Nietzsche nghĩ rằng vũ trụ chính là sự thể hiện của một thế lực tiềm ẩn mà ông gọi là ý chí quyền lực (Will to Power). Ông tuyên bố, “Thế giới là ý chí quyền lực – và ngoài ra chẳng còn gì khác!” Nietzsche mô tả ý chí quyền lực, thế lực nền tảng tiềm ẩn của vũ trụ, là “một cơn ham muốn thể hiện quyền lực vô độ”. Trong bài giảng này, ta sẽ tìm hiểu nó có ý nghĩa gì trong bối cảnh đạo đức, hay nói cách khác, trong bối cảnh một con người nên sống cuộc đời như nào.
Để làm điều này, trước hết ta sẽ xem xét góc nhìn của Nietzsche về thuyết tiến hóa Darwin và ta sẽ thấy rằng chính sự hiểu biết về tiến hóa, hay có thể nói là sự hiểu lầm, đã mang đến cho ông một phần động lực để hình thành học thuyết về ý chí quyền lực của mình.
Vào năm 1859, Charles Darwin xuất bản tác phẩm nổi tiếng mang tên On the Origin of Species, và trong chính tác phẩm này, ông đã dựng lên học thuyết tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên. Nền tảng lý thuyết của Darwin tương đối đơn giản: Trước hết, Darwin khẳng định rằng mọi cá thể bên trong một loài cách biệt với những cá thể khác ở một mức độ nào đó.
Hầu hết những khác biệt này ko đáng để tâm, nhưng một số đủ quan trọng để mang đến sinh vật đó những lợi thế hoặc bất lợi cho cuộc đấu tranh sinh tồn của mình.
Những cá thể với tính trạng có lợi cho sinh tồn chính là những con có nhiều khả năng sinh sản hơn và theo đó truyền thụ những tính trạng này cho con cháu của mình, trong khi những con với tính trạng bất lợi cho sinh tồn thường sẽ ko sống đủ lâu để truyền lại những tính trạng đó. Đây chính là nguyên lý nổi tiếng của Darwin được gọi là “chọn lọc tự nhiên”.
Darwin hiểu rằng chọn lọc tự nhiên là quá trình ko được thiết kế sẵn và nằm ngoài ý muốn – bởi vì điều này, định mệnh của một sinh vật thường nằm trong bàn tay số phận:
“Một hạt trong cán cân sẽ quyết định một cá thể sẽ sống hay chết, – loài nào sẽ tăng và loài nào sẽ giảm, hoặc sau cùng là tuyệt chủng.” (The Origin of Species, Charles Darwin)
Darwin thừa nhận chọn lọc tự nhiên là quá trình ko được thiết kế sẵn, tuy nhiên, ông ko chắc chắn về việc liệu có thể tồn tại một mục tiêu hay mục đích bao trùm nào đối với quá trình tiến hóa hay ko – một kiểu mục đích tối thượng mà mọi dạng sống tiến tới – và ông chưa bao giờ đưa ra bất kỳ tuyên bố rõ ràng nào khẳng định hay phủ định ý tưởng đó.
Thế nhưng, vẫn có nhiều người ủng hộ Darwin với niềm tin kiên quyết rằng có một mục đích ngầm ẩn trong quá trình tiến hóa.
Herbert Spencer là một người như vậy; ông là người ủng hộ nổi bật của thuyết tiến hóa ở thế kỷ 19 – Spencer đã tạo ra cụm từ nổi tiếng đó là “sự sinh tồn của kẻ phù hợp nhất” và phổ cập thuật ngữ “tiến hóa” – một thuật ngữ mà Darwin ít khi sử dụng.
Theo lời của nhà sử sinh học Peter Bowler,
“Spencer ủng hộ một hệ thống tiến trình vũ trụ, bao gồm lý thuyết về sự tiến hóa chắc chắn xảy ra hướng tới hình thái cao cấp hơn của sự sống.” (Evolution: The History of an Idea, Peter Bowler)
Spencer nghĩ rằng có một mục tiêu tiềm ẩn trong quá trình tiến hóa – tất cả sự sống đều hướng tới mục tiêu này, và khi đạt được điều đó, con người sẽ trở thành sinh vật “hoàn hảo” mà ông gọi là “con người đạo đức lý tưởng” – hay nói cách khác, những cá nhân thích ứng hoàn hảo với môi trường vật lý và xã hội của mình.
Nietzsche đồng tình với ý tưởng chung về tiến hóa nhưng ko hoàn toàn quen thuộc với tác phẩm của Darwin, và thay vào đó, hầu hết hiểu biết về tiến hóa của ông có được thông qua các tác phẩm của Spencer. Mặc dù đồng tình với ý tưởng tiến hóa nền tảng, Nietzsche lại đặc biệt phản đối 2 ý tưởng về bản chất tiến hóa của Spencer.
