“Nhiều bản chất được cấu thành tới mức những điều xảy ra bình dị trong một sự nghiệp bình dị sẽ không thể khơi dậy hoặc phát triển tài năng lớn nhứt của họ, thứ nằm quá sâu để có thể kích hoạt một cách dễ dàng.”
Orison Swett Marden, Making Life a Masterpiece
Thành công trong cuộc sống của một cá nhân chính là sản phẩm của 2 yếu tố giống nhau dẫn đến thành công trong thế giới kinh doanh. Lãnh đạo tốt và quản lý tốt như Steven Covey giải thích trong cuốn sách của ông mang tên The Seven Habits of Highly Effective People:
“Sự quản lý chính là hiệu suất và leo lên các nấc thang của thành công. Khả năng lãnh đạo thì xác định xem cái thang có dựa đúng vào tường hay không.”
Stephen Covey, The 7 Habits of Highly Effective People
Ở Video trước, chúng ta tập trung vào tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu và nó có thể được coi như là giai đoạn chỉ đạo của quá trình. Mục tiêu mang đến những hướng đi và mục đích cho cuộc sống và giả dụ mục tiêu của ta có tính tham vọng, trọng tâm và trong một lĩnh vực ta thấy về bản chất là bổ ích, vậy thì bậc thang của ta đang dựa vào một bức tường đủ chắc cho những bậc cao của sự thành công hiếm có. Vậy bây giờ chính là lúc để mở rộng bậc thang đó. Và trong Video này, ta sẽ khám phá xem cốt lõi của quá trình này nằm ở việc quản lý phù hợp của ta như thế nào.
“Bạn sẽ chẳng bao giờ thay đổi được cuộc sống của mình” John Maxwell viết. Cho đến khi bạn thay đổi điều gì đó mình làm hàng ngày. Bí quyết thành công được tìm thấy ở các thói quen hàng ngày của bạn.”
John C. Maxwell
Khi ta quan sát cuộc sống của người thành công hiếm có, điều ta khám phá ra được đó chính là những con người này có một khả năng phi thường để làm những điều đúng đắn vào đúng thời điểm với sự kiên tâm hơn nhiều so với số đông kẻ tầm thường. Jerry Seinfeld chính là một ví dụ nổi bật. Trong khoảng đầu sự nghiệp của mình khi mà ông đang cố gắng để đột phá với tư cách là một diễn viên hài độc thoại,
Seinfeld đã phát triển một thói quen theo đó ông sẽ viết ít nhất một câu chuyện cười mới mỗi ngày. Theo Seinfeld, thói quen này rất quan trọng đối với sự thành công trong tương lai của ông. Stephen King, một trong những cây bút có nhiều tác phẩm của thế hệ chúng ta, cũng tuân theo một thói quen hàng ngày, hay như ông đã ghi chép trong cuốn tự truyện của mình:
“Một khi tôi bắt tay vào thực hiện một dự án, tôi không dừng và cũng không làm chậm lại trừ khi tôi thực sự phải làm thế. Nếu tôi không viết mỗi ngày, những nhân vật bắt đầu trở nên cũ rích trong tâm trí tôi, nó dần giống như những nhân vật thay vì là người thật. Sự thực rằng khi tôi viết, tôi viết mỗi ngày, dù cho có nghiện công việc hay không.”
Leo Tolstoy chính là một tác giả khác sử dụng sức mạnh của thói quen hàng ngày để tạo ra những kiệt tác của mình. Trong quá trình viết về cuốn War and Piece, Tolstoy đã ghi lại điều sau trong cuốn nhật ký cá nhân:
“Tôi phải viết mỗi ngày mà không thất bại, không quá nhiều vì sự thành công của công
việc, cũng như để không rời xa khỏi thói quen của mình.”
Leo Tolstoy, Personal Diary
Một ví dụ cuối cùng đến từ Tom Petty, một trong những ngôi sao nhạc Rock vĩ đại của thế hệ chúng ta. Về điều đã làm cho sự nghiệp của Petty thăng hoa như vậy, con gái Adria Petty của ông, đã có những điều sau đây để nói trong một điếu văn do cô viết ngay sau khi ông qua đời:
“Cha của tôi đi vào phòng và viết gần như mỗi ngày, ông ấy gảy cây đàn Guitar trong tay và nói chuyện với chúng tôi gần như cả cuộc đời.”
