Đây là nhận định – quan sát cá nhân pop up trong não sáng nay khi nhìn hai con chó đánh nhau. Post không hướng tới một khu vực địa lý nhất định, chỉ chém gió về trend trên toàn thế giới.
Tóm tắt lý thuyết sơ sài
Cấu trúc căn bản của một xã hội thì thường là top elite, thượng lưu, trung lưu, hạ lưu. Cấu trúc xã hội lành mạnh thì thường có nhóm top, thượng và hạ chiếm tỉ trọng không nhiều. Ví dụ như top elite 1%, thượng lưu 19%, trung lưu 70%, hạ lưu 10%.
Xã hội bắt buộc phải có giới top elite và thượng lưu vì đây là thứ giúp xã hội vận hành trơn tru. Không bàn sâu vào nhóm này, cơ mà cứ biết chắc một lẽ là nhóm này có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều yếu tố nền tảng của xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại,…
Nhóm trung lưu là nhóm xương sống của xã hội khi đây là nhóm lao động chính tạo ra phần lớn của cải cho xã hội. Cũng không chém sâu vào nhóm này, vì dài dòng.
Và cho dù xã hội có vận hành trơn tru hay tối ưu hóa cỡ nào thì vẫn sẽ có một nhóm hạ lưu đáy xã hội. Nhóm này thường là do lười biếng, đủ thứ tính xấu, nghiện ngập đủ thứ, hoặc đơn giản là không may mắn. Một xã hội vận hành ổn thì thường là đảm bảo một điều là không để ai rớt xuống đáy vì không may mắn, sẽ có nhiều gói hỗ trợ để nhóm không may này được leo rank có cuộc sống ổn hơn.
Tóm tắt lý thuyết căn bản là thế.
Theo quan sát cá nhân của tôi thì tương lai nhóm trung lưu sẽ bớt dần tỉ trọng. Một phần nhỏ của nhóm trung lưu sẽ leo lên nhóm thượng lưu. Và phần lớn tỉ trọng của nhóm trung lưu sẽ rớt xuống nhóm hạ lưu.
Tỉ trọng cũ (dĩ nhiên là số liệu cảm tính của tôi): thượng lưu 15%, trung lưu 75%, hạ lưu 10%.
Tỉ trọng mới (cũng dĩ nhiên là số liệu cảm tính của tôi): thượng lưu 25%, trung lưu 25%, hạ lưu 50%.
Số liệu này hoàn toàn không có căn cứ khảo sát, chỉ đơn thuần là viết đại khái thế để miêu tả sự chuyển dịch.
Ngồi ngẫm nghĩ nguyên do lớn nhất cho sự dịch chuyển là gì thì nó ra một yếu tố cốt lõi: công nghệ.
Cái nghĩ tiếp thì thấy công nghệ vẫn là yếu tố nền tảng làm thay đổi dòng chảy và cấu trúc xã hội bao đời nay (dĩ nhiên là vẫn có nhiều yếu tố khác như chiến tranh, dịch bệnh, cơ mà post này tạm giới hạn ở công nghệ).
Tôi sinh năm 92, năm nay 30 thì cá nhân tôi sinh ra và lớn lên trong điểm giao thời và dịch chuyển công nghệ thì cá nhân tôi cảm thấy là xã hội thay đổi quá chóng mặt, quá nhanh. Những thay đổi trong vòng 10 năm của thời đại chúng ta có thể tương đương với nhịp thay đổi của ông bà ta trong 30 năm. Và trong tương lai thì nhịp thay đổi sẽ đi theo gia tốc ngày càng nhanh. (cơ mà thay đổi tốt hay xấu thì không biết).
Cái công nghệ này giống cái đòn bẩy (concept kiểu đòn bẩy tài chính), đòn bẩy này giúp giàu giàu hơn, nghèo nghèo hơn – hay khôn khôn hơn và ngu ngày càng ngu đi – hay tốt tốt hơn và tệ thì ngày càng tệ đi.
Mỗi lần nhân loại có một công nghệ mới xuất hiện thì nhìn nhận chung là chất lượng sống của nhân loại sẽ tối ưu hóa. Nhấn mạnh là nhân loại chứ không phải là toàn bộ dân số.
