Không sao, trải đủ lâu rồi anh em sẽ thấy có rất nhiều bậc giác ngộ sống quanh ta, ẩn dưới những hình tướng rất bình thường… hồi trước trong xóm tôi, có chị kia bán bún riêu, cứ chiều chiều là thấy bả ôm mặt khóc chạy ra đầu hẻm.
Chuyện là số lấy trúng ông chồng thích va chạm vật lý, nhậu về nói vài câu là hay ‘nhảy đầm’ với vợ… riết rồi cả xóm quen, mấy anh phường cứ vài tuần xuống làm việc hoài… rồi cả hội chị em phụ nữ vận động bỏ chồng đi, sống vậy sao sống nổi!
Mặt chị khóc nhưng vẫn nói “không sao, chỉ do lúc ảnh say mất bình tĩnh thôi” ai nghe xong, cũng bảo bà này bị đánh quá rồi lẩn mẹ rồi
Có lần tôi ngồi ăn bún của bả, nghe các bà khách xung quanh bảo, mày giỏi, xinh thế này thì ra đường đầy thằng khác lo, sao lại chịu đựng cho khổ thế, bả vừa làm bún cho khách, mặt hề hà đáp, khổ gì đâu, giờ là bớt rồi, trước một ngày, thằng chồng em đập em 3 chập như cơm bữa… dạo này cách ngày mà chỉ chiều tối thôi, với lại thằng đàn ông nào mà không có tật, né thằng này rồi cũng gặp thằng khác kiểu khác thôi ! cho nên, không sao, em cũng quen rồi.
Nghe xong, ai cũng lắc đầu ngao ngán, kiểu mày thích chịu khổ, thì ngu ráng chịu vậy,
riêng tôi thì thấy bà này thuộc bậc kham nhẫn ba la mật kinh hoàng… vì kiểu vợ tôi mà vô tình nói nặng một câu là tôi nhịn ăn cơm một tuần rồi… chứ đó mà ‘không sao’.
mà đúng là vạn pháp duy tâm tạo, tâm thấy nó nhẹ thì sự việc đó nó sẽ nhẹ, tâm thấy nó nặng thì nó sẽ siêu nặng, cùng một sự kiện, hai tâm thế khác nhau, sinh ra 2 cuộc đời khác nhau.
Thật ra, dừng lại hay ở lại, với tôi không quan trọng, chị em nào trong tình thế tương tự, đều có quyền dừng lại, không cần chịu đựng làm gì… hoặc cả quyết định ở lại đi tiếp cũng không sao.
Cả hai con đường đều có những bài học riêng của nó, nhưng cái cốt lõi, có những bài học mình không né được, không học với người này thì cũng sẽ học với người khác.
Đi làm cũng thế, không bao giờ anh em tìm được một môi trường lý tưởng nhất, được cái này mất cái kia là bản chất của game đời này, muốn tìm nơi phù hợp nhất cũng tốt… nhưng liệu có tồn tại nơi đó hay không, và liệu mình có đủ phước để tìm ra nó hay không !!
Quay lại chị bún riêu, khoảng 3 năm sau thì chồng bả bị đột qu.y liê.t nửa người, chạy chửa cũng 3-4 năm, thời gian đó nhà bả im lặng nhất xóm, vì hết cảnh va chạm rồi… sáng bả vẫn bán bún, chiều dẫn chồng đi chạy chửa… lâu lâu sáng thấy ông chồng lết lết ra quán để phụ làm rau!
Rút cuộc, bài học của bả là ông chồng, còn bài học của ông chồng là bệnh tật !
tôi ấn tượng mãi hai chữ “không sao” của bả, dù ở hoàn cảnh nào, dù đau buồn thế nào, tôi thấy bả vẫn chọn đi tiếp…
Mãi thời gian tôi dọn đi khu khác sống nên không có ăn bún của bả nữa. chắc cũng phải hơn 5 năm sau mới có dịp ghé lại, mới quẹo xe vào, vẫn cái giọng thánh thót, với đôi mắt sáng và nụ cười niềm nở như ngày nào của bả, nhìn qua thì thấy ông chồng, tuy đã đi lại bình thường… nhưng ổng đã trở thành một con người mới, nhẹ nhàng, dễ thương và điềm tĩnh hơn.
Đúng là ‘không sao’ thật, vì ai rồi cũng khác, và dưới bầu trời này, đúng là, không có gì là không thể bước qua được.
Có cái khổ đưa người ta vào khổ trong khổ, và cũng có cái khổ, lại đưa người ta đến con đường diệt khổ…
Quan trọng là có đủ kham nhẫn để thấy ra hay không
Cheers,
Bác 7b