“Ta cũng sống trong giấc mơ, ta không chỉ sống theo ngày, Đôi khi ta đạt được chiến công vĩ đại nhất trong giấc mơ.” (Carl Jung, The Red Book)
Liệu giấc mơ là sản phẩm của hoạt động não ngẫu nhiên, hay tác dụng phụ của việc tâm trí củng cố ký ức? Có phải chúng, như Sigmund Freud đề xuất, là biểu hiện của mong ước và ham muốn bị kìm nén? Hoặc có gì đó phong phú và ý nghĩa hơn cho giấc mơ thoát khỏi sự chú ý của nhiều người ở thời hiện đại? Carl Jung tin rằng là có, và ở Video này, ta sẽ khám phá tại sao giấc mơ có tầm quan trọng sống còn với sức khỏe tinh thần và thể chất và nghệ thuật diễn giải giấc mơ có thể tái sinh cuộc đời ta như nào.
“Chỉ ở thời hiện đại mà giấc mơ, sản phẩm tưởng chừng phù du và tầm thường này của Psyche, đã gặp phải sự khinh miệt sâu sắc như vậy. Trước đây nó được coi là vật báo hiệu số phận, điềm báo và người an ủi, sứ giả của các vị thần. Giờ đây, ta coi nó như sứ giả của vô thức với nhiệm vụ là hé lộ bí mật bị ẩn giấu khỏi hữu thức, và nó thực hiện điều này bằng tính trọn vẹn đáng kinh ngạc.” (Carl Jung, Two Essays on Analytical Psychology)
Diễn giải giấc mơ là phần không thể thiếu trong phương pháp trị liệu của Jung. Theo ước tính của bản thân, ông đã phân tích không dưới 80,000 giấc mơ. Trong cuốn Seminar on Dreams, Jung tuyên bố rằng “giấc mơ là các thông điệp gửi đến từ vô thức.” Và do đó, để nắm bắt tầm quan trọng của giấc mơ, ta phải hiểu cách Jung quan niệm về Psyche vô thức như nào. Ở bài giảng vào năm 1934, Jung viết rằng “Cứ như thể hữu thức ta là…con tàu trên đại dương rộng lớn của vô thức.” (Carl Jung, ETH Zurich) Số phận con tàu 1 phần được quyết định bởi hoạt động của biển và cũng như thế, cuộc đời ta bị ảnh hưởng rất nhiều bởi vô thức. Hơn nữa, cũng như biển chứa tài nguyên, kho báu và nguy hiểm không dễ dàng nhìn thấy từ mặt đất, tiềm năng cho cái thiện và ác cũng ẩn giấu trong vực thẳm vô thức. Theo Jung, sự phát triển tâm lý được tạo điều kiện bằng cách mang các nội dung vô thức ra ngoài ánh sáng hữu thức, bởi điều này làm phong phú tính cách hữu thức, gia tăng tri thức và thúc đẩy sự toàn vẹn tâm lý của ta. “Một người không thể thông tuệ chỉ bằng việc tưởng tượng về ánh sáng, mà đúng hơn là ý thức được phần đen tối” (Carl Jung, Alchemical Studies) Hơn bất kỳ hiện tượng nào khác, giấc mơ có thể thúc đẩy quá trình này bởi nó đóng vai trò như cửa sổ tới vô thức, hay như Jung giải thích:
“…giấc mơ là sự tự họa tự phát ở dạng biểu tượng của tình huống thật trong vô thức…Giấc mơ đặc biệt là sự bày tỏ của vô thức.” (Carl Jung, Structure and Dynamics of the Psyche)
Chú ý tới giấc mơ, và ở đó, ý thức về vô thức nhiều hơn, mang lại nhiều lợi ích. 1 trong số đó là giấc mơ chứa góc nhìn sâu sắc mà ở cuộc đời tỉnh giấc ta không thể hoặc không sẵn lòng nhìn thấy.
