“Giống như thực vật, con người cũng phát triển, một số là trong ánh sáng, số khác trong bóng tối. Có nhiều người cần bóng tối chứ không phải ánh sáng.” (Carl Jung, The Red Book)
Không ai trong số ta tốt đẹp như mình muốn nghĩ. Ta sở hữu các ham muốn thú tính cho tình dục và quyền lực. Ta có khía cạnh tàn bạo và hung hăng có thể gây hại rất lớn tới người khác, và ta thường phủ nhận khuyết sót và điểm yếu của mình. Nhưng cái ta phủ nhận không biến mất, nó chìm vào vô thức và tập hợp thành cái Carl Jung gọi là Shadow. Ở Video này, ta sẽ khám phá cách đối diện Shadow, và liên hợp các yếu tố của nó vào nhân cách là phương tiện để tái sinh cuộc đời và chữa lành thế giới bị chia rẽ như nào.
“Chỉ có người vượt qua được đêm tối này mới có thể hy vọng đạt được bất kỳ tiến triển nào hơn nữa.” (Carl Jung, Yoga and the West)
Để gây ra Shadow, 1 vật thể phải cản trở con đường của ánh sáng. Vật thể gây ra Shadow của tâm lý ta là Persona. Persona là từ Latin có nghĩa là mặt nạ đeo bởi diễn viên. Ở tâm lý học trường phái Jung, Persona đại diện cho mặt nạ ẩn dụ ta đeo ở thế giới xã hội. Nó là tập hợp các đặc điểm tính cách mà ta muốn người khác tin là định hình bản thân, hoặc như Jung viết, Persona là:
“…1 kiểu mặt nạ, một mặt được thiết kể để tạo ấn tượng rõ ràng với người khác, và mặt còn lại là để che giấu bản chất thực của cá nhân.” (Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology)
Việc xây dựng Persona bắt đầu từ rất sớm khi ta biết được các yếu tố tính cách nào nhận được sự chấp thuận từ các thành viên gia đình, bạn bè và xã hội nói chung, và cái nào bị từ chối. Cái thứ nhất thì ta liên hợp vào Persona, cái thứ hai thì ta giấu sau mặt nạ này. Tuy nhiên, qua thời gian, để không cảm thấy giống như kẻ lừa đảo, hầu hết chúng ta đồng nhất với Persona và trong quá trình, giấu đi các đặc điểm tính cách không mong muốn không chỉ khỏi người khác, mà còn cả bản thân ta. Các đặc điểm tính cách này bị kìm nén và tập hợp ở vô thức để tạo ra Shadow.
“[Shadow là] phần thấp kém của tính cách; tổng của tất cả…các yếu tố tâm linh mà vì không tương thích với thái độ đã chọn có ý thức [của Persona], bị từ chối thể hiện ở cuộc đời và theo đó hợp lại thành “nhân cách rời rạc” tự chủ với khuynh hướng đối nghịch trong vô thức.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections)
Phần nội dung bị kìm nén của Shadow không nằm im lìm trong vô thức, không bao giờ được nghe lại nữa. Đúng hơn, nó vận hành theo hướng tự chủ đằng sau ánh đèn sân khấu của hữu thức. 1 cách mà Shadow tự thể hiện đó là thông qua phóng chiếu, trong đó ta nhận thấy ở những cá nhân, nhóm, quốc gia, chủng tộc hoặc đảng phái chính trị các lỗi lầm, điểm yếu và ác quỷ ngự trị bên trong bản thân. Hay như Jung nói:
“Ta vẫn quy cho những người khác mọi đặc tính quỷ ác và thấp kém mà mình không muốn tự bản thân nhận ra, và do đó phải chỉ trích và tấn công anh ta, khi tất cả những gì đã xảy ra đó là 1 “linh hồn” thấp kém đã đổi từ người này sang người khác. Thế giới vẫn còn đầy…con dê tế thần, giống như trước kia nó tràn ngập phù thủy và người sói.” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Các yếu tố của Shadow cũng thể hiện ở cuộc sống hàng ngày bằng cách ảnh hưởng tâm trạng và hành vi. Bởi các đặc điểm tính cách, bản năng và ham muốn ta kìm nén sẽ mưng mủ trong vô thức, tạo ra tình trạng căng thẳng giữa tính cách ý thức và tính cách rời rạc tự chủ của Shadow. Ở các thời điểm căng thẳng, hoặc xung đột, khi hữu thức không thể giữ cánh cửa vô thức đóng lại, Shadow sẽ tự ló diện, và thường là với các hệ quả tai hại.
