“Liệu công dân trong một khoảnh khắc nào đó, hay ở mức độ thấp nhất, phải phó thác lương tâm của mình cho nhà lập pháp? Vậy tại sao mỗi con người đều có lương tâm? Tôi nghĩ ta nên trở thành con người trước, và thần dân sau cùng…Bổn phận duy nhất mà tôi có quyền đảm nhận đó là làm bất kỳ điều gì tôi nghĩ là đúng.” (Henry David Thoreau, Civil Disobedience)
Những lời này được viết bởi Henry David Thoreau trong tác phẩm vĩ đại mang tên Civil Disobedience, thể hiện một quan điểm hoàn toàn mất đi ở số đông ngày nay. Trong phạm vi cá nhân, sử dụng lương tâm để đánh giá đạo đức của một hành động là điều bình thường, nhưng khi nói đến những điều mà chính phủ yêu cầu, thì việc phục tùng ko ngờ vực, ít suy niệm về cái đúng sai của hành động, chính là chuẩn mực.
Trong Video này, ta sẽ tìm hiểu tâm lý học tuân thủ, đặc biệt chú ý tới lý do tại sao mọi người phục tùng những ai có quyền lực kể cả nếu nó có nghĩa là gây ra hành động ở bất kỳ tình huống nào khác mà họ xem là vô đạo đức. Ta cũng sẽ tìm hiểu sự bất tuân và cách nó đóng vai trò như thế lực-đối nghịch với sự trỗi dậy của một chính quyền đàn áp.
Sự tuân thủ có thể định nghĩa là thực hiện một hành động ko phải vì ham muốn hay động cơ bản thân, mà là vì họ bị ra lệnh làm thế bởi ai đó có vị thế thẩm quyền. Tuân thủ có thể cực kỳ lợi ích trong các tình huống nhất định, chẳng hạn như mối quan hệ giữa đứa trẻ với gia đình, hoặc khi bám chặt với các luật lệ ngăn cản hành động gây hấn như hành hung, trộm cắp hoặc giết người. Tuy nhiên, ở các trường hợp khác, sự tuân thủ có thể gây nên kết quả tàn bạo nhất:
“Arthur Koestler viết, “…ngay cả một cái nhìn thoáng qua về lịch sử,” “nên thuyết phục một người tin rằng tội ác cá nhân thực hiện vì động cơ ích kỷ đóng một vai trò khá tầm thường trong bi kịch loài người, so với con số bị tàn sát do lòng trung thành bất vị kỷ với bộ lạc, quốc gia, vương triều, nhà thờ, hoặc ý thức hệ chính trị của một người…” (Arthur Koestler, Janus: A Summing Up)
Điều mà sự thực lịch sử đáng buồn này gợi ý đó là con người có khuynh hướng phục tùng mạnh mẽ những ai ở vị thế quyền lực. Sigmund Freud nhận ra điều này, nói rằng ta nên “đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của nhu cầu phục tùng.” Như hầu hết đặc điểm định rõ của ta, nhu cầu phục tùng này có một phần bản năng. Trải dài sâu trong quá khứ tiến hóa của ta, nhiều tổ tiên của giống loài Homo Sapiens đã tự tổ chức theo hệ thống xếp hạng hoặc cái gọi là hệ thống cấp bậc thống trị (Dominance Hierachy). Sinh tồn trong hệ thống cấp bậc thống trị đòi hỏi khả năng phân định giữa thứ bậc và sự nhận thức các hành động được phép và bị cấm dựa trên thứ bậc của một con vật. Thất bại ở một trong hai khía cạnh này có thể dẫn tới cái chết hoặc bị đuổi khỏi nhóm và do đó, những ai thể hiện đặc tính như này có khả năng sinh tồn và truyền thụ lại Gene cao hơn.
