1 . Khi một ai đó làm gì thì luôn có lý do – động cơ đằng sau.
2 . Không có thứ gì là vô lý cả. Chỉ là bạn (hoặc người đó) không nhận thức – nhìn ra lý do – động cơ đằng sau
3 . Khi một người làm gì đó thì là vì lợi ích.
4 . Có rất nhiều thể loại lợi ích, và giải toả cảm xúc là một trong những loại lợi ích đó.
5 . Những hành động mà chúng ta thường cho là vô lý, thường là những hành động được xếp vào nhóm giải toả – thoả mãn cảm xúc.
Những hành động mà chúng ta cho là hợp lý thường là những hành động thiên về các lợi ích về mặt vật chất – tinh thần, thường là theo quy chuẩn xã hội và nền giáo dục chúng ta được hấp thu.
Ví dụ việc một ai đó đi làm, ngồi học một thứ gì đó, hay đi shopping mall thì đều hợp lý và có thể lý giải được.
Nhưng việc một ai đó có một hoạt động ngoài khuôn khổ thông thường, khó lý giải thì ta thường xếp vào nhóm – class, vô lý.
6 . Tâm lý tiêu cực + không có học – hiểu biết thì thường giải toả bằng hành động mang tính phá hoại. Hại mình hại người các kiểu.
Tiếng anh có một từ gọi là vandalism để chỉ loại hoạt động này. Lấy phá hoại làm niềm vui, ý nghĩa sống và giải toả tâm lý. Lâu lâu có vài thanh niên đi đập phá đồ đạc, kiếm chuyện vô lý để bem ai đó, hay cầm ống chích đi đâm người cũng là nhóm này.
Softcore phổ biến hơn là hành hạ người nhà, người dưới cơ với đủ cách thức chiêu trò tâm lý. Miễn làm người khác khổ là trái tim tổn thương sẽ được xoa dịu.
7 . Tâm lý tích cực + không có động lực làm gì + không có kỹ năng thì thường đi ăn mừng. Ăn chơi xong rồi hết, thôi. Hên mai tích cực tiếp, không thì tiêu cực.
8 . Tâm lý tiêu cực + có học ~ biết cách hoá giải thì nhân cơ hội đó chuyển hoá cục nợ tiêu cực thành trải nghiệm nhân sinh được hấp thu hoàn toàn.
Chơi thể thao là một phương pháp chuẩn xịn nhất với cá nhân tôi. Chân chạy thì tim đỡ buồn và đầu sẽ bớt suy tư những suy tưởng thừa thãi.
Hoặc là viết lách xả niệm xả tư duy cũng ok. Nếu tách mình ra khỏi dòng cảm xúc tiêu cực và biến dòng tiêu cực đó thành nguyên liệu thì viết hay sáng tác lúc đó sẽ rất “có hồn”.
9 . Tâm lý tích cực + có học thì thường là sẽ vào mode rất phê. Lúc này sáng tác, sáng tạo, performed một cái gì đó cũng rất “có hồn”. Dân gian hay xài chữ “có hứng” để chỉ lúc này. “Có hứng” + có kỹ năng thì rất dễ ra sản phẩm “có hồn”
10 . Việc đối mặt với cảm xúc không mấy dễ chịu gì. Nhưng nếu dũng cảm+ biết chuyển hoá trải nghiệm thì sẽ học – lãnh ngộ – làm được nhiều thứ rất hay ho. Đôi khi tôi thấy cô độc – ở một mình – solitude là thứ bắt buộc phải có nếu muốn chuyên sâu làm gì đó “ra hồn”.
11 . Đối diện cảm xúc – rồi chuyển hoá nó lâu ngày thì việc kiểm soát – thuần hoá cảm xúc sẽ (tương đối) dễ chịu hơn. Chưa kể việc tích cóp được khá nhiều insight và wisdom về bản thân và nhân sinh nữa.
Chưa kể thêm mớ lợi ích trong việc hạn chế bản thân làm bậy hay khi cần làm điều tốt thì cũng dễ hơn. Art đẹp không biết nguồn. Ai mà cảm xúc mạnh, năng lượng nhiều mà thuần hoá cho tĩnh – calm được thì nhìn rất bá và có uy
Tôi cuốc đất tiếp để chuyển hoá cảm xúc tiêu cực đây.
Cuối tuần tập luyện vui vẻ.