“Có những bệnh nhân khoe khoang rằng với họ thì mặt Shadow không tồn tại; họ bảo đảm rằng mình không có xung đột, nhưng họ không thấy những thứ không rõ nguồn gốc khác cản trở con đường của mình – tâm trạng cuồng loạn, thủ đoạn nham hiểm họ dùng lên bản thân và hàng xóm, [chứng viêm] lo âu của dạ dày, đau khắp chỗ, khó chịu không vì lý do nào, và 1 loạt các triệu chứng thần kinh khác.” (Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology)
Thay vì phủ nhận Shadow, ta sẽ tốt rất hơn nhiều bằng cách soi sáng mặt tối tính cách này. Đối diện với Shadow khởi đầu bằng cách chấp nhận sự tồn tại của nó và nhận ra rằng tính cách ta miêu tả với thế giới, và ý niệm hữu thức về bản thân, không đại diện cho tổng thể con người ta. Một khi được chấp nhận, tự phản ánh và phê bình bản thân một cách trung thực có thể hé lộ vài đặc tính ta đang che giấu. Jung giải thích, cái tốt và xấu
“…chắc chắn sẽ đưa tới ánh sáng trong [ta], nếu [ta] muốn – bởi [ta] nên – sống mà không tự lừa dối hoặc ảo tưởng về bản thân.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections)
Nhưng không phải nội dung nào của Shadow đều có thể đối diện bằng cách hướng vào bên trong bởi vài yếu tố tính cách đã bị đẩy quá xa vào chiều sâu vô thức. Để tìm ra các yếu tố này, ta có thể dùng vài chiến thuật khác nhau: Đầu tiên, ta nên để ý bất kỳ đặc tính nào ở người khác gây ra phản ứng cảm xúc đặc biệt mạnh mẽ, bởi nó là dấu hiệu cho thấy đặc tính tương tự nằm ở trong ta. 1 chiến thuật khác là nhìn vào Shadow của người gần gũi với mình – 1 công việc thường dễ dàng hơn là nhìn vào bản thân. Bởi dù vài khía cạnh của Shadow là cá nhân, phần nhiều những gì đọng lại ở đó bị ảnh hưởng bởi khuynh hướng xã hội và văn hóa và do đó được chia sẻ trong số các thành viên của xã hội. 1 đặc điểm tính cách ta từ chối có khả năng đã bị từ chối bởi anh chị em hoặc bạn thân. Nếu ta có thể tìm hiểu về Shadow của họ, manh mối về bản thân ta sẽ được tiết lộ.
“…Tôi đi đến kết luận rằng điều cá nhân nhất về con người rõ ràng là hữu thức của anh ta, nhưng Shadow…thì ít được cá nhân hóa hơn nhiều, lý do là vì 1 người khác biệt so với bạn bè anh ta bởi phẩm hạnh nhiều hơn là đặc tính tiêu cực của anh ta.” (Carl Jung, Fundamental Questions of Psychotherapy)
1 trong nhiều lợi ích của việc hiểu biết tốt hơn về mặt tối đó là nó tạo nên sự tương phản cho phép điều tốt đẹp trong tính cách xuất hiện nổi bật hơn. Hay như Jung viết, khi ta đối mặt với Shadow, ta đột nhiên
“…nhìn thấy 2 mặt. [Ta] không chỉ nhận thức được sự thấp kém đạo đức của [mình], mà còn tự động nhận thức đặc tính tốt. [Ta] nói 1 cách đúng đắn rằng, “Tôi không thể tệ tới mức đó được.” Đối chất 1 người với Shadow chính là cho anh thấy ánh sáng của riêng mình.” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Đối diện Shadow cũng làm giảm khả năng các khuyết sót và điểm yếu phá hủy cuộc đời ta. Nhận thức về vấn đề tức giận, ích kỷ, tham lam hoặc hung hăng, hoặc sự ám ảnh hoặc cưỡng chế, ban ta cơ hội để kiểm soát nó chút ít. Ta có thể phấn đấu vượt qua khuyết sót, hoặc ít nhất tối thiểu thiệt hại tiềm tàng của nó, bởi như Jung giải thích:
“Nhà trị liệu học biết rằng các thế lực vô thức nguy hiểm nhất định có thể trở nên vô hại, hoặc ít nhất được kiểm soát nếu chúng được ý thức, tức là nếu bệnh nhân có thể đồng hóa và liên hợp nó với tính cách.” (Carl Jung, Collected Works Volume 18)
Ở trong Shadow, ta cũng khám phá các động lực bản năng cho tính hung hăng, quyền lực và tình dục chứa đựng năng lượng to lớn. Khi nhận thức các động lực này, và chế ngự nó – tức là để chúng phục vụ các đích đến cao hơn – các động lực này có thể hỗ trợ, thúc đẩy ta tiếp nhận các rủi ro cần thiết cho cuộc đời đủ đầy, và thậm chí là thúc đẩy sự sáng tạo của mình.