Nhưng trong khi tầm ảnh hưởng của hệ thống cấp bậc thống trị trong lịch sử tiến hóa có thể giúp lý giải khuynh hướng phục tùng của con người, nó ko giải thích đầy đủ lý do con người phục tùng kể cả khi hành động đòi hỏi ở họ rõ ràng là vô đạo đức hoặc gây tổn hại tới sự tồn vong bản thân. Ví dụ, nhìn lại chế độ bạo tàn của Stalin ở Nga hoặc Khmer Đỏ ở Campuchia, tại sao những người sống ở thời điểm đó vẫn phục tùng tới mức độ cùng nhau gây ra hành động tàn bạo nhất bao gồm giết người và tra tấn những người hoàn toàn vô tội?
Có thể sẽ xui khích khi cho rằng hầu hết mọi người đều đồng lõa với chính thể chuyên chế vì sợ hãi.Tuy nhiên, trong khi điều này đúng ở một mức độ, chỉ nỗi sợ thôi vẫn ko đủ để giải thích sự thực rằng nhiều người ko nhận ra hoặc thừa nhận sự bất công của chính quyền kể cả khi họ đang sống dưới ách chuyên chế. Như Don Mixon trong cuốn Obedience and Civilization giải thích:
“Chúng ta có thể thực lòng bối rối về cách con người phục tùng mệnh lệnh dường như vừa khát máu vừa ngu dốt. Sự bối rối có thể mất đi khi ta nhận ra rằng trong đôi mắt kẻ thủ phạm, tội ác lịch sử ghê tởm ko còn như vậy nữa, mà là hành động trung thành, ái quốc và bổn phận. Từ góc quan thuận lợi của hiện tại, ta có thể xem chúng như tội ác ghê tởm, nhưng thường thì từ cái góc quan thuận lợi đó, ta ko thể thấy tội ác của chính quyền mình là ghê tởm hoặc thậm chí là vô đạo đức.” (Don Mixon, Obedience and Civilization)
Michael Huemer trong cuốn The Problem of Political Authority đề xuất rằng sự tồn tại của các thiên kiến nhận thức nhất định có thể giúp lý giải cho việc ko thể nhận ra sự bất công của chính quyền. Một trong những thiên kiến phổ biến nhất là hiện tượng tâm lý được gọi là bất hòa nhận thức. Như Huemer giải thích:
“Theo như lý thuyết được chấp nhận rộng rãi [này]…ta trải nghiệm một cảm giác khó chịu gọi là “bất hòa nhận thức” (Cognitive Dissonance), khi ta có hai hay nhiều nhận thức xung đột hoặc mâu thuẫn nhau – và nhất là khi hành vi hay các phản ứng khác của ta dường như mâu thuẫn với hình ảnh bản thân. Sau đấy, ta có xu hướng thay đổi niềm tin hoặc phản ứng để giảm bất hòa. Ví dụ, một người nhìn nhận bản thân có lòng trắc ẩn, thế nhưng anh ta lại gây ra nỗi đau cho người khác sẽ trải nghiệm bất hòa nhận thức. Anh ta có thể giảm thiểu sự bất hòa này bằng cách ngừng gây ra nỗi đau, thay đổi hình tượng bản thân, hoặc sử dụng niềm tin phụ trợ để giải thích lý do tại sao một người trắc ẩn có thể gây ra nỗi đau trong tình huống này.” (Michael Huemer, The Problem of Political Authority)
Sự tồn tại của chính quyền đàn áp tạo nên nhiều tình thế mà sự bất hòa có thể nảy sinh bởi con người liên tục bị đòi hỏi hành động mâu thuẫn với niềm tin về đúng sai và hình tượng người tốt của bản thân. Một nguyên do cực kỳ phổ biến cho sự bất hòa ở thời hiện đại đến từ yêu cầu nộp thuế để tài trợ hoạt động chính phủ liên quan tới những điều một người nhìn nhận là vô đạo đức – ví dụ có thể bao gồm việc bỏ tù người sử dụng ma túy, cứu trợ tài chính các nhà tư bản thân hữu, chiến tranh, hoặc giám sát hàng loạt công dân của mình.
