“Chống cự nhiều, tuân lời ít; Một khi phục tùng vô điều kiện, một khi hoàn toàn bị nô dịch; Một khi hoàn toàn bị nô dịch, ko một quốc gia, nhà nước, thành phố nào trên thế giới này có thể tiếp tục sự tự do của nó về sau này.” (Walt Whitman, Leaves of Grass)
Đây là lời cảnh báo mà nhà thơ vĩ đại Walter Whitman đưa ra cho những người bạn Mỹ của mình. Bởi Whitman nhận ra điều cốt yếu cho một xã hội tự do và thịnh vượng đó là những người đàn ông và phụ nữ sẵn sàng nghi vấn, và thậm chí chống lại chính quyền khi cần thiết. Nhưng ngày nay, có rất ít người sống theo lý tưởng tán thành bởi Whitman, đúng hơn, sự phục tùng mù quáng là chuẩn mực. Ta trở thành tập hợp bầy cừu, dễ dàng bị dồn vào xiềng xích của chuyên chế.
Nhưng điều gì đã khiến những người ở phương Tây phần lớn tránh né lời khuyên của Whitman? Trong Video này, ta sẽ tìm hiểu 2 thể chế có vai trò thiết yếu trong việc sản sinh một thế hệ công dân thụ động – hệ thống giáo dục bắt buộc vận hành bởi nhà nước, ở Bắc Mỹ thì nó được gọi là hệ thống trường công, và phương tiện truyền thông chính thống.
Giáo dục công lập được xem là một trong những điểm sáng chói của thế giới phương Tây hiện đại. Ai lại có thể nghi vấn giá trị của một thể chế cung cấp giáo dục miễn phí và bắt buộc cho tất cả? Nhưng như nhiều thể chế ngày nay, bức tranh giáo khoa về cách một thể chế nên hoạt động cực kỳ khác biệt với hiện thực về cách hoạt động của nó. Nếu trường công dạy một cá nhân cách suy nghĩ, nếu họ khuyến khích sự tò mò trí tuệ và sản sinh công dân khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần, vậy thì sẽ có rất ít người nghi vấn giá trị của nó. Nhưng nằm dưới lớp mã ngoài được thể hiện bởi các quan chức vận hành thể chế này, một hiện thực đen tối hơn xuất hiện. Hay như John Taylor Gatto, một cựu giáo viên, đổi hướng thành một trong những người chỉ trích giáo dục công lập vĩ đại nhất, đã viết:
“Trường học có ý định tạo ra…những con người công thức với hành vi có thể dự đoán và kiểm soát. Nhà trường thành công thực hiện điều này ở một mức độ rất lớn, nhưng…trong một trật tự quốc gia mà chỉ có người “thành công” là tự lập, tự chủ, tự tin, và mang tính cá nhân…sản phẩm của giáo dục tại trường…ko liên quan lắm. Những người được giáo dục tốt ở trường ko liên quan. Họ có thể bán phim và dao cạo, làm việc bàn giấy và nói chuyện điện thoại, hoặc ngồi vô hồn trước thiết bị đầu cuối nhấp nháy của máy tính, nhưng với tư cách là con người thì chúng vô dụng. Vô dụng với người khác và chính mình.” (John Taylor Gatto, Dumbing us Down)
Noam Chomsky lặp lại quan điểm này, viết trong cuốn Understanding Power:
“…với cấu trúc quyền lực bên ngoài của xã hội mà chúng vận hành trong đó, vai trò thể chế của nhà trường phần lớn là rèn luyện con người vâng lời và tuân thủ, và biến họ dễ dàng kiểm soát và truyền bá.” (Noam Chomsky, Understanding Power)
Với một số người, điều này nghe có vẻ dị giáo, nhưng một nghiên cứu lịch sử đã tiết lộ rằng điều này là ý định ngay từ lúc ban đầu. Hệ thống trường học do nhà nước vận hành ở phương Tây được mô phỏng theo kiểu giáo dục nhà máy được giới thiệu lần đầu ở Prussia vào đầu những năm 1700.