Sự bất đồng đầu tiên xuất phát từ niềm tin của Spencer rằng tiến hóa dẫn đến quá trình tất yếu của sự sống. Trong cuốn The Antichrist, Nietzsche bộc lộ sự phản đối dành cho quan điểm như vậy, nói rằng:
“Nhân loại rõ ràng ko đại diện cho sự tiến hóa hướng tới một cấp bậc tốt hơn hoặc mạnh mẽ hơn, như cách quá trình ngày nay được hiểu. “Quá trình” này chỉ đơn thuần là một ý tưởng hiện đại, có thể nói là một ý tưởng sai lệch. Người châu Âu thời nay, xét về giá trị cốt yếu, kém xa so với người châu Âu thời Phục Hưng; quá trình tiến hóa ko nhất thiết là sự nâng cao, tăng cường, củng cố.” (The Anti-Christ, Friedrich Nietzsche)
Ý tưởng thứ hai của Spencer mà Nietzsche bất đồng chính là ý tưởng rằng mọi sinh vật sau cùng hướng tới bản năng tự bảo toàn (Self-preservation).
Theo lời của Gregory Moore, Spencer tin rằng,
“đích đến tối thượng của mọi hành vi chính là kéo dài và gia tăng sự sống – nói cách khác, sự bảo toàn của cá thể và giống loài nó thuộc về.”
Nietzsche đã sai lầm khi nhận định Darwin có chung ý tưởng với Spencer rằng tất cả hành vi của một sinh vật đều hướng tới bản năng bảo toàn, và chính nhận định sai lầm này đã khiến ông bất đồng với thuyết tiến hóa Darwin để ủng hộ quan điểm tiến hóa dựa trên ý chí quyền lực của mình.
Thuyết tiến hóa Darwin, thay vì cho rằng mọi hành vi của sinh vật đều hướng tới mục đích sinh tồn, nó tuyên bố những hành vi có lợi chính là hành vi sẽ được bảo tồn thông qua chọn lọc tự nhiên – tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu tâm ở đây chính là theo như thuyết tiến hóa Darwin, một sinh vật ko hoàn toàn nhắm tới mục đích sinh tồn. Đây chính là chỗ mà Nietzsche hiểu lầm về thuyết tiến hóa Darwin.
Ý tưởng rằng mọi hành vi và hành động của một sinh vật đều nhằm vào mục đích sinh tồn bắt nguồn từ các nhà tư tưởng sống trước thời điểm thuyết tiến hóa trở nên phổ biến vào cuối thế kỷ 19. Arthur Schopenhauer, triết gia sinh vào cuối thế kỷ 18 và là người có sức ảnh hưởng rất lớn tới Nietzsche, cho rằng vạn vật trong vũ trụ là sự biểu lộ của một bản chất tiềm ẩn mà ông gọi là ý chí. Như ý chí, mọi dạng sống đều bị chi phối bởi “sự phấn đấu mù quáng để tồn tại vô mục tiêu hay mục đích.” Mọi sinh vật sống, bao gồm con người, bị chi phối bởi ham muốn sống phi lý này. Ông gọi ham muốn này là ý chí sinh tồn (Will to live).
Nietzsche phản đối kịch liệt ý tưởng cho rằng ý chí sinh tồn hay nỗ lực sống sót chính là động lực nền tảng bên trong mọi sinh vật. Ông nghĩ rằng nỗ lực sống sót là một mục tiêu quá hèn nhát. Thay vào đó, ông tuyên bố rằng ý chí quyền lực, động lực nền tảng của vạn vật, là một “cơn thèm muốn thể hiện sức mạnh vô độ”. Bây giờ, ta sẽ tìm hiểu câu nói này mang ý nghĩa đích xác là gì.
Trong cuốn Twilight of the Idols, Nietzsche gọi bản thân mình là “kẻ chống đối Darwin” bởi vì bác bỏ ý tưởng rằng mọi sinh vật trước hết tìm kiếm sự lâu bền và kéo dài cuộc đời của chúng. Trong cuốn Beyond Good and Evil, Nietzsche định rõ vấn đề ông gặp phải với quan điểm này:
“Các nhà sinh lý học nên nghĩ thấu đáo trước khi thừa nhận động lực tự bảo toàn là động lực chủ chốt của một sinh vật hữu cơ. Trên hết, một sinh vật sống muốn giải phóng sức mạnh của nó – bản thân cuộc đời là ý chí quyền lực -: sự bảo toàn bản thân chỉ là một trong những hệ quả gián tiếp và ít gặp nhất của điều này.” (Beyond Good and Evil, Friedrich Nietzsche)
Về ý chí quyền lực, đích đến tối thượng của mọi sinh vật sống chính là sinh trưởng. Nietzsche diễn tả ý tưởng này trong một số đoạn văn:
“Có thể thấy rằng từng sinh vật sống làm mọi thứ trong tầm tay ko chỉ để bảo toàn bản thân mà còn để trở nên dồi dào hơn.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Ở một đoạn văn khác, ông nhắc lại ý tưởng này:
“Có và muốn có nhiều hơn – nói ngắn gọn là sinh trưởng – đó là bản thân cuộc đời.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche).
Về ý chí quyền lực, cho rằng vạn vật đều có một ham muốn thể hiện sức mạnh vô độ chính là cho rằng chúng có một ham muốn sinh trưởng vô độ ko hồi kết.
