Chơi các game mang tính cạnh tranh đời thật với người thật thì khi đọc những cái về game theory (lý thuyết trò chơi?) sẽ thấy rất make sense (hợp lý?).
Tại sao lại là game đời thật chứ không phải game ảo? Đơn giản là vì game ảo nó sẽ không truyền tải đầy đủ “tính quyết liệt của trận đấu” nên nhận thức (awareness?) của bạn về các nguồn tài nguyên – resources sẽ rất hạn chế hoặc méo mó. Đánh ván game ảo thì thắng thua đâu sao, nhưng game thiệt thì thua là có chuyện à, cho dù có thua không mất gì nhưng nội tâm vẫn sẽ bị ảnh hưởng. Hay nói tóm gọn tí thì game ảo khó lộ bản chất – xu hướng thật, nhưng game thật và đặc biệt những game có áp lực cao – có kết quả liền – hay mức độ thắng thua cao (high stake) thì xu hướng – bản chất sẽ lộ ra liền và rõ ràng.
(Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ, chưa thấy …xệ chưa hết hồn, hay có câu nói là thường thì vào nghịch cảnh mới lộ bản chất mới rõ anh em).
Cứ vô game đời thật (bất cứ game gì – dĩ nhiên là không phạm pháp) thì bạn sẽ thấy rõ sự yếu kém của bản thân ngay. Chịu khắc phục và lên level được thì góc nhìn – vision – scope của bạn sẽ dần mở rộng ra từ range lính – lên tới tướng (nếu may mắn).
Cứ nhìn rõ sự vô minh, điên loạn, hèn nhát trong tâm mình thì sẽ thấy rõ sự đó ở người khác hơn.
Ông bà ta có một câu rất hay lột tả được cái core của game theory là: “thời thế, thế thời, thế thời phải thế”. Sâu sắc vãi.
Đoạn này tôi hỏi aibot, feng nào thích thì tự tìm hiểu tiếp:
Lý thuyết trò chơi là một phần của toán học và kinh tế học nghiên cứu cách mọi người hay tổ chức chọn cách hành động khi họ phải tương tác và quyết định với nhau. Mục tiêu của họ là làm sao để có lợi nhất cho bản thân. Lý thuyết này được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh, chính trị đến quân đội và thậm chí là tâm lý học.
Trong lý thuyết trò chơi, người ta thường nghĩ về các tình huống tương tác như những “trò chơi”, nhưng không phải trò chơi vui vẻ mà là những tình huống mà việc quyết định của một người ảnh hưởng đến người khác. Mục tiêu là tìm cách chọn hành động để mình có kết quả tốt nhất, dựa vào những gì người khác chọn làm.
Một phần quan trọng của lý thuyết trò chơi là “cân bằng Nash”. Đây là tình huống mà mỗi người trong trò chơi đã chọn một cách hành động, và không ai có thể làm tốt hơn bằng cách thay đổi một mình họ khi biết người khác sẽ không thay đổi gì. Nó giống như một điểm đứng yên, nơi mà không ai muốn thay đổi trước khi người khác thay đổi. Meme là tôi ngồi ngẫm nghĩ sách.
Ps: tôi ko hút thuốc, hút thuốc có hại cho sức khỏe, với meme thôi, nhà tôi không giàu như thế. hehe.