Ngân hàng trung ương đã dành nhiều thập kỷ làm nền kinh tế toàn cầu tràn ngập bằng tiền tệ mới được tạo ra. Ta được cho biết chính sách này, hay cái gọi là lạm phát tiền tệ, là điều cần thiết để kích thích phát triển kinh tế và giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp, nhưng như nhiều lời biện hộ mà chính trị gia và quan chức đưa ra cho hành động của mình, đây là 1 lời dối. Bởi như ta sẽ khám phá trong Video này, việc mở rộng cung ứng tiền tệ nhanh chóng sẽ hủy hoại nền kinh tế; nó bần cùng hóa người nghèo và tầng lớp trung lưu, làm trầm trọng thêm bất bình đẳng của cải, cho phép sự phát triển nguy hiểm của quyền lực nhà nước, và làm cho nền kinh tế rơi vào sụp đổ. Lý do thật sự khiến những người trong chính phủ ưu ái chính sách lạm phát tiền tệ là vì nó là 1 phương tiện hiệu quả để chuyển của cải từ công dân sang nhà nước.
“[Lạm phát] tiền tệ không chỉ sinh ra đói nghèo và hỗn loạn, mà còn sinh ra chính phủ chuyên chế. 1 vài chính sách được tính toán để phá hủy nền tảng hiện hành của xã hội tự do hơn là làm suy đồi tiền tệ của nó. 1 vài công cụ, nếu có, quan trọng với người đấu tranh vì tự do hơn là 1 hệ thống tiền tệ lành lặn.” (Hans F. Sennholz, Inflation, or Gold Standard)
Tiền là phương tiện trao đổi trung gian; tiền không phải của cải. Tiền có thể dùng như 1 thước đo của cải, nhưng tiền giấy và tiền số thêm vào tài khoản ngân hàng không phải hình thái của cải. Đúng hơn, của cải thực sự bao gồm hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong nền kinh tế có thể được dùng để làm cuộc đời ta tốt hơn. Ngân hàng trung ương có thể tăng gấp đôi nguồn cung tiền tệ chỉ sau một đêm, nhưng hành động này sẽ không làm cho nền kinh tế trở nên giàu có hơn. Sẽ vẫn có cùng lượng thức ăn, nhà cửa, ô tô, máy bay, thép, gỗ xẻ, dầu và tất cả những thứ khác tạo nên của cải thực sự của nền kinh tế hiện đại.
“Của cải tạo ra trong hệ thống kinh tế và tổng giá trị tiền tệ của nó là hiện tượng riêng biệt và tách rời. Cái này có thể gia tăng mà không cần cái kia.” (George Reisman, Capitalism)
Trong khi việc gia tăng nguồn cung tiền tệ bởi ngân hàng trung ương không phải là tạo ra của cải, mà là phân phối lại nó. Khi tiền được tạo ra, nó không tiến vào nền kinh tế theo cách thống nhất với việc mỗi thành viên trong xã hội nhận được số lượng đồng Đô La, Pound, Peso, Euro hay Yen mới. Đúng hơn, tiền mới được tạo ra tiến vào nền kinh tế thông qua các kênh riêng biệt dưới hình thức cho vay, cứu trợ hoặc tài sản mua bởi ngân hàng trung ương. Người hưởng lợi loại tiền mới có thể là chính phủ, doanh nghiệp hay 1 cá nhân nhất định, nhưng bất kể là ai đi nữa thì họ đều được hưởng lợi không kiếm mà có. Với loại tiền mới được tạo ra, họ có thể mua nhiều hàng hóa hay dịch vụ hơn, hay đầu tư ở mức cao hơn so với mức khả thi.
