“Nhân loại đang tự trang bị vũ khí, trong nỗi kinh hoàng và ghê rợn mê hoặc, cho một tội ác to lớn.” (Carl Jung, Archetypes and the Collective Unconscious)
Trong khi ta ko thể tạo nên thiên đàng trên trái đất, ta có thể tạo ra địa ngục và lịch sử chứa đầy các ví dụ. Nhiều trong số địa ngục do con người tạo ra này là kết quả của chiến tranh và chinh phạt, nhưng nhiều số khác lại là kết quả của chính quyền bức hại người dân. Có thể là Gulag của Liên Xô, cánh đồng giết chóc ở Campuchia, trại tập trung Phát Xít, cuộc diệt chủng người Tutsis ở Rwanda, hoặc Cuộc Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc, những nhà lãnh đạo chính trị đói quyền lực phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người vào thế kỷ 20.
Ta đã học được bao nhiêu từ nỗi kinh hoàng gần đây? Liệu chính quyền dân chủ hiện đại có thể gây ra sự bức hại chính trị và giết một phần dân số của nó? Trong Video này, ta sẽ khám phá mức rủi ro này cao như nào trong bất kỳ xã hội đủ ngây thơ và khờ dại để cho phép sự lên ngôi của chế độ toàn trị.
“…địa ngục toàn trị chỉ chứng minh rằng sức mạnh con người lớn hơn những gì họ từng dám nghĩ, v2 con người có thể nhận ra những ảo tưởng địa ngục mà ko cần làm trời sập hoặc mặt đất mở ra.” (Hannah Arendt, Origins of Totalitarianism)
Chính quyền toàn trị là hiện tượng thời hiện đại. Nó lần đầu xuất hiện vào thế kỷ 20 và như Rod Dreher giải thích:
“…một xã hội toàn trị là xã hội trong đó ý thức hệ tìm cách thay thế mọi truyền thống và tổ chức trước kia, với mục tiêu đặt mọi khía cạnh xã hội dưới quyền kiểm soát của ý thức hệ đó. Một nhà nước toàn trị là nhà nước ko mong muốn gì khác ngoài định nghĩa và kiểm soát hiện thực.” (Rod Dreher, Live Not by Lies)
Để đạt được đích đến ý thức hệ của nó, chính quyền toàn trị huy động toàn bộ cơ chế nhà nước để thi hành sự kiểm soát dân số từ trên xuống dưới, một hệ thống giám sát hàng loạt được thiết lập và mọi khía cạnh đời sống bị chính trị hóa.
Vào thế kỷ 20, Chủ Nghĩa Quốc Xã là ý thức hệ thúc đẩy chủ nghĩa toàn trị ở Đức, nó là chủ nghĩa Phát Xít ở Ý, trong khi ở Châu Á và các phần còn lại thuộc châu Âu thì đó là Chủ Nghĩa Cộng Sản. Ngày nay, một ý thức hệ toàn trị mới mẻ dường như bén rễ. Ý thức hệ này xây dựng trên niềm tin rằng ở mức độ dân số hiện tại, con người là những sinh vật ký sinh, và nếu cho phép tự do, chúng sẽ chà đạp lên đất mẹ. Sự hòa hợp có thể trả lại cho hành tinh ta và thảm họa sinh thái sẽ bị đảo nghịch, nhưng chỉ khi các chính trị gia và quan chức nhất định được ban quyền kiểm soát cuộc đời ta. Ăn gì, sử dụng loại năng lượng gì, làm việc ở đâu, cách dành thời gian giải trí, có bao nhiêu đứa con, và đi du lịch ở đâu – tất cả câu hỏi này sẽ được trả lời bởi tầng lớp thống trị toàn trị, ko phải bởi cá nhân tự do lên kế hoạch cuộc đời bên trong luật lệ và trật tự của một xã hội tự do.