Adria Petty, An American Treasure
Điểm chung giữa 4 con người này chính là tất cả họ không chỉ chạm đến đỉnh cao của thành công, mà tất cả đều đạt được điều đó thông qua sức mạnh của thói quen hàng ngày. Vậy làm sao để xây dựng cho bản thân một thói quen tốt giúp thúc đẩy thành tựu của chính mình? Bước đầu tiên chính là xác định những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, ta cần biết rằng những hoạt động nào là cần thiết cho sự thành công. Bởi có quá nhiều người thất bại trong việc đạt được thành tựu của mình không phải vì làm việc ít, mà là vì dành quá nhiều thời gian cho những thứ vặt vãnh. Những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của ta có thể thay đổi theo thời gian. Nhưng giả định mục tiêu của ta được tập trung thích đáng vào bất kỳ giai đoạn nào của quá trình, thì không nên có nhiều hơn một số ít nhiệm vụ. Ví dụ, nếu mục tiêu là viết một cuốn sách thì ta có thể chia nó ra thành 4 giai đoạn chính. Đầu tiên, ta cần nghiên cứu chúng sau đó ta cần phải viết ra nội dung rồi sau đó chỉnh sửa lại nội dung. Và cuối cùng, khi cuốn sách đã hoàn thành, ta cần thực hiện một số hình thức quảng bá. Tùy vào giai đoạn mà ta đang thực hiện, nhiệm vụ cực kỳ quan trọng có thể là bước nghiên cứu, viết, chỉnh sửa hay quảng bá. Như Covey giải thích trong cuốn Seven Habits of Highly Effective People. Khi bạn đã rõ ràng về nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của mình:
“…bạn có thể chắc chắn rằng bất kỳ điều gì mình làm vào bất kỳ ngày cụ thể sẽ không vi phạm các tiêu chí mà mình đã xác định là cực kỳ quan trọng, và rằng mỗi ngày của cuộc đời bạn đều đóng góp một cách có ý nghĩa tới tầm nhìn mà mình có về toàn bộ cuộc đời này.”
Stephen Covey, The 7 Habits of Highly Effective People
Làm thế nào để ta đảm bảo rằng giống như Seinfeld, King, Tolstoy hay Petey mỗi ngày dành ít nhất một chút thời gian làm những gì cực kỳ quan trọng, có nhiều cách để kết cấu thời buổi của mình để đạt được điều này. Nhưng 1 cách tiếp cận mà có vẻ như hoạt động ổn thỏa với nhiều người chính là tập trung vào phát triển những thói quen vào lúc khởi đầu và kết thúc của ngày, trong khi để ngỏ phần giữa của nó.
Cách tiếp cận này mang đến một sự cân bằng ổn thỏa giữa cấu trúc cần thiết cho sự nhất quán và linh hoạt cần có để đối phó với sự bất định của cuộc đời hay như Darren Hardy viết trong cuốn The Compound Effect.
“Chìa khóa để trở thành đẳng cấp thế giới bằng sự nỗ lực của mình đó chính là xây dựng hiệu suất của mình quay quanh những thói quen đẳng cấp thế giới. Nó có thể khó khăn, thậm chí là phù phiếm để dự đoán hay điều khiển những gì sẽ xuất hiện vào giữa ngày làm việc của bạn, nhưng bạn hầu như có thể kiểm soát cách ngày của bạn mở đầu và kết thúc. Tôi có thói quen cho cả hai thứ đấy.”
Darren Hardy, The Compound Effect
Ngày mở đầu chính là một khoảng thời gian tối ưu để dành cho nhiệm vụ cực kỳ quan trọng vì một vài lý do. Thứ nhất, hầu hết chúng ta đều đạt được nhận thức tốt nhất ngay sau khi mình tỉnh dậy và vì vậy, thông thường bạn nên làm những điều quan trọng nhất khi khả năng tinh thần đang ở đỉnh cao. Lý do thứ hai cho việc bắt đầu ngày mới bằng những công việc cực kỳ quan trọng đó là vì khi làm như vậy, ta không cho phép những sự kiện trong ngày có cơ hội làm phân tâm ta, khiến ta căng thẳng hay thậm chí làm chệch hướng không hoàn thành được những gì quan trọng. Điều đầu tiên, chúng ta cứ làm nó mỗi ngày, nhưng có một lý do thứ 3 để áp dụng phương pháp này. Và nó liên quan tới sức khỏe tinh thần ta:
Bằng cách hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất vào đầu ngày, ta loại bỏ được sự lo âu tự nguyện (Anticipatory anxiety) thường kéo dài khi ta biết rằng mình vẫn chưa làm xong công việc mà sẽ làm nên hoặc phá vỡ sự thành công của mình. Khi bắt đầu ngày mới dành cho những nhiệm vụ quan trọng nhất của mình, ta có thể bỏ ngỏ phần cốt lõi của ngày cho đủ loại các nhiệm vụ linh tinh có liên quan tới việc hoàn thành bất kỳ mục tiêu tham vọng nào, nhưng vào cuối ngày, ta nên cân nhắc thực hiện thứ được gọi là một thủ tục kết thúc. Một thủ tục kết thúc mất không quá 15 đến 30 phút và tất cả những gì nó đòi hỏi chính là ta thực hiện 2 nhiệm vụ đơn giản, ta đánh giá ngày hôm nay và lập kế hoạch cho ngày tiếp theo của mình.
“Một trong những bí quyết ít biết của các cá nhân thành công đó là những người thành công nhất đánh giá bản thân họ mỗi ngày. Đánh giá hàng ngày chính là chìa khóa cho sự thành công hàng ngày và sự thành công hàng ngày là chìa khóa cho thành công trong cuộc đời và sự nghiệp.”