“Đừng bao giờ quên rằng lạm phát luôn luôn đại diện cho sự hưởng lợi không kiếm mà có với bất kỳ ai trong vị trí đưa tiền mới tạo ra vào hệ thống kinh tế thông qua chi tiêu của anh ta – và 1 khoản lỗ tương ứng với cá nhân tạo ra phần còn lại của hệ thống kinh tế.” ” (George Reisman, Capitalism)
Khi người nhận tiền mới sử dụng, hay đầu tư nó, 1 trong các kết quả đó là sự bần cùng hóa tương đối phần còn lại xã hội. Bởi khi tiền mới chảy qua nền kinh tế, nó sẽ gây áp lực lên giá cả bởi nhiều đồng Đô La hơn cạnh tranh để có nguồn cung hàng hóa và dịch vụ không đổi. Giá cả cao hơn đến từ sự mở rộng nguồn cung tiền sẽ làm giảm sức mua của người khác. Trên thực tế, người nhận tiền mới chuyển hàng hóa, dịch vụ và tài sản cho chính mình mà người khác đáng lẽ ra có thể mua được nếu không vì hành động của ngân hàng trung ương, hay như Murray Rothbard giải thích trong cuốn What Has Government Done to Our Money?
“Lạm phát [tiền tệ] không mang lại lợi ích xã hội chung; thay vào đó, nó phân phối lại của cải theo hướng có lợi cho người đầu tiên – và gây bất lợi cho người tụt lại trong cuộc đua. Và trên thực tế, lạm phát là cuộc đua – để xem ai có thể nhận tiền mới sớm nhất. Những người đến sau – những người mắc kẹt với thua lỗ – thường được gọi là “nhóm thu nhập cố định”. (Murray Rothbard, What has Government Done to Our Money?)
Vì phần lớn sự phân phối lại của cải dành cho chính phủ, chính sách ngân hàng nhà nước này có thể được coi là hình thức đánh thuế bí mật. Không như thuế thu nhập, thuế thương vụ, hay thuế tài sản, nơi mà người nộp thuế biết rằng tiền của mình đang bị lấy đi, thuế bí mật của lạm phát tiền tệ là thứ kín đáo. Tạo ra tiền mới để tài trợ chi tiêu chính phủ cho phép chính trị gia và quan chức hướng của cải và tài nguyên tới bất kỳ ai họ chọn, nhưng khi tiền lan tỏa khắp nền kinh tế, nó gây ra áp lực lên giá cả và làm giảm sức mua của tất cả những ai không phải người hưởng lợi trực tiếp chi tiêu chính phủ này. Do đó, như bất kỳ hình thức đánh thuế nào, lạm phát tiền tệ là của cải chuyển từ công dân sang nhà nước, hay như Rothbard giải thích:
“…bản chất lạm phát là quá trình áp đặt khoảng thuế lớn và bí mật lên phần đông xã hội vì lợi ích chính phủ…” (Murray Rothbard, The Mystery of Banking)
Sử dụng lạm phát tiền tệ để tài trợ chi tiêu cho phép chính phủ mở rộng quyền lực vượt qua cả giới hạn có thể áp đặt lên mình nếu họ chỉ dựa vào các hình thức đánh thuế truyền thống hơn. Bởi hầu hết công dân sẽ không đồng ý trả mức thuế cao cần thiết hơn để tài trợ chính phủ hiện đại và chỉ làm như vậy vì 1 phần lớn thuế bị ẩn giấu và che kín bằng sức mua giảm sút. Nếu chính phủ thành thật và trực tiếp đánh thuế công dân, hầu hết sẽ nhận ra rằng mình đang bị lừa và nhanh chóng ngừng hỗ trợ chính trị gia chịu trách nhiệm cho việc bần cùng hóa họ.
