Với bản tính xã hội thì trong mỗi chúng ta luôn có một cái mong muốn – nhu cầu – urge khuyên bảo – khuyên can – giúp đỡ những người xung quanh và thân cận. Cái này là bình thường, không có mới là (hơi) bất thường.
Dùng từ “hơi” vì có vài cá nhân không may chứng kiến cảnh “cứu vật vật trả ơn, cứu nhân nhân trả oán” nên cái lòng từ đó bị diệt. Tạm không bàn sâu vào ý này.
Việc giúp đỡ có nhiều cấp và nhiều thể loại. Ở post này thì chỉ giới hạn ở việc khuyên bảo – chỉ dạy. Post góc nhìn cá nhân, không phải đúng cho hoàn toàn.
Khi khuyên bảo chỉ dạy ai đó thì nên thoả mãn các yếu tố căn bản sau đây: tâm thế – thực tâm muốn giúp người đó, uy tín – năng lực cá nhân, khả năng nhìn ra rõ cốt lõi vấn đề, và phương pháp – cách thức rõ ràng để giúp cá nhân đó.
1 . Tâm thế
Vạn pháp duy tâm tạo. Đôi khi bạn có thể ngu, cùi, không có khả năng nhìn nhận vấn đề rõ ràng và không biết cách giải quyết nhưng chỉ cần bạn thành tâm thì lời nói cũng có tác dụng đôi phần (nhấn mạnh là đôi phần thôi).
Vấn đề là phần lớn chúng ta khi khuyên bảo ai thì chúng ta không làm cho họ mà chúng ta chỉ đơn giản là đang thỏa mãn cái tôi, thỏa mãn việc được tỏ ra thượng đẳng, bề trên, được lên lớp, được có cảm giác là mình đang làm một việc gì đó mang tính công đức, có lợi. Nói tóm lại thì nói cho sướng miệng.
Nhóm khuyên bảo thỏa mãn cái tôi này thường có một đặc điểm – vấn đề chính là: không muốn cải thiện bản thân nhưng muốn thế giới xung quanh họ tốt lên nên chiến lược hay nhất là đi khuyên người khác để thỏa mãn nhu cầu nội tâm thầm kín này (mà đến chính bản thân họ cũng không hay).
Thế nên mới có kiểu khuyên bâng quơ là: sao không cố (biết cách đâu mà cố), sao không đi học để giết bớt thời gian (học cái gì, để làm gì), sao không cất máy tính ra đường chơi (chơi gì, sân chơi ở đâu, chơi như thế nào).
Hay có những trường hợp mang tính thẩm quyền ví dụ như cha mẹ – con cái thì sẽ có tình trạng ép buộc với tư duy: cấp dưới chỉ cần CỐ hơn thì mọi thứ sẽ tốt hơn. Tuy nhiên kiểu tư duy cố quá này chỉ khiến đối tượng trở nên dễ thành quá cố hơn.
Tóm lại là trước khi khuyên ai thì nên coi là mình muốn tốt cho họ hay sướng cho mình. Ví dụ tôi viết trang này xúi mấy feng này kia là tôi đang thỏa mãn cái tôi của tôi, tôi thấy sướng sướng trong người mà tôi không cần cố gắng thay đổi bản thân, nên mấy feng đọc cẩn trọng với tâm thế chưa được chuẩn này của tôi đôi khi sẽ làm tôi có xu hướng cài cắm thông tin lệch lạc vào đầu mấy feng. À tiện nói, tôi viết trang không có nhu cầu khuyên bảo ai cả, tôi viết để CHIA SẺ ý kiến, suy nghĩ của cá nhân tôi thôi. Thỉnh thoảng có vài post là tôi khuyên bảo chính tôi. Hehe.
Nhưng chúng ta không phải là thánh nên cũng có thể trung hòa giữa việc sướng của bản thân khi khuyên ai đó. Ít nhất là biết mình làm cho mình thì sẽ giới hạn được nhiều cái. Bản thân xấu, biết bản thân xấu vẫn ổn hơn hẳn là xấu nhưng nghĩ mình đẹp. Giống như hôm nay mặc quần áo dính bùn thì biết né những chỗ cần sạch sẽ ra.
2 . Uy tín – năng lực cá nhân.
Tạm không bàn môi trường ảo vì môi trường ảo skip được cái này, dễ xạo chém gió cực kỳ. Này là nói khuyên ngoài đời.
Muốn chỉnh ai đó ngoài đời thì bạn phải làm được cái đó cái đã. Cái này nó là luật mang tính mặc định – common sense.
Bạn có em trai. Bạn không sống chuẩn mực đàng hoàng mà bạn khuyên nó, nói lắm nó còn đấm vào mặt bạn. Nhưng nếu bạn đủ chuẩn mực, ho nhẹ cái là nó cũng đã phục rồi. Và nếu cực kỳ chuẩn mực thì nó sẽ tự nhìn bạn mà điều chỉnh, đặc biệt là về mấy cái thiên về tính cách và xu hướng hành xử. Đặc biệt nếu bạn có thành tựu thật cân đo đong đếm được thì lời nói càng có giá trị.
Còn về những cái kỹ – năng technical thì luật này cũng y chang. Bạn làm được đã thì bạn mới dễ chỉnh sửa chỉ bảo (này thiên về ý 4, lát xuống dưới chém sâu hơn).
Thế nên (ở đời thực) nếu bạn nói mà họ không nghe cho dù bạn có đầy đủ 4 yếu tố thì đôi khi là do uy tín cá nhân của bạn quá thấp.