Nói cách khác, đóng thuế cùng với tri thức rằng số tiền này được sử dụng để tài trợ chương trình và hoạt động mà một người xem là vô đạo đức có thể gây ra bất hòa nhận thức. Để đương đầu với sự bất hòa này, một số sẽ thay đổi niềm tin về lợi ích và tính cấn thiết của nhà nước tập trung. Nhưng 1 cách phổ biến hơn để dập tắt nó là sử dụng lời biện minh để bào chữa các hành động của chính quyền hoặc tránh xa nguồn thông tin gây nên nhận thức về sự vô đạo đức bắt nguồn từ chính quyền của họ.
Ngoài bất hòa nhận thức, một thiên kiến tâm lý khác góp phần khiến con người sẵn lòng phục tùng thậm chí là một chính quyền chuyên chế đó là thiên kiến hiện trạng (Status Quo Bias), nó là “khuynh hướng coi niềm tin xã hội của [một người] và hoàn toàn đúng và thông lệ xã hội của [một người] rõ ràng là đứng đắn và tốt – bất kể niềm tin và thông lệ đó là gì.” (Michael Huemer, The Problem of Political Authority)
Nhu cầu được chấp thuận, động lực mạnh mẽ để tuân thủ cũng như liều lượng truyền bá nặng nề, tất cả đều gây nên thiên kiến hiện trạng. Như Huemer giải thích:
“Chính quyền là một đặc tính cực kỳ nổi bật và nền tảng của cấu trúc xã hội. Ta biết rằng con người thường có thiên kiến mạnh mẽ ủng hộ các dàn xếp hiện hữu trong xã hội của mình. Do đó, rõ ràng là cho dù có bất kỳ chính quyền nào hợp pháp hay ko, hầu hết chúng ta sẽ có khuynh hướng mạnh mẽ tin rằng một số chính quyền là hợp pháp, nhất là của ta và những kẻ khác thích điều này.” (Michael Huemer, The Problem of Political Authority)
Do đó, khi một người lý giải các thiên kiến nhận thức và khuynh hướng tiến hóa của con người, sẽ ko ngạc nhiên khi nhiều người mù quáng phục tùng mệnh lệnh chính quyền bất chấp chúng trở nên đàn áp hay chuyên chế như nào. Trên thực tế, Don Mixon đi xa hơn khi viết rằng:
“Sự phục tùng xảy ra trong một cấu trúc cấp bậc xã hội…ko cần lời lý giải đặc biệt. Tuy nhiên, sự bất tuân trong cùng tình cảnh đó sẽ cần lời lý giải.” (Don Mixon, Obedience and Civilization)
Trong phần còn lại của Video này, ta sẽ nhìn vào điều khuyến khích khả năng bất tuân khi đáp lại sự chuyên chế. Điều đầu tiên cần lưu ý là con người rõ ràng sẽ ko từ chối gây ra hành động vô đạo đức trừ khi họ vượt qua các thiên kiến thúc đẩy sự phục tùng mù quáng nhà nước. Tự giáo dục bản thân và loại bỏ các niềm tin sai lệch đến từ nhiều năm bị nhồi nhét và tuyên truyền thừa mứa là điều cấp thiết. Chỉ khi làm điều này, ta mới có thể nới lỏng sự kìm kẹp mà các ý thức hệ độc hại đang đeo bám trong tâm trí ta và thay vào đó, như Thoreau khuyến nghị, sử dụng lương tâm để đánh giá sự đúng và sai của một hành động.
Con người cũng có khả năng cao bất tuân mệnh lệnh chuyên chế của những kẻ quyền lực nếu họ mất niềm tin vào khả năng của kẻ cai trị mình. Điều này có tiềm năng xảy ra nếu ngày càng có nhiều người bắt đầu nhận ra rằng xã hội quá mức phức tạp để sự kiểm soát tập trung của chính quyền có hiệu lực. Tuy nhiên, việc mất niềm tin khả năng cao xảy ra là do sự kém cỏi cực kỳ của các chính trị gia khiến người dân ngày càng khó lòng đặt niềm tin vào các thể chế chính phủ hiện tại.