Với ý tưởng này trong đầu, ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách Nietzsche nghĩ là có thể giúp ta tối đa hóa sự phát triển của mình với tư cách là con người và theo đó đồng bộ hóa chính mình với bản chất vũ trụ.
Để phát triển và nở rộ và theo đó đáp ứng ham muốn nền tảng của bản thân cuộc đời, Nietzsche cho rằng trước hết cần phải ham muốn điều gì đó – một cá nhân ngồi nhàn nhã mặc kệ thế gian sẽ là một cá nhân mãi bị trì trệ – “Ta cần phải trở nên mạnh mẽ”, Nietzsche nói với chúng ta, “nếu ko ta sẽ chẳng bao giờ trở nên được như vậy.” Do đó, ông tin rằng một cá nhân nên đề ra mục tiêu cao cả mà họ muốn đạt được hơn bất kỳ điều gì khác, và đặc biệt là hơn những gì mà ông nghĩ là ham muốn cảm thấy thỏa mãn nhỏ nhặt, như Nietzsche đã nói:
“Rằng có điều gì đó quan trọng gấp trăm lần câu hỏi liệu ta có cảm thấy ổn hay ko: bản năng nền tảng của mọi bản chất mạnh mẽ…Tóm lại, ta có mục tiêu mà mình ko do dự…mạo hiểm từng rủi ro, chịu trách nhiệm cho bất kỳ điều gì xấu và tồi tệ: đam mê vĩ đại.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Khi một người đặt ra mục tiêu cao cả và phấn đấu hết sức để đạt được nó, họ chắc chắn sẽ gặp phải sự kháng cự. Sự kháng cự ko phải những phiền phức đau đớn, Nietzsche quả quyết, mà thay vào đó là điều cần thiết để xảy ra sự sinh trưởng. Đau đớn, sầu khổ và bị phá ngang khi cố gắng hoàn thành một mục tiêu chính là những điều kiện tiên quyết cấp thiết để sinh trưởng và theo đó gia tăng sức mạnh của 1 người:
“…con người ko tìm kiếm khoái lạc và tránh né bất mãn. Điều con người muốn, bất kể điều gì một sinh vật nhỏ bé nhất muốn, chính là sự gia tăng sức mạnh; thúc đẩy bởi ý chí mà chúng muốn phản kháng, chúng cần điều gì đối nghịch với nó – do vậy, sự bất mãn, như một vật cản tới ý chí quyền lực, là một sự thật thông thường; con người ko tránh né nó, đúng hơn, họ liên tục cần tới nó.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Bằng cách vượt qua sự kháng cự cản trở con đường đạt được đam mê vĩ đại, một cá nhân sẽ đáp ứng ham muốn nền tảng của cuộc sống – đó là sự sinh trưởng. Vì lý do này, Nietzsche miêu tả sự sinh trưởng như hành động vượt lên chính mình. Giống như ý chí quyền lực, mọi dạng sống ham muốn sinh trưởng tất yếu phải vượt lên chính mình – do đó, ông tuyên bố rằng việc vượt lên chính mình đã được viết vào trong cấu trúc vũ trụ. Trong cuốn Thus Spoke Zarathustra, Nietzsche tuyên bố:
“Và cuộc đời đã thổ lộ bí mật cho ta: nó nói rằng, hãy xem này, ta là kẻ phải luôn vượt lên chính bản thân mình.” (Thus Spoke Zarathustra, Friedrich Nietzsche).
Khi nhìn nhận thế giới như ý chí quyền lực, Nietzsche nghĩ rằng một cá nhân có thể tiếp cận một dạng động lực thúc đẩy mạnh mẽ. Sau cùng, Nietzsche nghĩ rằng, tất cả những gì quan trọng ở đời chính là mức độ một con người trưởng thành và vượt qua những giới hạn trước kia của mình bởi điều này quyết định 1 con người mạnh mẽ như nào, và từ đó xác định giá trị của họ với tư cách là con người. Tất cả mọi người đều bất bình đẳng, Nietzsche nghĩ, cá nhân mạnh mẽ nhất, người hiến dâng để vượt qua chính mình, chính là kẻ có giá trị nhất. Ông nói:
“Điều quyết định thứ bậc của ngươi chính là định lượng sức mạnh ngươi có; phần còn lại là tính hèn nhát.” (The Will to Power, Friedrich Nietzsche)
Điều quan trọng cần lưu ý ở đây chính là Nietzsche ko nghĩ rằng một cá nhân quyền lực lý tưởng là người mạnh mẽ về mặt thể chất hay thậm chí là một cá nhân có quyền lực vượt xa kẻ khác – ông nghĩ sức mạnh tinh thần và tâm lý biểu trưng cho quyền lực tối thượng, và điều quan trọng hơn nữa là một con người có quyền lực vượt trên chính bản thân mình thay vì người khác. Và để có được quyền lực vượt trên bản thân mình, Nietzsche nghĩ rằng việc đạt một mục tiêu cao cả và phấn đấu hết sức để đạt được nó là điều cần thiết, và theo đó thỏa mãn mục đích với tư cách là một sự thể hiện ý chí quyền lực.