“Khi ta ngủ, linh hồn được hoàn toàn thắp sáng bởi nhiều con mắt; bằng chúng, ta có thể nhìn thấy mọi thứ mình không thể thấy ở ban ngày.” (Aeschylus)
Trực giác hoặc linh cảm không được xử lý 1 cách ý thức, các linh cảm tinh tế về tính cách thực của người khác, cũng như điểm mù và sự tự dối đang cản trở quá trình phát triển của ta – tất cả đều là ví dụ của góc quan sâu sắc mà vô thức có thể tiết lộ trong mơ. Khả năng phơi bày kiến thức của giấc mơ mà ý thức khi tỉnh giấc không có được là lý do tại sao xuyên suốt lịch sử, theo lời Jung, “giấc mơ được xem là nhà tiên tri nói lên sự thật.” Hay như Jung giải thích chi tiết hơn:
“Vô thức là sinh vật bóng tối bên trong lắng nghe những gì đôi tai ý thức của ta không nghe thấy, và thấy điều đôi mắt ý thức của ta không nhận thấy…Ta chỉ bắt đầu nhận thức về sự nghe không được nghe tới này, sự thấy không được thấy, khi vô thức gửi ta các hình ảnh đã bị lãng quên trong giấc mơ.” (Carl Jung, ETH Zurich 1933-41)
Như 1 cửa sổ vào vô thức, giấc mơ cũng cho ta thông tin về sức khỏe hoặc bệnh tật của cơ thể. Bởi giấc mơ có mối liên kết mật thiết với sinh học cơ thể và liên quan tới việc điều chỉnh chức năng nội tạng. Do đó, nó có khả năng xác định các bất thường tinh vi ở cơ thể, và không có gì lạ khi vô thức phơi bày các bất thường này trong giấc mơ, rất lâu trước khi bất kỳ triệu chứng công khai nào xuất hiện. Hay như nhà tâm lý học phân tích trường phái Jung tên James Hall giải thích:
“Đưa ra các chẩn đoán cơ bản từ vật liệu giấc mơ không phải vấn đề dễ dàng, dù có nhiều ví dụ nổi bật về các tiên đoán như vậy: giấc mơ về “sự nổ bùng” nội tâm có trước sự nứt vỡ của chứng phình động mạch chủ, sự xuất hiện của các nhân vật trong mơ bị bệnh túi mật có trước khi người mơ nghi ngờ mình mắc căn bệnh đó, vân vân.” (James Hall, Jungian Dream Interpretation)
Giấc mơ cũng có thể cảnh báo ta về kiểu tương lai có thể xuất hiện nếu ta tiếp tục theo con đường sai lầm.
“Giấc mơ chuẩn bị, thông báo hoặc cảnh báo về tình huống cụ thể, thường là rất lâu trước khi nó thực sự xảy ra.” Jung viết, ‘Điều này không nhất thiết là phép lạ hay sự báo trước. Hầu hết khủng hoảng hoặc tình huống nguy hiểm có thời gian ủ bệnh dài, chỉ hữu thức là không nhận ra nó. Giấc mơ có thể phản bội bí mật.” (Carl Jung, The Symbolic Life)
Jung đưa ra ví dụ về giấc mơ thuộc kiểu này. Đồng nghiệp của Jung, 1 nhà leo núi nghiệp dư, kể với Jung về giấc mơ sau đây: Anh ấy đang leo ngọn núi, và anh leo càng cao, anh càng cảm thấy tốt hơn. Khi anh tới đỉnh núi, anh muốn tiếp tục leo và do đó anh đã rơi xuống đỉnh núi trong không khí loãng, và anh đột ngột tỉnh dậy.