“…chỉ có ở bên dưới cùng thì ta mới có thể tìm thấy nguồn sống bừng cháy…” (Carl Jung, Psychology and Alchemy)
Shadow không chỉ chứa đựng các bản năng thú tính, khuyết sót và điểm yếu. Nó còn là nơi của những điểm mạnh trong tính cách mà ta kìm nén do sự giáo dục tồi tệ hoặc thích ứng với xã hội bệnh tật. Ví dụ, vài người phủ nhận trí thông minh, sáng tạo, sự kiên quyết hoặc khả năng hành động bất chấp hình tượng nhà cầm quyền đồi bại:
“…Jung viết, [Shadow] “không chỉ chứa đựng các khuynh hướng đáng quở trách về mặt đạo đức, mà còn thể hiện các đặc tính tốt, như là bản năng bình thường, phản ứng phù hợp, góc nhìn sâu sắc thực tế, động lực sáng tạo, vân vân…Shadow ở một mặt thì là khuyết điểm đáng tiếc và đáng quở trách, mặt khác là bản năng lành mạnh và là điều kiện tiên quyết để có nhận thức cao hơn.” (Carl Jung, Aion)
Khai thác mặt tích cực của Shadow đòi hỏi nhiều hơn là chỉ quan sát điều ngự trị ở những chiều sâu của nó. Ta nên liên hợp một cách ý thức những yếu tố của Shadow vào tính cách và cho phép nó biểu hiện ở cuộc sống hàng ngày, hay như học trò tiêu biểu của Jung mang tên Erich Neumann viết:
“Thừa nhận và chấp nhận Shadow hàm ý nhiều hơn là chỉ sẵn lòng nhìn vào người anh em đen tối của mình – và sau đó trả lại anh ta trạng thái kìm nén, nơi anh mòn mỏi đợi chờ như tù nhân trong nhà giam. Nó đòi hỏi việc ban cho anh ta quyền tự do chia sẻ trong cuộc đời mình.”
Kết nối lại với mặt tích cực của Shadow, giảm thiểu tác động của mặt tiêu cực, và liên hợp nó vào ý niệm hữu thức về bản thân, tạo ra 1 tính cách hướng về lý tưởng trọn vẹn – điều Jung tin là định nghĩa sự khỏe mạnh về mặt tâm lý. Khi ta tiếp cận trạng thái toàn vẹn, ta trở nên hấp dẫn hơn với người khác. Bởi con người sở hữu bản năng nghi ngờ những ai có vẻ quá tốt bụng và đồng nhất quá nhiều với Persona. Ta biết rằng ở dưới lớp Persona tươi sáng, có Shadow đen tối và nguy hiểm rình rập. Hấp dẫn hơn nữa là 1 tính cách hoàn chỉnh, người toàn vẹn, không chỉ biết về điểm mạnh, phẩm hạnh và tiềm năng cho điều tốt mà còn cả khuyết điểm, sai lầm và tiềm năng cho điều ác. Hoặc như Jung viết:
“…Shadow thuộc về tính toàn vẹn của nhân cách: người mạnh mẽ phải yếu đuối ở đâu đó, người thông minh phải ngu dốt ở đâu đó, nếu không thì anh ta sẽ quá tốt để thành sự thật và lệ thuộc vào điệu bộ giả tạo và lời bịp bợm. Chẳng phải việc người phụ nữ yêu điểm yếu của người đàn ông mạnh mẽ hơn là sức mạnh của anh ta, và sự ngu dốt của người thông minh hơn là tính thông minh của anh ta là chân lý xưa cũ sao? Tình yêu của cô ta muốn người toàn vẹn…” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Những ai tiếp nhận thử thách đối mặt Shadow cũng sẽ giúp chữa lành thế giới bị chia rẽ. Bởi khi ta đối diện Shadow, ta rút lại sự phóng chiếu của mình, và ta dừng tham gia vào cuộc đổ lỗi lan tràn cho các đối thủ chính trị hoặc thành viên của chủng tộc, tôn giáo, dân tộc hoặc giới tính khác:
“Nếu ta hình dung ai đó đủ dũng cảm để rút lại mọi sự phóng chiếu này,” Jung viết “vậy thì ta đã có 1 cá nhân nhận thức về Shadow khá dày đặc của mình. 1 người như thế đã tự gánh chịu các vấn đề và xung đột mới. Anh trở thành vấn đề nghiêm trọng tới bản thân bởi bây giờ, anh không thể nói rằng họ làm cái này hay cái kia, họ sai, và họ phải đấu tranh chống lại.” (Carl Jung, Psychology and Religion: West and East)
Quá nhiều người nhìn thấy mọi vấn đề trong xã hội, và mọi vấn đề của người khác, nhưng không thể nhận ra vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều nằm trong bản thân mình. Họ không thể thấy mình là 1 tính cách bị chia làm 2 và cho đến khi họ đối diện mặt Shadow, họ sẽ chỉ phóng đại tính thù địch và chia rẽ của thế giới hiện đại.
“…[người đối mặt Shadow của mình] biết rằng bất kỳ điều gì sai trái trên thế giới này đều nằm ở bản thân anh, và nếu anh chỉ học cách đương đầu với Shadow của mình thì anh đã làm điều gì đó thực sự cho thế giới. Anh thành công ở khoản ít nhất gánh vác 1 phần rất nhỏ của các vấn đề xã hội khổng lồ, chưa được giải quyết của thời đại ta…Làm sao ai đó có thể nhìn thẳng khi anh ta thậm chí không thấy chính mình và bóng tối anh vô thức mang theo cùng trong mọi sự giao thiệp của mình?” (Carl Jung, Psychology and Religion: West and East)