Bạn có cảm thấy rằng bản thân có những phiên bản nhân cách khác nhau dù bạn không mắc chứng đa nhân cách không? Có bao giờ bạn thắc mắc sự vui vẻ và dễ tính của bạn trong ngày hôm nay có thể nhanh chóng thay đổi vào ngày hôm sau và bạn trở thành một người cứng nhắc đầy khắc khổ?
Sigmund Freud đã dành cả quãng thời gian của mình để nghiên cứu về vấn đề này, chắc chắn ông là một trong người đầu tiên phát triển về nó theo cách độc đáo và tới nay chúng ta vẫn theo chân ông để tiếp tục nghiên cứu.
Trong cuốn sách “Sổ tay triết học” của tác giả Jonny Thomson đã diễn giải lại phần lập luận của Freud rằng tâm lý lẫn nhân cách của chúng ta có thể được chia thành ba khía cạnh:
*Bản ngã: Đây là tiếng nói có lý trí, có ý thức của bản thân chúng ta. Đó có thể là phần bạn đang đọc, minh chứng cho bản ngã thôi thúc lý trí khiến bạn hành động, cũng có thể là một câu chuyện đang chạy trong đầu bạn.
*Bản năng: Điều này bao gồm những ham muốn nguyên thủy và thú tính chìm sâu trong đáy lý trí con người. Một bản năng đầy ham muốn, thôi thúc chìm trong dục vọng tại từng người. Chúng sâu sắc, bốc đồng và thúc đẩy bản thân ta hành động.
*Siêu ngã: Đây là thẩm phán đạo đức hoặc người kiểm duyệt trước suy nghĩ, hành động của chúng ta. Tương tự như lương tâm, nó liên quan đến những điều cấm đoán, quy tắc, tổ chức và cảm giác tội lỗi.
Tất cả những vấn để xảy ra mà chúng ta gặp phải từ cách ứng xử, hành động, lời nói, cảm xúc đều được Freud quy về rối loạn thần kinh. Nơi bắt đầu của sự mất cân bằng, sự bất hoà giữa một hoặc rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Có thể gọi lúc đó là lúc chúng ta bị dư thừa bản năng hoặc thiếu hụt siêu ngã hoặc có thể do bản ngã yếu đuối…
Điều này càng lý giải tại sao cha mẹ, thầy cô của chúng ta sẽ đại diện và thiết lập cho siêu ngã trong thời thơ ấu của mỗi đứa trẻ sinh ra. Đồng thời, họ là nhân chứng chứng kiến quá trình thức tỉnh bản năng ở tuổi dậy thì của bạn.
Vì vậy có thể nói rằng mô hình này vẫn là công cụ hữu ích để mỗi con người tự suy ngẫm, trị liệu, thảo luận về tâm lý của bản thân. Đôi khi, chính chúng ta cũng cần phải đối mặt với sự thôi thúc ham muốn cơ bản của chính mình, những lúc khác ta phải chấp nhận các quy tắc, làm theo tổ chức có trật tự và có đạo đức.
Nếu tâm lý học hiện đại hiện nay, nghiên cứu tâm lý dựa nhiều trên khoa học, chưa tìm được kẽ hở nào từ chủ nghĩa của Feud thì chủ nghĩa này thực vẫn rất hấp dẫn và vẫn sẽ ảnh hưởng tới nhiều người về sau. Còn chúng ta với trí tò mò ham học hỏi, có thể rất cần nhờ cậy vào Jonny Thomson để ông tiếp tục dẫn lối, khám phá nhiều quan điểm triết học tuyệt vời từ các triết gia bị lãng quên khác qua cuốn “Sổ tay Triết học”