“…điều gây sốc đó là ta đã quá hăm hở áp dụng một trong những khía cạnh tồi tệ của nền văn hóa Prussia: một hệ thống giáo dục cố tình thiết kế để tạo ra những trí thức tầm thường, kìm hãm đời sống nội tâm, phủ nhận kỹ năng lãnh đạo đáng trân quý của học sinh, và bảo đảm công dân dễ sai bảo và thiếu sót – tất cả nhằm khiến cho dân số “dễ dàng quản lý”.” (John Taylor Gatto, Weapons of Mass Instruction)
Albert Einstein, một cá nhân đạt được đỉnh cao thiên tài hiếm thấy, ko công nhận sự phát triển trí tuệ của mình là nhờ vào giáo dục bắt buộc. Hồi tưởng lại những năm đi học, Einstein chú giải rằng sau khi hoàn tất bài kiểm tra cuối cùng, sự hứng thú với lĩnh vực ông muốn tiếp tục cách mạng hóa hoàn toàn chết đi: “Tôi nhận thấy việc quan tâm tới các vấn đề khoa học” ông viết “đã làm tôi ghê tởm cả một năm trời”. Einstein tin rằng một trong những khuyết sót to lớn của hệ thống giáo dục bắt buộc do nhà nước vận hành đó là kiểu dạy thúc ép của họ:
“Trên thực tế, ko có gì tương đương phép màu cả”, ông viết “rằng các phương pháp giảng dạy hiện đại vẫn chưa hoàn toàn bóp nghẹt trí tò mò tìm hiểu thiêng liêng…thật sự sai lầm trầm trọng khi nghĩ rằng niềm vui thú của sự nhìn và kiếm tìm có thể thúc đẩy bằng các phương tiện ép buộc và cảm giác nghĩa vụ.” (Albert Einstein, Albert Einstein: Philosopher-Scientist)
Sau hơn một thập kỷ truyền bá trong hệ thống giáo dục, một số ít nổi lên niềm khao khát tri thức và tò mò với nhiều bí ẩn của thế giới. Thay vào đó, như Bruce Levine viết trong cuốn Resisting Illegitimate Authority, vào thời điểm một học sinh tốt nghiệp, chúng đã được dạy dỗ “để trở nên thụ động; bị người khác chi phối; thực hiện nghiêm túc sự thưởng phạt của chính quyền; giả vờ quan tâm những thứ chúng ghét, và người đó bất lực trong việc thay đổi tình hình bất mãn của mình.” (Bruce Levine, Resisting Illegitimate Authority) Nhưng nếu ko thể dựa vào việc học ở trường để tạo nên những tâm trí tò mò và tính phê phán cấp thiết để bảo vệ xã hội khỏi hành động của các nhà cầm quyền mục nát, liệu phương tiện truyền thông chính thống có thể đóng vai trò này?
Trong khi có sự ngờ vực gia tăng đối với kiểu thể chế này trong những năm gần đây, thì sự ghê tởm và ngờ vực dành cho phương tiện truyền thông chính thống đã có lịch sử lâu dài:
“Tôi từ bỏ các tờ báo để đổi lấy Tacitus và Thucydides, Newton và Euclid, và tôi nhận thấy bản thân hạnh phúc hơn.” (Thomas Jefferson)
Nietzsche, một trong những bộ óc tự do trí tuệ nhất của lịch sử, cũng ko phải người hâm mộ phương tiện truyền thông đại chúng:
“Chúng luôn luôn bệnh ốm, chúng ói ra mật và gọi đó là tờ báo.” (Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra)
Richard Weaver, giáo sư trường đại học Chicago vào nửa đầu thế kỷ 20, nhận thấy điều trớ trêu là trong khi ta đã giải thoát bản thân khỏi góc nhìn lấy trái đất làm trung tâm vũ trụ, thì ta lại đâm đầu vào góc nhìn ảo tưởng về thế giới tạo ra bởi phương tiện truyền thông đại chúng. Và trong khi Weaver tập trung vào tờ báo ở đoạn tiếp theo, bởi chúng là phương tiện chi phối ở thời ông, thì lời nói của ông thậm chí vẫn còn được áp dụng nhiều hơn cho ngày nay, nơi công nghệ hiện đại mang đến công cụ thao túng đám đông tốt hơn nhiều:
“Đôi khi, một quan điểm tuyệt vời được tạo ra từ thực tế rằng con người hiện đại ko còn nhìn thấy trên đầu mình một cái vòm xoay với các vì sao cố định nữa…Đúng là vậy, nhưng anh ta thấy điều gì đó tương tự khi nhìn vào tờ báo hàng ngày của mình…Tờ báo là vũ trụ do con người tạo nên về thế giới sự kiện quanh ta tại thời điểm đó. Với độc giả bình thường, nó là cấu trúc với tập hợp ý nghĩa, điều mà anh ta ko còn nghĩ tới việc xem xét như tổ tiên ngoan đạo ở thế kỷ 13 của mình…nghĩ về việc nghi vấn vũ trụ học.” (Richard Weaver, Ideas Have Consequences)
Nhưng tại sao phương tiện truyền thông chính thống thường chọn lừa dối hơn sự thật? Noam Chomsky trong cuốn Media Control, cho rằng như nhiều chính trị gia khác, phương tiện truyền thông chính thống bị chi phối bởi các cá nhân trung thành với ý thức hệ của giới tinh hoa. Nhà báo người Mỹ thế kỷ 20 mang tên Walter Lippmann đã tóm gọn quan điểm này, gọi đám đông là “bầy đàn ngơ ngác” và cho rằng một trong các chức năng chính của truyền thông là đưa bầy đàn này về vị trí khán giả thụ động thích hợp, ko phải người tham dự chủ động trong tổ chức xã hội. Hay như Chomsky giải thích, ý thức hệ của giới tinh hoa này được tạo dựng trên quan điểm rằng:
“…đám đông quá ngu ngốc để có thể hiểu nhiều điều. Nếu họ cố tham gia vào việc quản lý vấn đề của mình, họ sẽ chỉ gây rắc rối. Do đó, sẽ vô đạo đức và bất phù hợp khi cho phép họ làm điều này. Ta phải thuần hóa bầy đàn ngơ ngác, ko cho phép chúng tức giận và giẫm đạp và phá hủy mọi thứ.” (Noam Chomsky, Media Control)
Với những ai ko nằm trong số tự chỉ định thành giới tinh hoa, câu hỏi nảy sinh khi mà liệu sự kiểm soát bầy đàn ngơ ngác được thực hiện nhằm thúc đẩy xã hội thịnh vượng và phát triển hay ko, hay chỉ đơn thuần là duy trì các cấu trúc thể chế nhất định có lợi cho tầng lớp tinh hoa với cái giá là gây hại xã hội nói chung. Câu hỏi bỏ ngỏ này chỉ củng cố nhu cầu cho một thái độ hoài nghi với các hình tượng chính quyền thời nay. Nói cách khác, ta cần chống chính quyền hơn.