Nhóm bắt kịp việc sử dụng và sở hữu công nghệ thì sẽ bị leo rank, hay vẫn duy trì vị thế, còn nhóm không tận dụng được thì bị rớt rank. Tiến trình diễn giải đơn giản sơ sài thì kiểu vầy: bao đời vẫn thế, Biết cách sử dụng công nghệ, chiếm lợi thế về game, tiền đổ về, lại tái đầu tư vào tài sản – đơn cử nhất là bds, giá tài sản tăng, thượng lưu leo rank, nhóm hạ lưu không có khả năng mua tài sản mà còn phải trả nhóm thượng lưu để có khả năng sử dụng tài sản, rớt rank.
Bên cạnh chiến tranh, dịch bệnh, thì công nghệ vẫn luôn là một công cụ sàng lọc hữu hiệu.
Nghe thì ghê đúng không?
Yeah. Chỉ ghê khi bạn không thể lợi dụng – tận dụng được đòn bẩy công nghệ, còn khi bạn được hưởng lợi từ đòn bẩy công nghệ thì thế giới này lại là miền đất hứa, miền đất thần tiên với bạn.
Lý thuyết là thế. Cơ mà sự đời không đơn giản thế vì để được nằm ở nhóm hưởng lợi từ đòn bẩy này thì bạn cần được trang bị một nền giáo dục chuẩn.
Tới đây bạn nhận ra vấn đề rồi đúng không. Bạn sợ hãi hay cảm thấy là nạn nhân của xã hội với tình thế của bạn đơn giản vì bạn không được giáo dục để tận dụng lợi thế.
Chém nhiều rồi cơ mà vẫn chém lại, không phải cứ đến trường ngồi mòn đít, biết chữ, biết bấm máy tính, biết đọc chữ đọc sách, biết đăng nhập facebook, chém gió nhảm trên mạng, dạ thưa lễ phép là có giáo dục. Đó là giáo dục để vận hành không khác người mọi thôi chứ giáo dục để nhìn ra cơ chế và tận dụng công nghệ thì chưa đủ. Có n kỹ năng cần phải rèn luyện luôn.
Các kỹ năng căn bản này bao gồm: hiểu thông thạo tối thiểu một ngoại ngữ (tiếng anh), suy nghĩ critical, kỹ năng sàng lọc thông tin, kỹ năng đọc hiểu tài liệu khó, căn bản về toán – lý (căn bản thôi, chứ chưa cần cao cấp), khả năng giữ bình tĩnh và làm cho đầu óc sáng suốt (cái này quan trọng cực, để giữ cho tâm trí không bị rối loạn khi xử lý thông tin phức tạp và có chiều sâu), sử dụng thành thạo tương đối một ngôn ngữ lập trình, kỹ năng thuyết trình căn bản – ít nhất là nghe nắm được vấn đề hay truyền đạt vấn đề mà không bị hiểu sai (chưa cần nói hay, chỉ cần nghe hiểu và truyền đạt đúng ý)… (A)
Mà nhìn rộng ra tí thì chính sự thoái hóa do công nghệ tạo ra lại tạo cho chúng ta một lợi thế lớn về cạnh tranh nếu biết tận dụng. Bạn đọc cái ý (A) thì thấy khó vkl đúng không. Chính vì nó khó nên ít người có thể làm được và vì có thêm n thứ gây nhiễu trên mxh internet nữa nên càng ít người có thể học. Theo quan sát của tôi thì tỉ lệ người có thể xử lý, nhai, tiêu hóa thông tin phức tạp, và sản xuất – perform được từ thứ đã tiêu hóa ngày càng ít đi. Mà ít thì người có skill với khả năng sẽ có lợi thế áp đảo.
Game bao đời vẫn thế. Đòi hỏi sự cố gắng của chúng ta rất nhiều nên cố thôi feng. Vẫn quan trọng là bạn có khả năng hay không. Và nếu bạn xuất thân là trung trung lưu, hạ trung lưu, và hạ lưu và muốn cải thiện cuộc sống theo hướng thiện lành thì việc học là con đường duy nhất để đổi đời. Còn học gì và học như thế nào thì mấy feng tự ngẫm nghĩ. Tôi không biết. hahaha.
Con cháu mấy feng khóc hay cười với đời thì phần lớn là do mấy feng.