“Tôi phải là bản thân, tôi không thể hủy hoại bản thân thêm nữa vì em…Nếu em yêu chính con người thật của tôi, ta sẽ hạnh phúc hơn. Nếu em không thể, anh vẫn sẽ cố xứng đáng để em nên làm vậy.” (Ralph Waldo Emerson, Self-Reliance)
Triết gia vĩ đại người Mỹ thế kỷ 19 Ralph Waldo Emerson tin rằng để phát triển, ta phải là người bất tuân. Nếu ta suy nghĩ như bao người khác và làm y như họ, ta đang hạn chế tiềm năng và đặt sức khỏe hoặc bệnh tật phụ thuộc vào các thế lực xã hội nằm ngoài tầm kiểm soát. Ở Video này, ta sẽ khám phá mối nguy của tính tuân thủ, bất tuân nghĩa là gì với Emerson, và cách bất tuân đóng vai trò như thế lực tốt đẹp trong xã hội đảo điên.
“Bất kỳ ai là người phải là kẻ bất tuân.” (Ralph Waldo Emerson, Self-Reliance)
Là người tuân thủ chính là định hướng cuộc đời quay quanh các chuẩn mực, giá trị và lý tưởng của xã hội. Nó là cho phép ranh giới và khuôn mẫu của nền văn hóa định hình ý niệm bản thân. Hầu hết đều trở thành người tuân thủ mà không suy nghiệm về điều mình làm – ta thấy mọi người xung quanh tuân thủ và do đó cảm thấy tự nhiên khi làm điều tương tự. Nhưng tuân thủ có cái giá, hay như Emerson phát biểu ở bài giảng năm 1844:
“Tôi trả khoảng thuế hủy diệt vì sự tuân thủ của mình.” (Ralph Waldo Emerson, Lecture Read Before the Society in Amory Hall, March 1844)
Ở bất kỳ xã hội nào, chỉ có các đặc điểm tính cách nhất định được ưa chuộng bởi xu hướng tuân thủ, trong khi nhiều đặc điểm khác- có thể lành mạnh theo đúng nghĩa của nó – lại bị nhìn nhận bằng thái độ thờ ơ hoặc khinh thường. Ví dụ, ngày nay, tính hướng ngoại được ưa chuộng hơn hướng nội, tuân thủ hơn bất tuân, và ghét rủi ro hơn là chấp nhận rủi ro. Vài người có thể thấy rằng bản chất nội tâm của họ hợp với khuôn tuân thủ, nhưng nhiều người sẽ thấy đối nghịch. Bởi với người ở nhóm sau, tuân thủ giống như đeo mặt nạ tạo nên để phù hợp với khuôn mặt người khác. Mặt nạ tuân thủ chưa bao giờ cảm thấy dễ chịu và đôi khi nó có thể khiến ta cảm thấy như kẻ lừa đảo hoặc mạo danh.
Tuân thủ cũng dẫn tới sự lãng phí – lãng phí thời gian, cơ hội và nguồn lực. Trong mong muốn thỏa mãn người khác và duy trì ngoại hình, ta làm những thứ mình không coi trọng, nói những điều mình không tin, và đạt được những thứ mình không cần, hoặc như Emerson viết:
“Phong tục…không mang lại cho tôi quyền lực nào từ đó, và ngoài ra khiến tôi nợ nần. Chúng tôi dành thu nhập của mình…cho cả trăm chuyện vặt vãnh, Tôi chẳng biết là gì, và không phải cho những thứ của 1 con người. Chi phí của chúng tôi gần như hoàn toàn cho sự tuân thủ.” (Ralph Waldo Emerson, Man the Reformer)
Nhưng mối nguy của tuân thủ đạt tới mức độ bệnh lý khi, như ngày nay, 1 xã hội bị lây nhiễm bởi lời dối. Chính trị gia nói dối thường xuyên khi họ mở miệng của mình. 1 hệ thống giáo dục suy đồi dạy lời dối về các chủ đề từ khoa học, lịch sử, đạo đức, kinh tế và chính trị. Phương tiện truyền thông nói dối về sự kiện thế giới. Trong khi tập đoàn nói dối ta về giá trị, hoặc sự an toàn của sản phẩm họ. Không thiếu những lời nói dối lan tràn khắp xã hội, con đường hiện đại của tuân thủ dẫn tới các lối đi sai lầm. Nó khuyến khích ta tiến vào nợ nần để mua những thứ mình không cần, tiêu thụ đồ ăn không lành mạnh, tuân thủ người có quyền, dùng các loại dược phẩm gây hại nhiều hơn lợi, tránh xa đam mê mình để theo đuổi tiền bạc hoặc địa vị xã hội, và nếu ta có cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm, cách tuân thủ đó là đánh lạc hướng bản thân bằng màn hình, hoặc làm bản thân tê liệt bằng thuốc hướng thần.