1 số người có thể cho rằng khả năng tài trợ chi tiêu của chính phủ thông qua việc tạo tiền là 1 lợi ích của chính sách ngân hàng trung ương này. Bởi trong các thời điểm khủng hoảng, chính phủ đòi hỏi nhu cầu cho tài nguyên tăng cao và in tiền để tài trợ các nhu cầu đó, cho phép họ hành động mà chẳng cần phải dùng công việc đánh thuế không được ưa chuộng. Nhưng như Robert Murphy giải thích trong cuốn Understanding Money Mechanics, yêu cầu rằng lạm phát tiền tệ là điều cần thiết để đương đầu khủng hoảng:
“…thực sự chỉ có nghĩa là công dân của quốc gia liên quan sẽ không chịu được mức gia tăng thuế khổng lồ…Thay vào đó, để tài trợ các khoản chi tiêu chưa từng thấy này, chính phủ phải dùng tới thuế lạm phát ẩn, nơi mà việc chuyển sức mua từ người dân sẽ được che đậy bằng giá cả tăng cao có thể bị đổ cho các nhà đầu cơ tích trữ, công đoàn, kẻ đầu cơ trục lợi, và các tên phản diện khác thay vì sự hoang phí của chính phủ.” (Robert Murphy, Understanding Money Mechanics)
Bản chất quỷ quyệt của lạm phát tiền tệ không dừng lại ở đó, nó còn dẫn đến bất bình đẳng của cải. Đứng thứ 2 sau chính trị gia và quan chức, những người giàu có là kẻ hưởng lợi nhiều nhất từ việc tạo ra tiền. Để hiểu tại sao, ta cần nhận ra rằng 1 trong những cơ chế chính mà các ngân hàng trung ương mở rộng nguồn cung tiền tệ đó là thông qua hạ lãi suất 1 cách nhân tạo. Lãi suất thấp lôi kéo mọi người vay mượn tiền mới tạo ra thông qua hệ thống ngân hàng và ai là người có khả năng vay mượn tín dụng lãi suất thấp này nhất? Đó là những người ở tầng lớp trung lưu bởi họ sở hữu nhiều tài sản cần thiết hơn để làm vật thế chấp cho các khoản vay. Với việc được tiếp cận tín dụng lãi suất thấp này, người giàu có thể dành nó để mua bất động sản, cổ phiếu, mỹ nghệ, ô tô cổ, kim loại quý giá hay các hình thức của cải khác. Nhu cầu tăng cao cho các tài sản này đẩy giá cả lên cao và nó làm tăng giá trị tài sản ròng của tất cả ai tiếp xúc với các nhóm tài sản này, điều mà 1 lần nữa, chủ yếu là những người ở tầng lớp thượng lưu.
“…kẻ hưởng lợi lớn nhất từ các chính sách của Cục dự trữ Liên Bang [thế kỷ 21] là giới thượng lưu tài chính, những người phải gia tăng vận may mình bằng đòn bẩy rẻ mạt vào thời điểm mà giá trị tài sản được thúc đẩy cao hơn bởi tiền tệ nới lỏng. Như 1 người bình luận đã nói, ‘1% hộ gia đình có thu nhập cao nhất tiếp xúc nhiều nhất với nền kinh tế thị trường có khả quan đáng kể hơn 99% còn lại tiếp xúc với nền kinh tế thực sự.” (Edward Chancellor, The Price of Time)
Ngoài việc cho phép chính trị gia, quan chức và tầng lớp thượng lưu bòn rút của cải khỏi phần còn lại của chúng ta, có 1 lý do sâu xa hơn cho việc tại sao lạm phát tiền tệ làm hủy hoại kinh tế. Lãi suất thấp thúc đẩy chính sách này đóng vai trò như tín hiệu giả dụ dỗ cá nhân tiêu thụ quá mức và doanh nghiệp mở rộng quá mức tới độ không bảo đảm được bằng các nền tảng dài hạn của nền kinh tế. Tiền tệ nới lỏng, giải thích bởi nhà kinh tế học Henry Hazlitt:
“…tạo ra biến dạng kinh tế…khuyến khích vay mượn gia tăng…nó có xu hướng khuyến khích các hoạt động mạo hiểm mang tính đầu cơ cao không thể tiếp tục trừ khi dưới điều kiện [lãi suất thấp] nhân tạo mà đã sản sinh ra chúng. Về phía cung, giảm lãi suất nhân tạo ngăn cản sự tiết kiệm, khoản để dành và đầu tư thông thường. Nó làm giảm tích lũy tiền vốn.” (Henry Hazlitt, Economics in One Lesson)