Bằng trực giác, Jung cảm thấy giấc mơ này là lời cảnh báo từ vô thức. Ông cầu khẩn đồng nghiệp mình hãy đề phòng thêm nữa các cuộc leo núi tương lai hoặc hoàn toàn tránh leo núi. Nhưng người đàn ông không để ý tới lời khuyên. 3 tháng sau, người đàn ông leo núi, và theo lời Jung:
“Một hướng dẫn viên đứng bên dưới thấy anh bước ra khỏi không khí đúng nghĩa đen trong khi rơi xuống mặt đá. Anh ngã trên mặt người bạn mình, người chờ đợi ở phía dưới, và cả 2 tan thành từng mảnh ở phía dưới cùng.” (Carl Jung, Practice of Psychotherapy)
Giấc mơ cũng đóng vai trò quan trọng ở quá trình sáng tạo. Ta biết được từ lịch sử của triết học, khoa học, nghệ thuật và văn học rằng nhiều phát minh và khám phá vĩ đại được lấy cảm hứng từ giấc mơ. 1 giấc mơ thông báo nhà hóa học người Nga tên Dmitry Mendeleyev về thứ tự chính xác của các nguyên tố dựa trên khối lượng nguyên tử. August Kekule được cho thấy cấu trúc vòng Benzen trong giấc mơ. Chủ đề cơ bản của tiểu thuyết Dr. Jekyll and Mr. Hyde của Robert Louis Stevenson đến với ông trong giấc mơ. Trong khi Carl Jung tuyên bố rằng mọi ý tưởng vĩ đại nhất của mình đều được thai nghén trong giấc mơ:
“Sau cùng, sự kiện duy nhất trong đời tôi đáng để kể là…trải nghiệm nội tâm, trong đó tôi bao gồm giấc mơ và tầm nhìn của mình. Chúng tạo nên vật liệu quan trọng nhất cho công trình khoa học của tôi. Nó là macma rực lửa mà từ đó hòn đá được tạo ra đã kết tinh lại.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections)
Giấc mơ cũng có khả năng giải thoát ta khỏi thế giới quan quá gò bó và khỏi cuộc đời hàng ngày quá trần tục. Giấc mơ làm được điều này đôi khi còn gọi là “giấc mơ to lớn”. Giấc mơ to lớn là giấc mơ cực kỳ ý nghĩa thường được ghi nhớ cả đời, và thậm chí có vài giấc mơ được minh chứng là nằm trong số trải nghiệm quý giá nhất cuộc đời. Nó là giấc mơ sở hữu tầm quan trọng tôn giáo hoặc tâm linh, cung cấp góc nhìn sâu sắc về câu hỏi vĩnh cửu của cuộc đời, và thậm chí thay đổi cách ta nhìn nhận bản thân và thế giới. Nói về bản chất của giấc mơ to lớn, nhà tâm lý học Thụy Sĩ tên Marie-Louise von Franz viết:
“Thỉnh thoảng, 1 người có giấc mơ quá xa vời với cuộc đời, quá thiêng liêng (từ yêu thích của Jung dành cho trải nghiệm cảm động mãnh liệt), và quá lạ và thần bí tới mức nó có vẻ không thuộc về người mơ. Nó như 1 sự viếng thăm từ thế giới khác, mà thực ra nó là thế giới ngầm của vô thức. Ở thời cổ đại, và thậm chí là với vài người ngày nay, giấc mơ như vậy được coi là thông điệp từ các vị thần hoặc hình tượng tổ tiên. Các giấc mơ này được gọi là giấc mơ “to lớn” bởi Jung.” (Marie-Louise von Franz, Dreams)
Jung thuật lại giấc mơ to lớn đặc biệt ấn tượng mà ông trải qua vào năm 1944, chỉ ngay khi chịu đựng cơn đau tim gần như giết chết mình. Jung mơ thấy mình đi dạo trong miền hoang dã và tình cờ gặp được căn nhà nguyện cũ. Khi ông tiến vào trong, ông thấy 1 người hành giả ngồi ở tư thế hoa sen, thiền sâu. Jung tiếp tục:
“Khi tôi nhìn kỹ lại ông ta hơn, tôi nhận ra ông ấy mang khuôn mặt của mình. Tôi nhìn chằm chằm trong sự sợ hãi sâu sắc, và thức dậy với suy nghĩ: ‘Aha, thì ra ông ta là người thiền định cho tôi. Ông ta có giấc mơ và tôi là giấc mơ đó.’ Tôi biết rằng khi ông ấy thức dậy, tôi sẽ không còn như thế nữa.” (Carl Jung, Memories, Dreams, Reflections)
Các giấc mơ to lớn thì hiếm. Hầu hết mọi người không trải qua quá một số. Giấc mơ thường xuyên xuất hiện nhất trong giờ ngủ của ta là cái Jung gọi là giấc mơ bù đắp. Chức năng của nó là bù đắp, hoặc sửa chữa tính phiến diện, sai sót, lạc lối, hoặc các thiếu sót khác trong thái độ ý thức của mình. Hữu thức càng không thể thích ứng với hiện thực, và ta càng né tránh công việc cuộc đời thì ta sẽ càng bị giấc mơ mang bản chất bù đắp ghé thăm.