“Mọi thứ đều ổn thỏa miễn là bạn chạy theo tuân thủ. Nhưng bạn, 1 người trung thực ở các chi tiết khác, biết rằng ở đâu đó có tồn tại 1 người với sự trung thực cũng đạt tới mức độ này, rằng anh ta sẽ không quỳ trước vị thần giả tạo, vào cái ngày khi bạn gặp anh ta, bạn sẽ chìm trong lớp hàng giả…Nếu bạn nhận lời dối, bạn sẽ phải lấy hết mọi thứ thuộc về nó.” (Ralph Waldo Emerson, Religion)
Thành người bất tuân ở thế giới hiện đại chính là từ bỏ lời dối định hình xã hội và từ bỏ bản thân bị định hình bởi các lời dối đó. Hành động từ bỏ này mở đường cho sự chuyển hóa bản thân, hay như Emerson viết: “Người từ bỏ chính mình, sẽ đến với chính mình.” (Ralph Waldo Emerson, Lecture to Divinity Students). Khi ta từ bỏ thói quen tuân thủ và dừng theo đuổi lý tưởng của nó, ta dọn đường cho sự xuất hiện của 1 trạng thái tồn tại đích thực hơn. Ta cởi bỏ mặt nạ tuân thủ giả tạo và cho phép tính cách cá nhân tỏa sáng. Nhưng sự từ bỏ của ta không nên giới hạn ở từ bỏ bản thân, ta cũng nên từ bỏ sự sát nhập với các tổ chức và thể chế bị thâm nhập bởi lời dối của xã hội mình. Theo Emerson, 1 người bất tuân phải đứng dưới ngọn cờ của bản thân anh hay cô ta, không phải của người khác:
“Chỉ khi 1 người từ bỏ mọi sự hỗ trợ bên ngoài, và đứng 1 mình, thì tôi mới thấy anh ta mạnh mẽ và chiếm ưu thế. Anh ta yếu hơn bởi mỗi lần chiêu mộ vào ngọn cờ của mình.” (Ralph Waldo Emerson, Self-Reliance)
Đi cùng với hành động từ bỏ, người bất tuân phải thiết lập phương hướng mới trong đời bởi việc chỉ chối từ con đường tuân thủ mà không thay thế nó bằng điều gì mới sẽ khiến ta rơi vào hố sâu tuyệt vọng vô mục đích và vô nghĩa. Ta cần các hoạt động mới để giữ mình bận rộn, thói quen mới để giữ cuộc đời ta có cấu trúc, và mục tiêu mới để cho ta phương hướng. Trong quá trình định hướng lại cuộc đời, ta nên làm việc với những gì thiên nhiên ban tặng, bởi bằng cách trau dồi sức mạnh và tài năng và điều chỉnh cuộc đời quay quanh hoạt động mình thích, ta sẽ giải phóng sức mạnh và mở đường cho cuộc đời vĩ đại, hay như Emerson viết:
“Có 1 thời điểm nào đó ở quá trình giáo dục của mỗi người khi mà anh ta đạt được niềm tin rằng mặc dù vũ trụ rộng lớn chứa đầy điều tốt, không hạt ngô bổ dưỡng nào có thể đến với anh nếu không có sự lao động cần cù dành cho mảnh đất được đưa cho anh để canh tác. Sức mạnh ngự trị trong anh có bản chất mới mẻ, và không ai trừ anh biết điều mình có thể làm, anh ta cũng không biết cho đến khi đã thử.” (Ralph Waldo Emerson, Self-Reliance)
Nếu tuân thủ dẫn ta lạc lối và ta không biết sự thật nằm đâu hoặc mảnh đất mà ta muốn canh tác bao gồm gì, dành thời gian một mình có thể giúp khắc phục sự rối lẫn này. Thoát khỏi tiếng ồn ào và xao lãng của những tâm trí khác, cô độc có thể giúp ta hiểu được con người mình và điều ta muốn từ cuộc đời. Emerson viết, có những giọng nói “mà ta nghe trong cô độc, [rằng] trở nên mờ nhạt và không thể nghe thấy khi ta tiến vào thế giới.” (Ralph Waldo Emerson, Self-Reliance). Tuy nhiên, Emerson, trong khi coi trọng sự cô độc, không tin rằng người bất tuân nên xa lánh xã hội. Ta phải học cách sống hòa hợp với người khác mà không cần nhu cầu thừa mứa để đạt được sự công nhận hoặc bắt chước con đường sai trái của họ. Hay như Emerson nói:
“Sự cô độc không thể thực hiện được, và xã hội là cái không thể tránh khỏi. Ta phải giữ cái đầu ở 1 bên và đôi bàn tay ở bên kia. Điều kiện sẽ được đáp ứng nếu ta duy trì tính độc lập nhưng không mất đi lòng thông cảm.” (Ralph Waldo Emerson, Self-Reliance)
Nhiều người nhận ra sự bệnh tật của xã hội hiện đại, nhưng ít người chọn con đường bất tuân giống như phương tiện trốn thoát. 1 lý do cho điều này là nỗi sợ, và đặc biệt là nỗi sợ bị chế nhạo và từ chối. Người bất tuân phải vượt qua nỗi sợ này, hoặc ít nhất học được rằng hành động có tính xây dựng, bất tuân có thể thực hiện kể cả khi bị nuốt chửng bởi sợ hãi:
