Sáng nay có dịp vào trường mầm non thấy nhiều trẻ nhỏ do các sơ dạy. Thấy tâm hồn tụi nó hay quá rồi nghĩ tới cảnh mốt tụi nó ra ngoài đời bị phá cái nét đẹp đó nên tôi viết post này để nếu ai có con nhỏ cháu nhỏ thì cũng coi như là giúp ít tí chút trên con đường học hỏi của tụi nhỏ và phần nào đó bảo vệ cái nét đẹp thiên chân của của tụi nó.
Vẫn như mọi khi, nội dung bài viết đến từ kinh nghiệm – trải nghiệm – quan sát cá nhân. Không có dẫn chứng khoa học lớp lang gì hết, nên đọc có chọn lọc.
Vào bài:
1 . Học là một hành động diễn ra suốt đời và có thể mang rất nhiều hình tướng. Không nhất thiết là ôm quyển sách, viết vẽ lên vở mà đó còn có thể là ngồi vẽ, ngồi quan sát côn trùng, miệt mài làm đi làm lại một động tác – một thế võ, ngồi ngắm mây, ngồi chơi ô ăn quan với chúng bạn, ngồi suy ngẫm về đời mình đời người, làm một project ngu ngu với thằng bạn thân, dạy học (hơi ảo cái là bạn sẽ học được rất nhiều khi bạn dạy một ai đó).
Cuộc sống thì rất phức tạp với hằng hà sa số biến – yếu tố và sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố đó, và để đương đầu với sự phức tạp đó thì chúng ta có thân thể này với rất nhiều program xử lý thông tin phức tạp và tinh vi.
Và các programs này mà muốn sử dụng chuẩn tốt thì cần rất nhiều thời gian học với rất nhiều hình thức khác nhau chứ không nhất thiết là ngồi đọc viết nghe giảng (thực ra thì cá nhân tôi thấy nghe giảng là hình thức học kém hiệu quả nhất).
Nhưng ác cái là phần lớn chúng ta chỉ coi việc ngồi nghe giảng đọc đọc viết viết là hình thức học duy nhất, còn các hình thức – hoạt động khác thì bị xem là vui chơi phí thời gian. Thực ra thì những cái hoạt động nhìn không giống học đó cũng cần rất nhiều sự sắp xếp để tối ưu hóa cho đề mục học, còn không tối ưu hóa và sắp xếp chuẩn + thêm việc sa đà thì cũng coi như là tốn thời gian. À, cái phí thời gian này cũng ứng luôn cho việc ngồi đọc viết, các bạn cũng rành mà, hahaha.
2 . Cơ chế của việc học
Ngồi ngẫm nghĩ thì việc học là quá trình biến định lực (năng lực tập trung) —> kỹ năng, sự hiểu biết, khả năng.
Với công thức này thì sẽ có 3 yếu tố cần xem xét là: định lực, cách thức học, kỹ năng cần chinh phục.
a . Định lực.
Bạn nào mà có tu tập hay luyện tập một môn gì đó thì thường điều đầu tiên các bạn học không phải là phương pháp hay nội dung môn học đó mà là GIỚI – hay dùng từ ngữ dân gian đơn giản là một nhóm các việc KHÔNG ĐƯỢC LÀM và NÊN LÀM để bổ trợ cho cái định lực – giác chi – nội lực – yêu cầu dành cho việc chinh phục môn đó.
Tránh lãng phí định lực là điều tiên quyết. Không làm được điều này thì xem như việc học khó khăn hơn gấp vài lần. Với các bạn thì có thể ít hơn, nhưng với cá nhân tôi là vài lần. Đáng lẽ nay học được 5, cơ mà không giữ giới giờ chỉ còn 1, aka giảm 80% aka giảm 4 5 lần.
