Nghèo vật chất, nó chưa là gì đâu, nếu hiểu chữ nghèo loanh hoanh chỗ nghèo tiền tài, nghèo tình cảm, hay nghèo danh vọng hay sự công nhận thì cái nhận thức đó vẫn còn nghèo lắm, nghèo sức khoẻ, đáng lo hơn mấy cái trên, vì không có sức khoẻ thì giống như cái xe không có xăng, nên siêu xe hay xe cỏ gì đi nữa thì lúc đó cũng nằm yên một chỗ như một đống sắt.
Anh em chưa lo, vì thấy xe mình chắc còn đầy xăng mà, nhưng nếu mai nghe có cục gì đó ở trong não, vài tháng nữa chia tay, thì anh em sẽ run như con cún nghe pháo nổ.
Tuy nhiên, mấy cái nghèo trên, nó cũng chưa phải là cái đáng lo nhất đâu. Nhiều lúc mình nhìn mấy người bị khuyết tật thì mình thấy thương họ. Nhưng gặp đúng người khuyết tật thông thái thì họ lại thấy thương ngược lại mình. Có một Bác khuyết tật tầm U70, cục một tay một chân, có hỏi tôi thế này,
“Cậu có biết..
1. Tại sao chúng ta lại có mặt ở đây không? Là ngẫu nhiên hay có sự sắp xếp? tại sao cậu lành lặn, mà tôi lại thiếu tay chân?
2. Rồi chúng ta sẽ tiếp tục đi về đâu? Và đã có sự ’chuẩn bị’ gì cho nơi đến tiếp theo chưa?
3. Nếu trả lời được 2 câu trên, vậy thì chúng ta nên làm gì ngay bây giờ, ngay hôm nay?
Bác bồi thêm, nếu bất kỳ ai chưa trả lời được 3 câu trên nghiêm túc, thì sự thật, họ còn ‘khuyết tật’ hơn cả tôi nữa, vì ít nhất tôi còn biết mình chuẩn bị sẽ đi về đâu và nên làm gì ngay bây giờ. Tôi kể câu chuyện này, là vì tôi ám ảnh hai chữ ‘khuyết tật’ trên, mà là ‘khuyết tật trong nhận thức’… vì cái nghèo đáng sợ nhất là sự vô minh trên chính con đường mình đang đi.
Nên cái ‘nghèo’ tận cùng nhất, là không biết, hay không nhận thức được, mình đang làm gì trong cuộc đời này và mình sẽ đi về đâu. Chứ ráng kiếm tiền, hưởng thụ, có tý danh, để lại gì đó cho đời, nó theo một motif rất quen, ai cũng được lập trình thế, rồi thấy bệnh tật ào tới, hoảng sợ chạy chữa, rồi mới chịu bình tĩnh lại tự hỏi… rút cuộc mình đến đây, chỉ để kiếm thật nhiều tiền, và có thật nhiều danh, rồi ra đi thôi hay sao ?!
Cheers
Bác 7B
—-
Hình của Marcus Cederberg