“Khi ta chú ý tới giấc mơ, khuynh hướng tự điều chỉnh ở tâm hồn sẽ nhập cuộc làm đối trọng với tính phiến diện của ý thức và hoàn thiện nó để đạt được 1 kiểu toàn vẹn và điều kiện cuộc đời tốt nhất.” (Marie-Louise von Franz, Dreams)
Vài ví dụ sẽ giúp làm rõ bản chất của giấc mơ bù đắp. 1 người không hoàn thành nghĩa vụ làm cha sẽ mơ thấy con cái ghét mình để khiến anh nhận thức được là mình đang tránh né 1 trong các công việc quan trọng nhất của cuộc đời. Người phụ nữ quá đồng nhất với Persona, hoặc tính cách xã hội sẽ có giấc mơ gây ra tội ác hoặc tham gia vào hành vi vô đạo đức để cô ấy có thể thấy Shadow, mặt tối vô thức của tính cách, rằng cô cần liên hợp để phát triển 1 tính cách hoàn thiện hơn. Hoặc người đến tuổi trung niên nhưng vẫn lệ thuộc vào gia đình sẽ có giấc mơ mô tả anh là đứa trẻ bất lực, hoặc bị bóp nghẹt chết để anh bắt đầu nhận thức tình huống nguy hiểm mà sự thiếu tự lập của mình tạo nên.
“…chức năng bù đắp của giấc mơ đưa ra sự hỗ trợ đáng hoan nghênh. [Các giấc mơ bù đắp]…soi sáng hoàn cảnh bệnh nhân theo hướng có thể cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Nó mang cho anh ký ức, góc nhìn sâu sắc, trải nghiệm, đánh thức đặc tính tiềm ẩn của cá nhân, và hé lộ yếu tố vô thức trong mối quan hệ. Do đó hiếm khi xảy ra trường hợp mọi người thực hiện ước mơ của mình…vẫn không có được sự phong phú và rộng mở chân trời tinh thần của mình.”
Nhưng nếu giấc mơ là thông điệp quan trọng được gửi từ vô thức, tại sao chúng khó giải mã như vậy? Tại sao vô thức không thể hiện các thông điệp đó cho ta ở dạng dễ hiểu cho hữu thức? Trong khi hữu thức có khả năng lý trí và Logic, vô thức có bản chất phi lý – nó không hoạt động bởi quy luật Logic và nó liên lạc chủ yếu ở biểu tượng, không phải từ ngữ.
“Như cây sản sinh ra hoa, Psyche cũng tạo nên biểu tượng của nó. Mỗi giấc mơ là bằng chứng của quá trình này.” (Carl Jung, The Symbolic Life)
Sự thực rằng hữu thức và vô thức liên lạc ở các ngôn ngữ khác nhau lý giải tại sao giấc mơ lại bí ẩn. Thế nhưng chỉ vì ta không hoàn toàn hiểu rõ ý nghĩa của biểu tượng hiện diện trong giấc mơ không có nghĩa là nó không ảnh hưởng ta. Bởi cũng như truyện cổ tích, thần thoại, lời dạy tôn giáo và nghi lễ vượt qua lý trí những đã ảnh hưởng con người hàng ngàn năm, giấc mơ có thể ảnh hưởng phương hướng cuộc đời kể cả nếu ta không hoàn toàn hiểu nó.