3 . Khả năng cốt lõi nhìn ra vấn đề
Tôi thấy nhiều người hay khuyên sảng khuyên dai khuyên kiểu không có tâm khuyên cho vui miệng thì họ không muốn – không có khả năng – không muốn nghĩ để tìm ra cốt lõi vấn đề.
Lấy ví dụ một công thức khuyên bâng quơ:
Mày nên cố học – làm [cái abc] đó đi. (Nên)
Việc một cá nhân không muốn học – làm nó có vô vàn yếu tố bao gồm: tình trạng sức khỏe kém, có vấn đề về khả năng tập trung – mental, chương trình học không phù hợp, động lực học – làm, phương pháp học – làm,…
Hay một kiểu công thức khác:
Mày không nên làm – không nên theo đuổi – không nên có thói quen xấu [abc] đó nữa. Việc một cá nhân không muốn từ bỏ một thứ gì đó nó cũng rất là phức tạp. Vì thường những cái đó có dính dáng khá là sâu xa đến các nhu cầu tâm – sinh lý (physiology). Bỏ một cái gì đó là cắt một cái sự thỏa mãn về nhu cầu đó, mà giống người thì bạn không thể không không đơn giản mà cắt một cái nhu cầu – thói quen của họ được. Phải nhìn rõ cái đó – có hệ thống tư duy để đề ra phương pháp thay thế. Ví dụ là muốn bỏ việc nghiện trà sữa – hay xiên bẩn thì nguyên nhân căn bản là do thực phẩm hàng ngày kém chất lượng nên không thỏa mãn được khẩu vị – nhu cầu dinh dưỡng nên phải đi ăn đồ có hương – vị nhân tạo mạnh để thỏa mãn (một phần) nhu cầu. Đôi khi người béo phì ăn uống vô độ lại là người bị thiếu chất.
Hay kêu một cá nhân nào đó nên bỏ cái tính nóng giận cáu gắt thì nguyên nhân đôi khi cũng nhiều lắm. Nhưng có cái căn bản là trời nóng thì dễ bị cáu, giờ bỏ họ vào nơi mát mẻ nhiều cây xanh là họ dịu và dễ kiểm soát cảm xúc lại ngay. Nói chung thì Nói sảng bâng quơ thì dễ chứ nhìn ra nguyên nhân cũng không dễ.
4 . Giải pháp – phương pháp
Thực ra thì bạn làm tốt cái thứ 3 là đã coi như gần xong cái thứ 4 rồi, hay cái thứ 4 này được coi là 3.5 thôi.
Ví dụ biết thói ăn bậy là do thiếu chất thì giờ giải pháp là cho ăn đồ có chất. Nhưng biết cái xe hư và biết sửa xe thì cũng không phải là dễ.
Cái 3 đã khó, cái 4 còn khó hơn. Cái phương PHÁP này là cái ăn tiền (nghĩa đen) nên thường ít ai chịu dạy lắm.
Thường người đời tốt lắm thì chỉ tới cái thứ 3 là tốt lắm rồi. Hay có vài cái đơn giản kiểu như ví dụ đồ ăn thiếu chất thì chỉ cái thứ 4 luôn vẫn không sao.
Vài ví dụ:
Biết nó không học được là do có yếu tố về tâm lý, vậy giờ giải quyết sao?
Biết nó không chịu làm cái đó vì có tính cách đó, giờ deal như thế nào?
Biết nó không chịu học vì thiếu động lực, giờ nên làm gì để tạo động lực?
Biết đời nó nát do có tính xấu đó thì nên làm gì để nó hết tính xấu đó? Nói miệng kêu “thôi bạn ơi, bớt xấu tính đi”. Giang sơn dễ đổi bản tính khó dời, sửa tính, đặc biệt là tính xấu là cực khó.
Thường thì những người sẽ chỉ bạn PHÁP là mentor, sư phụ, một người cha, một người anh có đầy kinh nghiệm sống và có ý tốt với bạn.
Nếu bạn muốn khuyên ai mà đủ 3 cái trên mà thiếu cái ý 4 này thì đôi khi cũng phản tác dụng. Biết rồi sao, what’s next?
Cơ mà ít ra thì bạn đủ 3 cái đầu mà chưa chuẩn cái thứ 4 thì cũng giúp người được khuyên bảo hạn chế được rất nhiều cái xấu, sự tổn hạn với cá nhân họ. Cũng là tốt lắm rồi.
Viết post này để bạn có nhận thức rõ hơn việc thành tâm khuyên bảo – chỉ dạy nó khó và đòi hỏi tấm lòng đến mức nào để bạn biết ơn về họ hơn. Và hi vọng post này giúp bạn có nhận thức hệ thống hơn ổn hơn để khuyên bảo con cháu em trong nhà, không bị mắc vài lỗi căn bản để bị phản tác dụng. Đôi khi việc nhìn máu thịt của mình tự hủy nó là một cái niềm đau rất âm ỉ.
Hay nếu bạn được vào vai nghe khuyên bảo mà người khuyên bảo chỉ thỏa mãn được cái số 1 là thành tâm thì bạn cũng không khó chịu mà thầm cảm kích rằng vẫn còn người tốt, có lòng với mình.
Hay nếu tệ nhất người khuyên bạn chẳng thỏa mãn được điều kiện nào thì bạn cũng biết là họ không cố ý mà chỉ do tập khí của họ để mà tha thứ, không để bụng, vì chính khi thứ tha – là khi được tha thứ.
Ngày cuối tuần vui vẻ bình an!
Art đẹp không biết nguồn.