“Điều tôi phải làm là tất cả những gì khiến tôi bận tâm, không phải cái mọi người nghĩ. Quy luật này…có thể phục vụ cho toàn bộ sự phân định giữa vĩ đại và hèn hạ…Thật dễ dàng để sống trên đời theo ý kiến thế gian; thật dễ để sống theo bản thân mình trong cô độc; nhưng người vĩ đại là kẻ ở giữa đám đông giữ được sự tự lập cô độc ngọt ngào hoàn hảo.” (Ralph Waldo Emerson, Self-Reliance)
Khi học cách đương đầu với sự chế nhạo và từ chối, sẽ hữu ích khi có thể nhận ra giá trị mang tính xây dựng từ trải nghiệm này. Nó không chỉ cho ta cơ hội trau dồi lòng gan dạ để hành động khi đối mặt với nỗi sợ, mà hơn nữa, những ai đối xử khinh miệt với ta đôi khi hé lộ sự thật về tính cách mà những người quan tâm tới ta quá rụt rè để chỉ ra. Nhưng kể cả nếu sự chế nhạo không mang tính xây dựng, kể cả khi nó dựa trên sự ghen tỵ hoặc nói dối, ta có thể dùng sự phản đối của người khác như nhiên liệu động lực thúc đẩy ta tới các tầm cao hơn, và như Emerson viết:
“Người thân mến ta là người yêu thương ta, khoảnh khắc ngắn ngủi ta dành với họ là sự đền bù cho rất nhiều nỗi sầu khổ; họ mở rộng cuộc đời ta; nhưng người thân mến hơn là kẻ chối từ ta vì không xứng đáng, bởi họ thêm vào 1 cuộc đời khác: họ xây dựng trước ta thiên đàng mà mình chưa mơ tới, và theo đó cung cấp ta những sức mạnh mới mẻ từ nơi sâu kín của tinh thần, và giục ta tới các màn biểu diễn mới mẻ và chưa ai thử.” (Ralph Waldo Emerson, New England Reformers)
Nếu ta học cách chinh phục nỗi sợ chế nhạo và từ chối, ta sẽ sở hữu kỹ năng cốt yếu trong nghệ thuật bất tuân. Nhưng có rào cản khác ngăn nhiều người đến con đường bất tuân và đó là sự lười biếng. Trau dồi con đường băng qua cuộc đời đòi hỏi sự chăm chỉ, kỷ luật và hành động kiên trì không ngừng. Bởi người bất tuân của Emerson không thụ động, anh ta là tác nhân chủ động thay đổi thế giới. 1 khi người bất tuân lựa chọn mục tiêu có giá trị, anh ta sẽ bám sát nó và không bị chệch hướng chỉ vì nhiều người tuân thủ bất đồng con đường của mình, hay như Emerson viết:
“Mọi người đều có những động lực lan man, thích hợp và bắt đầu bằng hào phóng. Nhưng khi bạn đã chọn phần của mình, hãy tuân theo nó và đừng cố tự cam chịu đầy yếu đuối với thế giới.” (Ralph Waldo Emerson, Heroism)
Hoặc như ông viết ở đâu đó:
“Nếu bạn phục vụ em mình vì việc phục vụ nó xứng đáng với bạn, vậy thì đừng nuối tiếc khi bạn thấy rằng người khôn ngoan không giới thiệu bạn. Tuân theo hành động bản thân, và tự chúc mừng nếu bạn đã làm gì đó lạ kỳ và vô lý và phá vỡ tính đơn điệu của thời đại lịch thiệp. Đó là lời chỉ bảo cao cả mà tôi từng nghe được đưa cho người trẻ – “Hãy luôn làm cái mình sợ làm.” (Ralph Waldo Emerson, Heroism)
Đi theo con đường bất tuân sẽ giúp ta khỏe mạnh, hạnh phúc và mạnh mẽ hơn, nhưng nó cũng sẽ biến ta thành thế lực tốt đẹp trên thế giới. Bởi trạng thái nội tâm của con người mình thể hiện sự kiện của thế giới bên ngoài, hay như Emerson nói: “1 người sẽ thấy tính cách mình thể hiện ở các sự kiện dường như đáp ứng[anh ta], nhưng nó tách ra và đi theo anh.” (Ralph Waldo Emerson, The Conduct of Life) Người tuân thủ, khi sống theo lời dối, đang thể hiện 1 xã hội bệnh tật. Người bất tuân, khi tự điều chỉnh với sự thật của bản chất nội tâm và sự thật thế giới, sẽ thể hiện các sự kiện đóng vai trò như liều thuốc giải cho thế giới điên loạn.
“Khi nghĩ về ngày mai sẽ có sức mạnh để vực dậy…mọi tín ngưỡng…của quốc gia, và đưa ngươi đến thiên đàng mà không giấc mơ thiên anh hùng ca nào không thể miêu tả. Mỗi người không hẳn là công nhân trên thế giới cho lắm bởi anh là sự gợi ý của cái mình nên là. Con người bước đi như lời tiên tri của thời đại tiếp theo.” (Ralph Waldo Emerson, Circles)