“Giấc mơ mở đường cho cuộc đời, và nó quyết định ta mà không cần ta hiểu ngôn ngữ của nó.” (Carl Jung, The Red Book)
Hay như Jung giải thích đâu đó:
“Người ta thường phản đối rằng [giấc mơ] sẽ không hiệu quả trừ khi nó được hiểu rõ. Tuy nhiên, điều này không chắc chắn lắm bởi có nhiều thứ có thể hiệu quả mà không cần được hiểu. Nhưng không nghi ngờ gì khi ta có thể gia tăng đáng kể tác động của nó, và điều này thường cần thiết bởi giọng nói vô thức dễ dàng không được nghe thấy.” (Carl Jung, Structure and Dynamics of the Psyche)
Để hiểu giấc mơ và từ đó gia tăng tác động của nó, điều đầu tiên là ta nên có thói quen ghi lại giấc mơ của mình vào buổi sáng – bởi ký ức về giấc mơ nhanh chóng phai nhạt khi ta trải qua 1 ngày của mình. Khi ta gặp giấc mơ mà mình cảm thấy là đặc biệt quan trọng, ta có thể tham gia vào cái Jung gọi là khuếch đại giấc mơ. Khuếch đại giấc mơ đòi hỏi phản ánh giấc mơ và thêu dệt các ý tưởng, khái niệm và mối liên hệ quanh nó. Điều này có thể bao gồm nhớ lại ký ức mà ta nghĩ là liên quan tới giấc mơ, cho phép trực giác của ta tự do suy đoán về ý nghĩa của nó, hoặc nghĩ về việc liệu giấc mơ có liên quan tới nhiệm vụ mình chưa hoàn thành hoặc nếu nó là sự bù đắp cho thái độ hữu thức không thể thích ứng với các yêu cầu cuộc đời hay không. Khi diễn giải 1 giấc mơ to lớn, sự phóng đại được hỗ trợ bởi kiến thức về thần thoại và tôn giáo, bởi giấc mơ to lớn thường bao gồm các biểu tượng và mô típ lặp đi lặp lại được tìm thấy ở các tôn giáo và thần thoại xuyên văn hóa. Ta sẽ biết rằng mình đã tìm ra cách diễn giải giấc mơ chính xác khi, theo lời Jung.
“…sự diễn giải kêu “lách cách”; khi có cảm giác rằng nó hoàn toàn đánh trúng sự thật, 1 người biết rằng anh ta đi đúng hướng.” (Carl Jung, Seminar on Dreams)
Hay như von Franz giải thích chi tiết về phương pháp phóng đại giấc mơ của Jung:
“Jung không diễn giải giấc mơ bằng cách ngay lập tức hình thành ý tưởng rõ ràng về chúng; thay vào đó, ông mang chúng đi khắp nơi trong bản thân, có thể nói là sống cùng chúng trong nội tâm và đặt câu hỏi về chúng. Nếu ông bắt gặp thứ gì đó trong cuốn sách hoặc trải nghiệm bên ngoài gợi ông về hình ảnh giấc mơ, có thể nói là ông sẽ thêm nó vào hình ảnh đó để cấu trúc ý tưởng được phát triển cùng với mức phong phú gia tăng liên tục.” (Marie-Louise von Franz, Dreams)
Nếu ta để ý hơn tới giấc mơ và dành nhiều thời gian hơn để hiểu nó, ta sẽ sở hữu thuốc giải hiệu quả chống lại nhiều căn bệnh tập thể của thời đại ta. Bởi như trong phân tích của Jung, phần lớn thứ gây tai họa cho xã hội, cứ cho là mức độ tràn lan bệnh loạn thần, ảo tưởng tập thể, mức độ hèn nhát lan rộng trong dân số chung, cực kỳ nhạy cảm với tuyên truyền hoặc sự tuân thủ giống cừu trước hình tượng thẩm quyền mục nát. Con người hiện đại đã mất liên lạc với bản năng của mình, sự thật cơ bản về bản chất con người và với trí khôn lẽ thường đã có hàng triệu năm tuổi. Vì chính giấc mơ giúp tạo nên mối liên kết với nền tảng cổ xưa của con người chúng ta này, ta càng chú ý tới giấc mơ, ta càng sẽ tìm thấy sức mạnh nội tâm và trí khôn trực giác cần thiết để phát triển ở xã hội bệnh tật. Hay như Jung giải thích:
“Giấc mơ là sản phẩm khách quan, tự phát của Psyche vô thức, nằm ngoài sự kiểm soát của ý chí.” Jung giải thích. “Nó có bản chất thuần, nó cho ta thấy sự thật tự nhiên, không tô vẽ và do đó, không có thứ nào khác phù hợp, để trả lại ta thái độ phù hợp với bản chất nền tảng của con người khi ý thức đã đi quá xa khỏi nền tảng và tiến vào ngõ cụt.” (Carl Jung, Civilization in Transition)