Bên cạnh các yếu tố không được làm thì còn có các yếu tố nên làm để bổ trợ cho việc học. Tùy môn mà cái nên làm này sẽ thay đổi. Ví dụ học võ thì nên ăn nhiều hơn, học nhạc thì nên thẩm nhiều trường phái nhạc và né nhạc ghẻ để tránh giảm taste, học sáng tác nghệ thuật hay văn học thì nên ở trong một không gian sống sạch đẹp để trợ lực thêm cho tâm trí. Kiểu vậy.
b . Phương pháp học.
Cái này thì cực kì quan trọng luôn. Sai phương pháp thì có đổ bao nhiêu nỗ lực tài lực vào cũng không thành, hoặc đi rất là chậm.
Không thầy đố mày làm nên. Đừng nghĩ đọc được dăm ba quyển sách rồi làm được vài trò mèo thì nghĩ là mình tài giỏi là có thể tự học được TẤT CẢ CÁC MÔN. Cái tự học mà bạn đang tự huyễn bản thân đó khả năng lớn chỉ đơn thuần là KHẢ NĂNG CÓ THỂ NGỒI IM ĐỌC HIỂU MỘT QUYỂN SÁCH. Chấm hết. Tự học nó là một high class skill mà bạn có thể mở sau khi đã ở mức khá ở hai môn học. Mà thường 2 môn học đó cũng phải có thầy chỉ nền tảng, cách thức tiếp cận, cách thức tư duy, cách thức nhìn nhận vấn đề.
Tại sao lại là 2 môn. Vì ở hai môn thì bạn sẽ có nhận thức rõ ràng về CÁI CHUNG và CÁI RIÊNG của những yếu tố. Kiểu bữa post cái post pikachu nhưng không phải là pikachu nhưng vẫn là pikachu.
Cũng có vài người không ai dạy mà cũng có tu vi khá. Tuy nhiên nếu hỏi kỹ thì đường họ đi rất kinh khủng về trải nghiệm, kiểm 3 nổi 7 chìm 9 cái lênh đênh, 1 sống 9 chết. Độ lì sự gan dạ sự kiên trì sự kiên nhẫn thiên tư của họ cũng thuộc hàng top đỉnh.
Tóm lại thì có thầy thì việc học sẽ đỡ tốn thời gian và nhẹ nhàng đi hàng mấy lần. Còn tự học thì cũng có thể tới. Nhưng tốn công mò mẫm thử sai với rủi ro hơn gấp vài lần.
Thường thì bạn sẽ khó kiếm được thầy xịn dạy cho bạn. Bí kíp thường được dấu mà chỉ truyền trong nhà trong nội tộc. Thế nên nếu bạn có nền tảng tu vi học vấn tương đối từ gia đình thì phúc bạn lớn vkl vì phần lớn là không được thừa hưởng sự chân giáo dục này từ gia đình.
Và nhìn ở một khía cạnh nào đó thì việc bạn cày học ngộ ra bí kíp thì sẽ tạo ra lợi thế rất lớn cho con cháu bạn sau này. Hôm nào chém kỹ hơn vụ tự học.
c . Kỹ năng cần chinh phục.
Đôi khi thành bại không đến từ việc bạn nỗ lực bao nhiêu mà phụ thuộc rất lớn vào đối tượng mà bạn dồn sự nỗ lực – tâm lực vào.
Suy nghĩ chọn lựa cho kỹ trước khi muốn học cái gì. Vì cái gì cũng tốn rất nhiều công sức mới thành skill xài được – skill sống được.
Nếu tạm thời chưa nghĩ ra skill gì thì tôi khuyến khích các bạn đi kiểu này. 1 là học một môn gì đó về cách sử dụng thân thể, ở đây là võ thuật, giúp hiểu cơ thể hơn với đầu óc minh mẫn hơn – trong quá trình luyện thì luyện thêm sách mang tính luận triết học để hiểu quy luật cuộc sống. Đây nên được xem là thói quen học để giải trí.
