“Chủ nghĩa toàn trị trong tôn giáo và khoa học, chưa nói tới chính trị, đang ngày càng được chấp nhận, ko chỉ vì có quá nhiều người dứt khoát tin tưởng vào nó mà còn vì họ cảm thấy bản thân mình bất lực và lo âu về mặt cá nhân. Vậy một người có thể làm gì khác…ngoài việc đi theo lãnh đạo chính trị quần chúng…hay đi theo uy quyền của phong tục, dư luận, và kỳ vọng xã hội? (Rollo May, Man’s Search for Himself)
Nhà tâm lý học người Mỹ Rollo May viết những lời này vào năm 1953, và trong các thập kỷ theo đó, phương Tây đã bước vào sự chuyên chế. Nhà nước giám sát hàng loạt được thiết lập, quyền tự do ngôn luận nhường đường cho mức độ kiểm duyệt tăng cao, bộ máy quan liêu nhà nước và quy định ngột ngạt xâm lấn các lĩnh vực cuộc sống ngày càng nhiều, và thuế suất đạt tới mức độ mà trong quá khứ sẽ gây nên một cuộc cách mạng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự tiến vào chuyên chế này đã biến thành cuộc chạy nước rút, khi mà một số quốc gia phương Tây đang bỡn cợt với chế độ toàn trị toàn diện. Nhưng sự tồn tại của các chính trị gia đói quyền lực và xáo trộn tâm lý mong muốn kiểm soát hoàn toàn ko phải điều khiến cho tình huống của ta đặc biệt hiểm nghèo, bởi các cá nhân như vậy tồn tại ở mọi thời đại. Đúng hơn, rắc rối với sự thực rằng rất ít người sở hữu phẩm hạnh có thể đảo ngược tình thế theo hướng tự do, đó là phẩm hạnh gan dạ. Và như Aleksandr Solzhenitsyn cảnh báo vào năm 1978:
“Suy giảm lòng gan dạ có thể là đặc tính nổi bật nhất mà một người quan sát bên ngoài để ý ở phương Tây trong thời đại ta…Một người có nên chỉ ra rằng kể từ thời cổ đại, lòng gan dạ suy giảm được coi là khởi đầu của hồi kết?” (Aleksandr Solzhenitsyn, A World Split Apart)
Trong Video này, chúng tôi sẽ khám phá cách sự tuân thủ quá mức và vâng lời mù quáng đã lây nhiễm phương Tây như nào, và trong quá trình đó, lấn át sự trau dồi lòng gan dạ. Chúng tôi sẽ thảo luận cách sự hèn nhát tràn lan đang cho phép chủ nghĩa toàn trị trỗi dậy như nào, và sự tái sinh lòng gan dạ là liều thuốc giải cho tình thế chính trị khó xử hiểm nghèo của ta ra sao.
