỳ điều gì tiếp thu từ TV.
Gần 70 năm trước, bác sĩ y khoa Joost Meerlo cảnh báo về mối nguy thôi miên đến từ TV, mối nguy mà bây giờ vẫn áp dụng cho máy tính, điện thoại thông minh, và bất kỳ công nghệ nào khác biến con người thành khán giả bị mê hoặc màn hình.
“Con người ko còn nghĩ về giá trị cá nhân, đi theo lương tâm của mình và đánh giá đạo đức nữa; anh nghĩ nhiều và nhiều hơn về giá trị mang đến bởi truyền thông đại chúng…TV giữ anh liên tục sợ hãi và cố định sự thụ động. Anh có thể phản đối những tiếng nói ẩn danh này một cách ý thức, nhưng dẫu sao thì lời ám thị của chúng đã ngấm vào hệ thống anh.” (Joost Meerloo, The Rape of the Mind)
Trong Brave New World, tính ám thị được nâng tầm ko chỉ thông qua sử dụng công nghệ, mà còn với siêu thuốc mang tên Soma.
“Sự chuốc thuốc cá nhân có hệ thống vì lợi ích Nhà Nước…là nguyên tắc chủ chốt trong chính sách của Những Kẻ Điều Khiển Thế Giới.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited)
Soma ko có nhược điểm về mặt sinh lý. Khi dùng ở liều nhỏ, nó kích thích cảm giác phước lành, và ở liều lớn hơn, nó tạo ra ảo giác vui sướng và giấc ngủ sảng khoái. Nó cung cấp cái Huxley gọi là “kỳ nghỉ lễ khỏi hiện thực”, và quan trọng nhất, nó khiến cho công dân cực kỳ dễ bảo.
“Cùng với tác dụng làm mê, ảo giác và kích thích, Soma trong truyện hư cấu của tôi có sức mạnh gia tăng tính ám thị, và do đó có thể dùng để củng cố tác động của tuyên truyền chính phủ.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited)
Ngày nay, ko chỉ có một siêu thuốc giống-Soma, mà là cả đống thuốc pha chế bao gồm nhưng ko giới hạn ở rượu, cần sa, thuốc hướng thần, thuốc phiện, và thuốc ngủ, được dễ dàng sử dụng như phương tiện trốn thoát hiện thực. Sử dụng thuốc tràn lan trong thời đại của ta có sự phân nhánh chính trị-xã hội. Bởi một xã hội bị nghiện ngập, cũng giống như xã hội ngu đần, dễ dàng bị điều kiện hóa để nô dịch. Người lệ thuộc hóa chất ko phải người thận trọng về mặt chính trị sẵn sàng bảo vệ tự do – và như Meerloo viết:
“Bất kỳ ai thoát khỏi hiện thực thông qua việc sử dụng cồn và thuốc ko còn là người tự do nữa; anh ta ko còn có thể thực hiện bất kỳ sự kiểm soát tự nguyện nào lên tâm trí và hành động…Nghiện rượu và thuốc sửa soạn khuôn mẫu phục tùng tinh thần được kẻ tẩy não toàn trị rất yêu mến…Thuốc…có thể dùng để biến con người thành sinh vật phục tùng và tuân theo.” (Joost Meerloo, The Rape of the Mind)
Xã hội của Brave New World cũng được tổ chức thành hệ thống đẳng cấp khoa học. Kỹ thuật di truyền trước khi sinh tạo ra trẻ em định sẵn để thuộc về một trong năm đẳng cấp. Đẳng cấp cao nhất là Alpha tạo ra bởi công dân biến đổi gene để trở nên thông minh, khỏe mạnh và đẹp đẽ. Đẳng cấp thấp nhất là Epsilons thấp bé, xấu xí, ngu dốt và đối xử như nô lệ. Mỗi đẳng cấp bị cấm phối lẫn với nhau. Liệu hệ thống đẳng cấp khoa học khả thi ở ngày nay?
Trong khi việc sử dụng tràn lan kỹ thuật di truyền trước khi sinh có thể chưa đến gần, thì kỹ thuật di truyền sau khi sinh và công nghệ nâng cấp bộ não và cơ thể đang ở giai đoạn ban sơ. Ta đang bắt đầu một kỷ nguyên định mệnh mà trong đó con người có thể hợp nhất với máy móc, và kết quả có thể là sự tạo thành hệ thống đẳng cấp khoa học hai tầng.
Sẽ có đẳng cấp người đón chào sự hợp nhất công nghệ với kỳ vọng vượt trên giới hạn sinh học. Và sẽ có đẳng cấp quá đỗi con người bao gồm những kẻ chống lại việc hợp nhất công nghệ. Những hạn chế nào sẽ được đặt ra cho người ở đẳng cấp phía sau? Sự giám sát và điều khiển nào sẽ khả thi với những ai chấp nhận nâng cấp công nghệ? Điều gì sẽ là “củ cà rốt trên cây gậy” lôi kéo con người chuyển sang kỷ nguyên siêu nhân? Thời gian sẽ trả lời.
“Thế giới ngày mai sẽ chứng kiến trận chiến khốc liệt giữa công nghệ và tâm lý. Nó sẽ là cuộc chiến công nghệ so với tự nhiên, của sự điều kiện hóa hệ thống so với tính tự phát sáng tạo.” (Joost Meerloo, The Rape of the Mind)
Nếu tiên đoán của Huxley đang thành sự thực, thì có thể làm gì với nó đây?
Có lẽ chẳng cần làm gì cả. Có lẽ chủ nghĩa toàn trị trong Brave New World mà Huxley cảnh báo ko khả thi ở mặt dài hạn – ko ổn định như ông nghĩ. Có lẽ hình thái trật tự xã hội này được định sẵn để sụp đổ dưới sức nặng đàn áp của chính nó.
Nhưng Huxley có thể đã đúng. Với đủ tiến bộ trong công nghệ và khoa học, một trật tự Brave New World có thể đạt được, và một khi được thành lập hoàn chỉnh, đây sẽ là cuộc cách mạng cuối cùng. Con người sẽ được sinh ra và lớn lên trong tình cảnh nô dịch kỹ trị mà họ sẽ ko thách thức hay chống lại bởi đó sẽ là sự nô dịch mà hầu hết đều yêu quý và bảo vệ. Nếu điều này là thực, những lời cuối cùng của Huxley từ Brave New World Revisited sẽ chứng tỏ tiên đoán đó.
“Có lẽ thế lực đe dọa tự do hiện nay đang quá mạnh để có thể chống lại trong thời gian rất dài. Nhiệm vụ ta vẫn là làm bất kỳ thứ gì có thể để chống lại chúng.” (Aldous Huxley, Brave New World Revisited)