“Đầu óc kiểm soát của [chế độ toàn trị] thấy trước một thiên đường mà từng hành động và vật thể bị theo dõi, gán nhãn và kiểm soát. Sẽ ko có chỗ cho bất kỳ điều xấu nào tồn tại. Ko gì và ko ai sẽ lạc lõng cả.” (Charles Eisenstein, Fascism and the Antifestival)
Liệu ta trong thế giới hiện đại sẽ cho phép một nhóm đầu óc bệnh hoạn khác có cơ hội làm lại xã hội theo hình ảnh của một ý thức hệ lừa dối? Nếu ta làm thế, kết quả sẽ y nguyên thế kỷ 21, xã hội sẽ bị phá hủy, nghèo đói sẽ là chuẩn mực, và nhiều người sẽ bị giết. Để hiểu tại sao mỗi lần chủ nghĩa toàn trị được thử nghiệm, nó lại rơi vào sự giết chóc hàng loạt bởi chính phủ nắm quyền, ta phải tìm hiểu đầu óc của các chính trị gia và quan chức toàn trị. Bởi khi ta hiểu các bệnh lý ảnh hưởng những cá nhân này, sẽ dễ hiểu tại sao chủ nghĩa toàn trị sẽ đẩy xã hội vào lụi tàn trước khi từ bỏ con đường và thừa nhận thất bại.
Đặc tính đầu tiên của chính trị gia và quan chức tạo nên chính quyền toàn trị đó là họ đánh lừa những tín đồ thực sự trong ý thức hệ của họ. Nói cách khác, họ bị thuyết phục rằng điều mình cố đạt được là vì lợi ích nhân loại và xã hội sẽ tệ dần nếu thiếu đi sự cai trị của họ. Tâm trí độc tài tương đồng với tâm trí phân liệt. Nó tin vào mạng lưới ảo tưởng mà mình mắc phải; nó gắn liền với mô hình ý thức hệ của thế giới khi đối mặt với bằng chứng phản đổi; và nó thường ghét những ai cố chọc thủng ảo tưởng của nó.
Đặc tính thứ hai của người theo chủ nghĩa toàn trị đó là họ giữ một góc quan khinh thường đám đông và coi người đàn ông và phụ nữ bình thường là thấp kém và ko có khả năng đưa ra lựa chọn tốt. Sau đấy, vì lợi ích của chính nó, và lợi ích của đất mẹ, đám đông phải tuân theo chính phủ. Người theo chủ nghĩa toàn trị cũng thường coi đám đông là vô dụng, ở số lượng lớn như vậy, để thực hiện mục tiêu ý thức hệ và theo đó, toàn bộ phân đoạn quần chúng là những kẻ ăn bám vô dụng đang làm quá tải thế giới.
“Chỉ khi đám đông rộng lớn được [xem là] vô dụng…chế độ toàn trị…hoàn toàn khả thi.” (Hannah Arendt, Origins of Totalitarianism)
Một đặc tính sâu xa hơn của người theo chủ nghĩa toàn trị đó là khuynh hướng đánh giá vấn đề đạo đức thông qua lăng kinh vị lợi. Nói cách khác, khi đưa ra quyết định chính sách, người theo chủ nghĩa toàn trị thường sử dụng tiêu chí lợi ích lớn lao, cho số lượng người đông đảo nhất như sự biện minh cho hành động. Quyền cá nhân ít quan trọng đối với kẻ vị lợi, điều quan trọng là lợi ích tập thể và với kẻ toàn trị, lợi ích tập thể luôn là phương tiện để đạt đích đến ý thức hệ của nó. Cách tiếp cận vị lợi với vấn đề đạo đức này phản ánh một tâm trí cực kỳ bối rối, hay như Iain McGilchrist giải thích:
“Khuynh hướng áp dụng cách tiếp cận tính toán và vị lợi khi đánh giá vấn đề đạo đức được biểu thị rõ hơn ở những người ít ác cảm với việc gây hại người khác, đặc tính thấu cảm thấp hơn, chứng loạn thần cao hơn (bản thân nó được đặc trưng bởi tính thấu cảm thấp đi và đần độn cảm xúc)…và chủ nghĩa Machiavelli lớn hơn. Nó cũng là đặc tính tư duy đạo đức của kẻ thái nhân cách…” (Iain McGilchrist, The Matter with Things)