Sự tuân thủ bệnh tật lây nhiễm phương Tây là do các thế hệ đang phát triển và kết quả của hợp lưu các yếu tố. Nó được thúc đẩy bởi hệ thống giá trị mà trong đó sự phê chuẩn xã hội chiếm vị thế ưu việt. Nó được thúc đẩy hơn nữa thông qua việc sử dụng mạng xã hội và thực tế là sự thành công trên các nền tảng này có được bằng cách ra hiệu đức hạnh và tuân theo hương vị đạo đức của thời đại. Nó cũng là sản phẩm của hệ thống giáo dục sùng bái lý tưởng dân chủ và khuyến khích quyền đa số hơn quyền cá nhân. Các tác nhân này, kết hợp với những cái khác đã tạo nên xã hội bao gồm những kẻ tuân thủ quá mức, và như nhà tâm lý học Rollo May giải thích:
“Đối nghịch với gan dạ…cụ thể là trong thời kỳ của ta, là sự tuân thủ máy móc.” (Rollo May, Man’s Search for Himself)
Một trong những cách mà tính tuân thủ ở phương Tây biểu hiện đó là thông qua sự vâng lời mù quáng và nhu cầu bệnh tật phải tuân theo các quy luật. Hầu hết tin rằng để trở thành người tốt chính là trở thành người tuân thủ và làm những gì được bảo bởi người nắm vị thế quyền lực chính trị và tay sai của chúng ở truyền thông và văn hóa minh tinh. Khi hành động phục tùng mù quáng, kẻ tuân thủ ko thể phân biệt giữa đạo đức và tính hợp pháp và do đó cố ý ko biết thực tế rằng các quy luật của chính phủ có thể vô đạo đức, thúc đẩy bởi sự đồi bại, và đôi khi chúng mở đường cho sự lụi tàn xã hội và cá nhân. Hay như Rollo May giải thích:
“…vấn đề cụ thể của ta ở thời hiện đại…chính là khuynh hướng tiến tới tuân thủ áp đảo… Trong những thời điểm như vậy, đạo đức thường được đồng nhất với vâng lời. Một người là “tốt” ở mức độ mà họ tuân theo mệnh lệnh xã hội… Dường như ngày càng vâng lời ko chất vấn gì thì càng tốt…Nhưng điều gì thực sự đạo đức về tính vâng lời? Nếu mục tiêu của một người chỉ là tuân thủ đơn thuần, anh ta có thể huấn luyện con chó để đáp ứng rất tốt các nhu cầu đó.” (Rollo May, Man’s Search for Himself)
Để thấy những người khác thực hiện sự đánh giá độc lập, trách nhiệm bản thân và tự lực, làm xáo trộn niềm tin của kẻ tuân thủ về giá trị của vâng lời và theo đó đe dọa ý niệm bản thân họ. Do đó, ko phải kẻ tuân thủ vâng lời trong khi cho phép người khác tự do đưa ra lựa chọn, đúng hơn, như Stanley Feldman giải thích trong bài báo mang tiêu đề Enforcing Conformity:
“…những người coi trọng tuân thủ xã hội…ủng hộ chính quyền khi nó muốn gia tăng kiểm soát đối với hành vi xã hội và trừng phạt bất tuân…coi trọng tuân thủ xã hội làm tăng động lực đặt ra những giới hạn lên hành vi…ham muốn cho tự do xã hội giờ đây phụ thuộc vào việc thi hành chuẩn mực và quy tắc xã hội. Do đó, nhóm sẽ là mục tiêu đàn áp tới mức độ họ thách thức tuân thủ xã hội…” (Stanley Feldman, Enforcing Social Conformity: A Theory of Authoritarianism)
Khi số đông ủng hộ thi hành sự tuân thủ của chính quyền, xã hội đó sẽ đặt mình vào cái nhà tâm lý học Ervin Staub gọi là sự hủy diệt liên tục. Khi chính quyền sử dụng áp bức và vũ lực để trừng phạt thiểu số bất tuân, thì số đông sẽ hợp lý hóa việc họ ủng hộ các biện pháp độc đoán đó bằng cách ác quỷ hóa hơn những kẻ bất tuân, theo đó dẫn tới các biện pháp chính quyền ngày càng nghiêm trọng hơn.
“Một hệ quả tâm lý của việc làm gây hại đó là sự mất giá hơn nữa của nạn nhân…con người thường cho rằng nạn nhân phải gánh chịu đau khổ vì hành động hay tính cách của mình.” (Ervin Staub, The Psychology of Good and Evil)
Ở nhiều quốc gia vào thế kỷ 20, như chính quyền Liên Xô, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Campuchia và Trung Quốc, biện pháp như cấm các nhóm thiểu số nhất định đến nhà hàng, quán rượu, cà phê, và các ko gian công cộng khác, áp lệnh giới nghiêm, trục xuất họ khỏi công việc, buộc họ trả tiền phạt, và hạn chế quyền tự do đi lại và hội họp, đóng vai trò như bước đầu tiên trong kế hoạch hủy diệt liên tục kết thúc bằng sự đổ lỗi, giam cầm, và giết người hàng loạt. Trong cuốn sách Psychology of Good and Evil, Ervin Staub đã lý giải chi tiết về cơ chế tâm lý khuyến khích sự hủy diệt liên tục.