Một yếu tố bổ sung khác đặc biệt liên quan tới ngày nay ảnh hưởng sự bất tuân liên quan tới mức độ giám sát trong xã hội. Trong cuốn Disobedience and Civilization, Don Mixon chỉ ra rằng sự giám sát hàng loạt làm giảm đáng kể khả năng xảy ra bất tuân bởi nó tạo nên tình huống tương tự với điều một tín đồ sùng đạo kiểm duyệt tư duy và hành vi mình bởi vì con mắt nhìn tường tận mọi sự của Chúa:
“Tất nhiên, Chúa thường được mô tả là vừa toàn trí vừa tuyệt đối. Và ko khó để thấy tại sao. Nếu các tín đồ thực sự có thể tin rằng vị Chúa của họ có thể nhìn vào tâm trí và con tim và tin rằng Ngài sẽ trừng phạt họ nghiêm khắc nếu Ngài thoáng nhìn thấy sự bất trung nhỏ nhất, họ có thể sẽ bị thuyết phục thay đổi tư duy và cảm xúc và trở nên tuân thủ và phục tùng hơn về khía cạnh bên trong và bên ngoài. Về điều cần phải vượt qua, trở ngại chủ chốt trên con đường đạt đến hình thái lý tưởng điển hình của hệ thống cấp bậc chỉ huy đó là sức mạnh nói dối, giả vờ và đồng hóa của con người. Công dân có khả năng giả vờ trung thành và yêu quý trong khi âm mưu bất tuân và làm phản sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng tới an ninh của bất kỳ thế lực nào. Chỉ khi con người bị thuyết phục rằng nỗ lực lừa dối và giả vờ của họ là vô ích trước con mắt nhìn tường tận mọi thứ…thì sự phục tùng sẽ là điều bảo đảm.” (Don Mixon, Obedience and Civilization)
Xã hội chấp thuận nhu cầu giám sát hàng loạt, hoặc cho phép nó lan tỏa thông qua phi hành động và tuân thủ, sẽ là xã hội ngày càng khó chống lại sự chuyên chế. Các chế độ toàn trị của thế kỷ 20 nhận thức rõ ràng điều này bởi chúng đều thiết lập hình thái giám sát hàng loạt đối với công dân của mình. Tuy nhiên, công nghệ hiện đại đã tạo nên khả năng giám sát mà các nhà độc tài như Hitler và Stalin chỉ biết ao ước. Để mà nói thì, khi các công nghệ này được sử dụng, một nhà tù tâm trí sẽ được tạo ra. Nhận thấy rằng phần lớn cuộc đời con người bị điều khiển, khả năng giám sát của chính quyền, giống như một con mắt nhìn tường tận mọi thứ của Chúa sẽ biến các tư duy và hành vi ủng hộ sự tuân thủ và phù hợp trở thành chuẩn mực.
Trong khi khuynh hướng phục tùng rõ ràng là đặc tính nổi bật của con người, vẫn luôn có một số ít dũng cảm dám đứng lên và từ chối trước quyền lực thối nát. Những người can đảm bất tuân ko chỉ là những kẻ bảo vệ tự do mà còn là, như Erich Fromm gợi ý, các cá nhân thúc đẩy xã hội tiến trước:
“Con người tiếp tục tiến hóa bằng hành động bất tuân. Sự phát triển tinh thần của anh ta ko chỉ khả thi bởi vì có những người dám nói ko với thế lực nhân danh lương tâm hay niềm tin của họ, mà sự phát triển trí tuệ của anh còn phụ thuộc vào khả năng trở nên bất tuân, bất tuân kẻ cầm quyền cố gắng bịt mồm các tư duy tân kỳ và quyền uy của các quan điểm vốn có từ lâu tuyên bố rằng một sự thay đổi là vô nghĩa.” (Erich Fromm, On Disobedience and Other Essays)