Một tín đồ thực sự bị lừa bởi ý thức hệ về Utopia, nhìn nhận bản thân anh hay cô ta là thực thể siêu việt, coi thế giới là quá tải dân số, và đánh giá vấn đề đạo đức thông qua lăng kính toàn trị, tâm trí của kẻ toàn trị cũng như vậy, và tâm trí đó có khả năng gây ra tội ác hàng loạt. Sau khi người theo chủ nghĩa toàn trị đã nắm quyền, tất cả những gì cần để bắt đầu quá trình bức hại chính trị là sự thất bại tất yếu của chế độ cai trị. Và chúng sẽ thất bại bởi mọi nỗ lực kiểm soát xã hội theo hướng từ trên xuống dưới nghiêm ngặt đã tận số từ ban đầu. Người theo chủ nghĩa toàn trị càng cố áp đặt trật tự lên xã hội, họ càng tạo ra nhiều hỗn loạn hơn, và cùng với sự hỗn loạn như này là chuỗi khủng hoảng ko hồi kết. Nhưng khi khủng hoảng tới, thay vì thừa nhận lỗi lầm nằm trong chế độ cai trị của họ, người theo chủ nghĩa toàn trị đổ lỗi cho người khác thông qua quá trình Scapegoat (con dê tế thần/đổ oan người khác). Bởi người theo chủ nghĩa toàn trị thực sự chưa bao giờ xem xét khả năng rằng cơn khủng hoảng là sản phẩm phụ của việc cố ép buộc một ý thức hệ lừa dối lên xã hội thông qua sự kiểm soát từ trên xuống. Thay vào đó, họ thuyết phục bản thân và cố thuyết phục người khác rằng trách nhiệm cho cơn khủng hoảng nằm ở nơi khác.
Ai sẽ được coi là con dê tế thần? Ở giai đoạn đầu của chế độ toàn trị, đó là kẻ ko tín ngưỡng hoặc bất đồng chính kiến trở thành con dê tế thần cho thất bại của chính phủ. Các cá nhân này bị đổ lỗi vì gieo rắc thông tin sai lệch và phá hoại khả năng sửa chữa khủng hoảng của chính phủ. Một phép tính vị lợi nhanh chóng sẽ coi tự do ngôn luận là vô dụng khi lợi ích, trong tâm trí của người theo chủ nghĩa toàn trị, là tiến nhanh hơn tới mục tiêu ý thức hệ. Nhưng sự đàn áp thẳng tay tự do ngôn luận chỉ là một bước sơ bộ, và một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, rằng xã hội đang đi theo hướng bức hại chính trị bạo lực, bởi như Arthur Versluis giải thích:
“Chìa khóa cho sự biến chuyển [của người theo chủ nghĩa toàn trị] sang [vai trò của] kẻ bức hại đó là một tập hợp các học thuyết mà một người cho là sự thật tuyệt đối hoặc phổ quát: do đó, bất kỳ ai khác đều bị biến thành kẻ vô tín ngưỡng, hoặc phản đồ…Chỉ còn một bước ngắn từ đây nữa là tới niềm tin rằng nghĩa vụ của một người là áp đặt học thuyết lên người khác, và sự áp đặt này là vì “lợi ích của riêng họ,” hoặc vì “lợi ích xã hội.” Từ quan điểm này, việc bức hại những kẻ ngoan cố ko còn xa vời nữa và, trong cơn bức hại điên cuồng, chỉ còn một bước nhỏ nữa là thậm chí hợp lý hóa sự giết người hàng loạt dưới lớp vỏ của “lợi ích lớn lao”.” (Arthur Versluis, The New Inquisitions)