Song song đó là đi học nghề – làm một nghề căn bản đòi hỏi việc phải perform – biểu diễn trình diễn thể hiện kỹ năng tương đối để hiểu thêm về lao động là gì, khách hàng là gì, nghề nghiệp là gì, kỹ năng là gì, làm chủ là gì, đi học là gì, thị trường là gì…
Đây là những bài học thuộc dạng trực chỉ nhân tâm mà không ai có thể học giúp bạn được. Cơ mà thường thông mấy cái này thì sẽ tự biết “nên học cái gì”. Đọc cuốn quốc gia khởi nghiệp thì thanh niên lớn toàn cho đi nghĩa vụ 2 4 năm rồi mới thấy họ quyết định tiếp học gì. Vì chỉ có va chạm với cuộc sống thì mới biết đời cần gì, mình có tiềm năng gì và mình thích gì. Ngồi nghe giảng với đọc sách thì tới mùa quýt mới biết mấy cái này. Mà hay lắm, không thông mấy cái này thì học rất khó vô vì vô thức không rõ mục đích nên không chịu nhất tâm với bạn, còn vô thức nó clear rồi thì học sẽ ít cần động lực hơn vì đã hiểu rõ việc cần làm. Đôi khi, làm không khó, hiểu mới khó.
3 . Hệ quả của học sai.
Cái gì đúng thì sẽ đúng, cái gì sai thì sẽ sai. Nghe hơi huề tiền với vô duyên đúng không, nhưng nếu thêm ít ý thì bạn sẽ thấy câu huề tiền vô duyên này nó chuẩn vkl.
Cái gì đúng thì sẽ đúng, mặc kệ là (nó nhìn có vẻ đúng hay) nhìn có vẻ sai.
Cái gì sai thì thì nó sẽ sai, mặc kệ là (nó nhìn có vẻ sai) hay nhìn có vẻ đúng.
Có nhiều thứ bản chất đúng nhưng hình tướng lộ ra lại không ứng theo. Và ngược lại.
Học cũng thế.
Học sai nhìn có vẻ đúng nhưng nếu nội hàm nó sai thì nó cũng sẽ sai.
Và học sai thì có rất lắm hậu quả.
a . Cái hậu quả đầu tiên của học sai là ghét học ớn học.
Tôi dám chắc 99% các bạn đọc post này khi nhắc tới việc học toán lý hóa sinh là tự dưng trong người nó ớn sợ. Tôi cũng vậy. Ngồi quán chiếu thì cái nỗi sợ này nó đến từ việc học không có phương pháp, học nhồi nhét, cùng các tiếng la hét gầm thét của người dạy, từ những trận đòn của phụ huynh nếu thành tích thấp. Hiểu ha. Khỏi phân tích sâu xa.
Ớn học ghét học có trauma về việc học thì coi như là bít đường học với môn đó nếu không hóa giải trauma này.
b . Sống lỗi
Học sai học ngáo nạp info sai thì sống với đống info sai thôi. Mà sống lỗi sống sai thì đời nó sẽ quật không thương tiếc.
Ví dụ chơi. Đi học mà cứ nghĩ là biết đánh trắc nghiệm là giỏi tiếng anh xong tới lúc cần nghe nói đọc hiểu thì làm không được. Thế là fail cơ hội.
Hay đơn cử là học mấy cái triết lý cuộc sống – hay niềm tin tôn giáo – hay ứng dụng khoa học sai thì chọn lựa quyết định hành động sai. Sai thì banh. Hehe.
Mai viết tiếp. hết hơi rồi.
À. Đọc với nghe giảng về đề mục chỉ hiệu quả sau khi bạn đã thực hành đề mục sml. Còn chưa thực hành đủ mà nghe giảng với đọc nhiều về đề mục thì còn phản tác dụng.
Meme là tôi đang học mà không tốn nỗ lực (effortless) với việc ngắm bông.
Chúc mấy feng tuần mới học được nhiều điều hay