1 phép loại suy thường được dùng đó là so sánh tình trạng làm ngập 1 nền kinh tế bằng tiền tệ nới lỏng với việc nghiện ma túy. Khi một người nghiện dùng ma túy, anh ta ở trong trạng thái hưng phấn, nhưng khi ma túy bị lấy đi, cơ thể và tinh thần anh ta suy sụp. Với một nền kinh tế bùng nổ, ma túy là loại tiền tệ nới lỏng thúc đẩy bởi lãi suất thấp. Nhưng khi lãi suất tăng, và tiền tệ nới lỏng ngừng chảy qua các huyết mạch kinh tế, 1 sự sụp đổ sẽ xảy ra. Nhưng phép loại này suy có thể được dùng sâu xa hơn: Sự sụp đổ của người nghiện ma túy là điều cần thiết để đưa một cá nhân trở lại trạng thái tỉnh táo và khỏe mạnh, và sự sụp đổ kinh tế cũng là điều cần thiết để khôi phục lại nền kinh tế. Sự sụp đổ loại bỏ tất cả các yếu tố kinh tế sai lầm, hoặc đầu tư chệch hướng, ra khỏi hệ thống và chuyển vốn khỏi các mục đích sử dụng không hiệu quả và khỏi các nỗ lực kinh doanh không bền vững, hay như Rothbard giải thích:
“. . .giai đoạn suy thoái thực chất là giai đoạn phục hồi. Hầu hết mọi người sẽ vui vẻ duy trì thời kỳ bùng nổ, nơi mà lợi ích lạm phát rõ ràng và các tổn thất được ẩn giấu và mờ mịt. . .Giai đoạn mà mọi người phàn nàn là khủng hoảng và suy thoái. Nhưng các giai đoạn sau, điều rõ ràng là đừng gây rắc rối. Rắc rối xảy ra trong thời kỳ bùng nổ, khi sự đầu tư chệch hướng và biến dạng diễn ra; giai đoạn khủng hoảng-suy thoái là giai đoạn chữa lành. . .” (Murray Rothbard, Man Economy and State)
Ngân hàng trung ương đã làm ngập nền kinh tế bằng tiền tệ nới lỏng trong nhiều thập kỷ. Điều này đã thành lợi ích cho sự phát triển nhà nước, nó làm giàu tầng lớp thượng lưu, và nó đã tạo nên bong bóng giá cả của tài sản như cổ phiếu và bất động sản. Nhưng trong quá trình đó, nó đã bần cùng hóa tầng lớp trung lưu và người nghèo, và bây giờ ta đang đối mặt với mối đe dọa về giá tiêu dùng gia tăng. Các ngân hàng trung ương đang cố chế ngự mức giá cả tăng cao này bằng cách tăng lãi suất và siết chặt điều kiện tín dụng. Nhưng với quá nhiều khoản nợ trong hệ thống ta, ở mức độ cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ, việc gia tăng lãi suất có nguy cơ làm sụp đổ ngôi nhà của những quân bài mà phần lớn nền kinh tế được xây dựng dựa trên đó. Nói cách khác, loại bỏ ma túy tiền tệ nới lỏng sẽ gây ra tình trạng sụp đổ. Liệu ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục chống lại mức giá tiêu dùng gia tăng với lãi suất cao hơn và cho phép sự sụp đổ chữa lành diễn ra? Hay họ sẽ theo mô hình của vài thập kỷ trước và khi có dấu hiệu đầu tiên về sự sụp đổ nghiêm trọng của giá cổ phiếu hay bất động sản, cắt lãi suất 1 lần nữa? Nếu họ chọn con đường phía sau, họ sẽ như đang đùa với lửa, bởi như Ludwig von Mises giải thích:
“Nếu dư luận một khi tin rằng sự gia tăng số lượng tiền sẽ tiếp tục và không bao giờ kết thúc, và theo đó giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ sẽ không ngừng tăng lên, thì mọi người sẽ háo hức mua càng nhiều càng tốt và hạn chế lượng tiền mặt nắm giữ ở mức tối thiểu… Mọi người đều nóng lòng đổi tiền của mình lấy hàng hóa “thật”, bất kể anh ta có cần chúng hay không, bất kể anh ta phải trả bao nhiêu tiền để mua chúng. Trong một thời gian rất ngắn…những thứ từng được sử dụng như tiền không còn được sử dụng như [tiền]. Không ai muốn cho đi bất cứ điều gì chống lại họ. (Ludwig von Mises, Human Action)