Để chuyển từ việc chỉ bịt miệng những người bất đồng, sang cầm tù và gây ra bạo lực chống lại họ, người theo chủ nghĩa toàn trị phải biến họ thành điều Hannah Arendt gọi là kẻ thù khách quan (Objective Enemy). Kẻ thù khách quan là con dê tế thần cuối cùng. Những người này ko phạm phải tội ác nào, họ cũng ko phải mối đe dọa tới xã hội, đúng hơn, họ là đàn ông và phụ nữ với lối sống ko tương thích với ý thức hệ toàn trị. Kẻ thù khách quan có thể là dân tộc nhất định nào đó, họ có thể là chủ sở hữu tư nhân ở một quốc gia cộng sản, hoặc họ có thể là tầng lớp giáo dục như ở Chế Độ Cộng Sản của Campuchia. Hay như Arendt giải thích:
“…Người Do Thái ở Đức Quốc Xã hoặc hậu duệ của tầng lớp thống trị trước đây ở Nga Sô Viết ko thực sự bị nghi ngờ về bất kỳ hành động thù địch nào; họ đã công bố kẻ thù “khách quan” của chế độ phù hợp với ý thức hệ của nó…[kẻ thù khách quan] chưa bao giờ là một cá nhân với suy nghĩ nguy hiểm phải bị kích động hoặc có quá khứ biện minh cho sự nghi ngờ, mà là một “người mang khuynh hướng” giống như người mang bệnh tật.” (Hannah Arendt, Origins of Totalitarianism)
Sự tuyên truyền lan tràn và lặp đi lặp lại là công cụ được sử dụng để tạo ra kẻ thù khách quan, và trong tình huống này, lời nói rất quan trọng. Bởi chính thuật ngữ mà kẻ thù khách quan bị gán cho sau cùng sẽ thuyết phục người theo chủ nghĩa độc tài và phần lớn công chúng rằng bạo lực có thể được dùng một cách hợp pháp để chống lại họ. Hay như Donal Dutton viết trong cuốn The Psychology of Genocide:
“…một nhận thức chung về [người theo chủ nghĩa toàn trị] đó là nhóm mục tiêu của họ là con sâu bọ hoặc Virus.” (Donald Dutton, The Psychology of Genocide)
Khi khủng hoảng tăng cao, sự tuyên truyền được dùng để ác quỷ hóa kẻ thù khách quan cũng như vậy. Người theo chủ nghĩa toàn trị sẽ ngày càng tuyệt vọng làm chệch hướng sự đổ lỗi, và với quyền tự do ngôn luận bị cấm, những ai mang quan điểm tỉnh táo và chặt chẽ sẽ ngày càng khó tiết lộ sự vô lý đến từ các tuyên bố của người theo chủ nghĩa độc tài. Đám đông cũng sẽ tuyệt vọng – muốn thoát khỏi sự sầu khổ của xã hội sa đọa và nền kinh tế sụp đổ, họ cũng sẽ cần ai đó để đổ lỗi. Nếu công tác tuyên truyền thành công, sự thất vọng của quần chúng sẽ hướng về kẻ thù khách quan và tạo tiền đề cho tội ác được thực hiện sau cùng:
“Nếu [kẻ thù khách quan] là sâu bọ,” Arendt viết “thì sẽ hợp lý khi chúng nên bị giết bởi khí ga độc; nếu chúng thoái hóa, chúng ko nên được phép lây nhiễm dân số…” (Hannah Arendt, Origins of Totalitarianism)
Nhưng ko chỉ tầng lớp thống trị gây ra bạo lực chống lại kẻ thù khách quan, mà còn có những người được gọi là đàn ông và phụ nữ bình thường chiếm các cấp độ thấp hơn của bộ máy quan liêu chính quyền. Làm sao những cá nhân này có thể gây ra tội ác khủng khiếp như vậy? Và làm sao để thuyết phục một bộ phận dân số khổng lồ ủng hộ sự bức hại chính trị, hoặc ít nhất khoanh tay đứng nhìn những người đàn ông và phụ nữ vô tội bị tước đoạt quyền lợi, bỏ tù, và sau đó bị chôn vùi sớm? Ở Video tiếp theo, chúng tôi sẽ tìm hiểu những câu hỏi đấy.
“Con đường dẫn tới sự thống trị toàn trị trải qua nhiều giai đoạn trung gian…[trong quá trình này] điều mà lẽ thường và “người thường” từ chối tin đó là mọi thứ đều khả thi.” (Hannah Arendt, Origins of Totalitarianism)