Jason Selk, Executive Toughness
Khi đánh giá ngày hôm nay của mình, ta nên cân nhắc việc nghĩ ra một số phương thức theo dõi cho nhiệm vụ cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn như Seinfeld, người sẽ đánh một dấu X lớn trên lịch treo tường mỗi ngày ông viết một câu truyện cười mới, có điều đã tồn tại rất lâu rằng việc ghi lại một hành động mà ta đang cố gắng để tạo thói quen, chính là một cách hay để động viên và để cho ta chịu trách nhiệm.
Ngoài theo dõi thời gian, thì việc đánh giá ngày hôm nay của mình cũng nên bao gồm việc viết ra bất kỳ nhiệm vụ nào chưa hoàn tất hay bất kỳ nhiệm vụ nào đòi hỏi sự chú ý của ta vào ngày mai. Bằng cách này, ta đạt được điều gọi là “gỡ bỏ nhận thức”. Ta sẽ trở nên rõ ràng về những gì cần phải làm xong vào ngày mai, và chính vì thế ta không phải dành phần còn lại trong ngày băn khoăn và lo lắng về nó:
“Để đặt bản thân đi đúng hướng. Tự hỏi chính mình 2 câu hỏi quan trọng này. Thứ nhất, ba việc quan trọng nhất mình cần làm xong vào ngày mai và thứ hai, nhiệm vụ quan trọng nhất và cần phải hoàn thành là gì? Các câu hỏi hoạt động bên trong “dung lượng truyền kênh” của não bạn để mang đến hướng đi và mức độ ưu tiên với mức lượng có thể kiểm soát được. Khi bắt đầu một ngày, bạn biết 3 điều quan trọng nhất mình cần phải hoàn thành vào cuối ngày. Và bạn biết điều nào trong số 3 điều ấy được ưu tiên cao, nổi bật. Bạn sẽ ngạc nhiên vì việc quyết định của mình trở nên rõ ràng hơn bao nhiêu, và sử dụng thời gian hiệu quả hơn bao nhiêu, chỉ bằng cách thực hiện bước tổ chức đơn giản này.”
Jason Selk, Tom Bartow and Matthew Rudy, Organize Tomorrow Today
Thói quen đơn giản này là dành thời gian bắt đầu ngày mới cho những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng và vào cuối ngày ngồi suy ngẫm và tổ chức tuân theo quy tắc căn bản của việc quản lý thời gian, thứ đã được Covey giải thích là tổ chức và thực hiện quay quanh những ưu tiên. Tuy nhiên, điều ta cần nhận ra chính là các thói quen hàng ngày được cung cấp ở đây chỉ là một trong nhiều lựa chọn có thể tạo ra một cuộc sống thành công hiếm thấy. Tùy thuộc vào lối sống hiện tại, thói quen như này có thể khả thi hoặc không. Nhưng dù trường hợp như nào đi chăng nữa, điều quan trọng là tạo nên một số thói quen hàng ngày để thử nghiệm nó trong 1 thời gian, và sau đó tối ưu hóa nó khi cần thiết. Hay như Jeff Olson viết trong cuốn The Slight Edge:
“Vấn đề không phải là sáng kiến ra một bản kế hoạch tuyệt vời đảm bảo sẽ đưa đạn đến đích. Vấn đề chỉ đơn thuần là nghĩ ra một kế hoạch giúp bạn thoát khỏi vòng khởi đầu. Nó thậm chí không phải là kế hoạch mở đầu của bạn không nhất thiết sẽ đưa bạn tới đó – chắc kèo nó sẽ không đưa bạn đến đó, ít nhất thì không như kế hoạch chuẩn xác bạn đề ra ban đầu. Không ai có mức độ chính xác hoàn mỹ và lập kế hoạch lâu dài. Và có quá nhiều biến số và bất ngờ trên con đường mà sẽ đòi hỏi phải chỉnh sửa kế hoạch. Bạn phải bắt đầu với một kế hoạch, nhưng kế hoạch bạn bắt đầu sẽ không phải là kế hoạch giúp bạn đi tới đó.”
Jeff Olson, The Slight Edge
Vậy thì, cùng với việc thiết lập mục tiêu, ta đã nắm quyền chỉ đạo cuộc đời mình. Và với việc tạo ra một thói quen hàng ngày, chúng ta đã thiết lập cho bản thân mình cách quản lý thời gian một cách tối ưu, những gì còn lại bây giờ chính là theo đuổi sự thành công hiếm thấy, bước đơn giản nhất trong số đó, nhưng lại là bước hầu hết mọi người thất bại, ta cần phải thực hiện các thói quen của mình với một sự nhất quán tàn bạo. Bởi như George Leonard viết “sự nhất quán trong luyện tập chính là biểu hiện của một bậc thầy”. Trong Video tiếp theo, ta sẽ khám phá các mẹo và thủ thuật giúp ta có thể trau dồi sự nhất quán tạo nên thành công này.