“Hành vi gây hại trở thành chuẩn mực như nào?…Gây hại với một người tốt hoặc thụ động chứng kiến nó là điều mâu thuẫn với cảm giác trách nhiệm về phúc lợi của người khác và niềm tin về thế giới công bằng. Sự mâu thuẫn gây rắc rối cho ta. Ta giảm thiểu nó bằng cách hạ bớt mối bận tâm về phúc lợi của những ai ta gây hại hoặc cho phép đau khổ. Ta hạ thấp họ, biện minh nỗi đau của họ bằng bản chất hoặc lý tưởng cao cả hơn của họ. Một góc quan, thái độ đối với đau khổ bị thay đổi của nạn nhân, và kết quả là sự thay đổi khái niệm bản thân.” (Ervin Staub, The Psychology of Good and Evil)
Để chống lại sự hủy diệt liên tục, một sản phẩm của tuân thủ và vũ lực chính quyền quá mức, cần có nhiều người hành động với lòng gan dạ đạo đức. Lòng gan dạ đạo đức đòi hỏi sự sẵn lòng đối diện rủi ro để chống lại các mệnh lệnh vô đạo đức, chối từ sự kiểm soát của chính quyền chuyên chế, và đứng lên bảo vệ các giá trị đang mai một của sự thật, tự do và công lý. Và như Rushworth Kidder giải thích trong cuốn Moral Courage:
“Ở đâu thiếu nguy hiểm, ở đó thiếu can đảm…Bất kỳ ai cũng có thể “chịu đựng” sự an toàn và hạnh phúc. Thách thức thực sự…xuất hiện khi đối diện với mối nguy…Vậy nên, với lòng gan dạ đạo đức, nơi mà nguy hiểm được chịu đựng vì cam kết bao hàm lương tâm, nguyên lý hoặc giá trị cốt lõi.” (Rushworth Kidder, Moral Courage)
Một số hành động gan dạ đạo đức đi kèm với rủi ro nhẹ, chẳng hạn như bị chế giễu, xúc phạm hoặc tẩy chay. Ví dụ, nếu ta lên tiếng chống lại niềm tin hiện trạng về sự hiện hữu của nhóm người tuân thủ, hoặc nếu ta từ chối tuân theo các thông lệ hoặc chỉ thị xã hội vô đạo đức hoặc ngu dốt, ta có thể mất đi bạn bè hoặc thu hút lời lẽ xúc phạm từ kẻ vâng lời. Nhưng đây là cái giá phải trả nhỏ bé để đối lấy việc làm những gì ta tin là đúng, bởi như Rollo May giải thích:
“Dấu hiệu xác nhận lòng gan dạ trong thời kỳ tuân thủ của ta chính là khả năng đứng vững trên niềm tin chính mình…” (Rollo May, Man’s Search for Himself)
Tuy nhiên, đôi lúc hành động gan dạ đạo đức đi kèm với những rủi ro nghiêm trọng hơn bao gồm, nhưng ko bị giới hạn ở khoản mất đi việc làm, hình phạt thể chất hoặc tài chính, cầm tù, hay trong một số trường hợp thậm chí là cái chết.
“Trong mọi song đề đạo đức đau đớn mà loài người đối mặt, một vài gây căng thẳng hơn hơn lựa chọn giữa điều gì là đúng cho thế giới này và điều gì là đúng cho [ta và] gia đình mình.” (Rushworth Kidder, Moral Courage)
Carl Jung gọi người đàn ông và phụ nữ sẵn lòng đối diện mối nguy to lớn bất chấp sự chuyên chế là “những nhà lãnh đạo thực sự của nhân loại”. Và để tìm hiểu tư duy của một trong số các nhà lãnh đạo này, ta có thể chuyển sang câu chuyện của Viktor Pestov.