Phải nhấn mạnh rằng người chống chính quyền ko phải kẻ thay vì chấp nhận bị động trước chính quyền thì chối từ thụ động mọi chính quyền. Nhiều hình tượng thể chế và nhân vật có thẩm quyền phục vụ một mục đích có lợi và do đó nên được chấp nhận. Nhưng người chống chính quyền nhận ra rằng sự đồng thuận ko có nghĩa là sự thật, rằng quyền lực sẽ bị suy đồi, rằng con người lừa dối, và rằng một số thể chế theo lời Chomsky là “ko có sự biện hộ đạo đức…chúng chỉ ở đó nhằm duy trì các cấu trúc quyền lực và chi phối nhất định.” (Noam Chomsky, On Anarchism) Nhận ra các sự thực ko thể phủ nhận này, người chống chính quyền sẵn lòng nhìn vào mọi hình tượng chính quyền bằng liều nghi vấn lành mạnh, và thậm chí có khả năng chống lại mệnh lệnh của họ, nếu chính quyền như vậy được minh chứng là đồi bại và gây hại cho hạnh phúc xã hội. Hay như Henry David Thoreau viết:
“Nếu bộ máy chính quyền mang bản chất đòi hỏi ta trở thành tay sai của sự bất công đối với người khác, vậy thì, tôi nói rằng, hãy phá luật đi.” (Henry David Thoreau, Civil Disobedience)
Nhưng ta có nên sợ một thế giới có nhiều người chống chính quyền hơn? Sự vâng lời do trường học hình thành trong ta và sự tôn trọng mù quáng chính quyền được khuyến khích bởi các nhân vật trên ti vi của phương tiện truyền thông đại chúng, có thể khiến một số nhìn nhận người chống chính quyền là mối đe dọa tới sự ổn định xã hội. Nhưng chẳng có gì có thể nằm xa sự thực. Những người chống chính quyền là nhân tố bảo vệ cần thiết của một xã hội hưng thịnh. Hay như C.P Snow chú giải:
“Khi ta suy nghĩ về lịch sử lâu dài và u ám của con người, ta sẽ tìm thấy nhiều tội ác ghê tởm hơn được thực hiện dưới danh nghĩa phục tùng hơn là từng được gây ra dưới danh nghĩa nổi loạn.” (CP Snow, Public Affairs 1971)
Chính quyền tàn bạo, cùng với công dân thụ động là công thức cho chuyên chế và do vậy, ko nên sợ hãi hoặc tẩy chay những người chống chính quyền, họ nên được chào đón. Họ là cá nhân dương lên hồi chuông cảnh báo và thức tỉnh đám đông mê ngủ về sự tồn tại của chính quyền mục nát. Một xã hội thiếu đi số lượng người chống chính quyền lành mạnh, hay một xã hội mà những người chống chính quyền bị xa lánh và im hơi lặng tiếng sẽ là xã hội lựa chọn sự thoải mái của ảo tưởng hơn là mong muốn cho chân lý, và do đó, là một xã hội mở con đường tự hủy. Bởi như triết gia người Pháp thể kỷ 18 Voltaire cảnh báo:
“Miễn là con người ko quan tâm thực hiện sự tự do của mình, những kẻ muốn chuyên chế hóa sẽ làm như vậy; bởi kẻ bạo chúa chủ động và hăng hái, và sẽ cống hiến hết mình nhân danh bất kỳ vị thần, tôn giáo nào hay mặt khác, trói buộc những con người ngủ say.” (Voltaire)