Vào năm 1967, Pestov 20 tuổi sống tại Liên Xô. Gia đình anh khá giả theo tiêu chuẩn Liên Xô, và mẹ anh là thành viên cao cấp của KGB. Thế nhưng Pestov ko thể rời mắt khỏi mũi giày chuyên chế nghiền nát xã hội và do đó, ông say mê hứng thú với các vấn đề chính trị, và khi xe tăng Liên Xô tiến vào Czechoslovakia và dập tắt cuộc biểu tình nhân quyền một cách tàn bạo được gọi là Prague Spring, Pestov đã nói với bạn mình:
“Ta phải làm điều gì đó đối với chuyện này.” (Viktor Pestov, Quoted in Moral Courage by Rushworth Kidder)
Pestov và anh trai mình đã thành lập nên một nhóm bí mật mang tên “Free Russia” và anh cảnh báo những ai gia nhập rằng họ có thể sẽ bị bắt trong năm. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý rằng cuộc chiến vì tự do sẽ là lý do chính đáng để rủi ro, và do vậy họ bắt đầu xuất bản những cuốn sách mỏng (Pamphlet) vạch trần lời dối của Chế Độ Sô Viết và lẻn ra ngoài trong đêm để phân phát chúng. KGB nhanh chóng xác định nhóm này là mối đe dọa và vào năm 1970, Pestov bị bắt, mẹ của anh bị sa thải khỏi KGB và ko bao giờ được phép làm việc ở nước Nga lần nữa, và Pestov bị kết án 5 năm trong trại tù Sô Viết.
Pestov quyết định đứng lên chống lại Sô Viết và trong đó, đưa chính anh, và tình cờ là mẹ anh vào mối nguy hiểm to lớn bởi anh ko thể mang lương tâm tốt ngồi vẩn vơ trong khi chế độ mục nát của hàng nghìn người hủy diệt mạng sống hàng triệu người. Anh hiểu rằng nếu mình ko đứng lên vì tự do của người khác, anh sẽ ko thể mong đợi người khác làm điều ngược lại, và nếu ko ai làm điều gì, mọi người sẽ tiêu tùng. Và do đó, anh chọn đối diện nguy hiểm, đấu tranh vì tự do và đặt một phần số phận của xã hội trên lưng. Anh thấy bản thân mình chiến đấu chống lại ý tưởng ác độc rằng: “ai đó sẽ nghĩ giùm ta, ai đó sẽ ra quyết định giùm ta”, và như anh giải thích:
“Một người nên là chủ nhân của số phận mình.” (Viktor Pestov, Quoted in Moral Courage by Rushworth Kidder)
Trong cuộc trò chuyện với Rushworth Kidder, Pestov suy ngẫm về mối nguy hiểm trầm trọng mà anh tình nguyện đối mặt và 5 năm anh dành trong tù:
“Tôi tin mình làm điều đúng, tôi ko im lặng. Tôi nói và làm những gì cần làm. Có một phần đóng góp rất nhỏ của tôi cho sự thật rằng Cộng Sản đã mất đi quyền lực.” (Viktor Pestov, Quoted in Moral Courage by Rushworth Kidder)
Trừ khi có nhiều người hơn có thể tập hợp lòng gan dạ đạo đức để từ bỏ tuân thủ nhằm ưu ái việc đứng lên cho tự do và lẽ phải, và ít nhất tạo nên đóng góp nhỏ bé vào việc chống lại chuyên chế, xã hội phương Tây sẽ tiếp tục tiến về cái Ayn Rand gọi là giai đoạn đảo lộn cuối cùng. Hay như cô cảnh báo:
“Ta đang nhanh chóng tiến tới giai đoạn đảo lộn cuối cùng: giai đoạn mà chính phủ được tự do làm bất kỳ điều gì nó muốn, trong khi công dân chỉ có thể hành động khi được cho phép; đó là giai đoạn của những thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử con người, giai đoạn cai trị bởi vũ lực bạo tàn.” (Ayn Rand, Capitalism: The Unknown Ideal)