“Sự thao túng có nhận thức và thông minh các thói quen có tổ chức và quan điểm số đông là một thành tố quan trọng ở xã hội dân chủ. Những ai thao túng cơ chế vô hình của kết cấu xã hội này sẽ thành lập nên một chính quyền vô hình, quyền lực thống trị thực sự của đất nước ta. Ta bị khống chế, tâm trí bị uốn nặn, thị hiếu của ta được hình thành, ý tưởng được đề xuất, phần lớn bởi những người mình chẳng bao giờ nghe tới…trong hầu hết mọi hoạt động đời sống thường ngày, dù là trong lĩnh vực chính trị hoặc kinh doanh, trong ứng xử xã hội hay tư duy đạo đức, ta bị chi phối bởi số lượng người tương đối bé nhỏ…hiểu rõ quá trình tinh thần và khuôn mẫu xã hội của đám đông. Chính họ là người giật dây điều khiển tâm trí công chúng, là người khai thác các thế lực xã hội xưa cũ và sáng chế các cách thức mới để ràng buộc và chỉ dẫn thế giới.” (Propaganda, Edward Bernays)Đoạn văn này được viết bởi Edward Bernays, cháu trai Sigmund Freud và là bộ óc tiên phong đằng sau quảng cáo, tuyên truyền hiện đại và lĩnh vực quan hệ công chúng (PR-Public Relations). Sức ảnh hưởng của Bernays rất lớn. Phần lớn dựa trên góc quan sâu sắc của chú mình, ông đã phát triển kỹ thuật thao túng cực kỳ thành công vẫn được sử dụng ngày nay ko chỉ bởi các công ty nhằm bán sản phẩm cho người tiêu dùng, mà còn bởi các thế lực, theo lời của Bernays, muốn “điều khiển và tập hợp quần chúng” (Edward Bernays).
Trong Video này, ta sẽ khám phá một vài ý tưởng hấp dẫn nhất của Bernays, đặc biệt chú tâm vào góc quan về cách tâm lý học đám đông có thể được dùng để kiểm soát và thao túng quần chúng như nào.
Trong tác phẩm kinh điển mang tên Group Psychology and The Analysis of the Ego, Sigmund Freud miêu tả tâm lý học đám đông là “quan tâm tới cá nhân con người với tư cách là thành viên của một chủng tộc, quốc gia, đẳng cấp, nghề nghiệp, thể chế, hoặc một bộ phận cấu thành của một đám người được tổ chức thành nhóm tại một thời điểm nào đó vì vài mục đích nhất định nào đó.” (Sigmund Freud) Nói cách khác, tâm lý học đám đông cố gắng hiểu cách hành vi, tư duy và cảm xúc của một cá nhân thay đổi như nào khi thành một phần của nhóm.
Khuynh hướng hình thành nhóm hội của con người được lựa chọn trong quá khứ tiến hóa bởi các lợi ích sinh tồn mà nó mang lại. Người cổ đại tổ chức thành các bộ lạc có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn trong môi trường khắc nghiệt mà họ sống. Tuy nhiên, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, con người ngày nay đã thay đổi môi trường sống theo cách biến giá trị tồn tại của nhóm bộ lạc trở nên lỗi thời.
Nhưng như đã nói, sức hút cổ đại và bản năng của tổ chức bộ lạc vẫn hiện hữu nhiều trong cuộc sống của hầu hết mọi người, với nhiều người ngày nay nhận dạng và theo đó rập khuôn bản thân họ lẫn người khác dựa trên những thứ như chủng tộc, tầng lớp, giới tính, quốc gia, tôn giáo, hoặc đảng phái chính trị và ý thức hệ mà mình gắn bó.
Theo Bernays, khuynh hướng tiếp tục tham gia vào sự nhận dạng nhóm (Group-identification) là một chức năng của ý niệm về tầm quan trọng bản thân được phóng đại mà cá nhân có được từ một đám đông hùng mạnh tiềm năng. Cũng giống như “đàn sói mạnh gấp nhiều lần sức mạnh kết hợp của các thành viên riêng lẻ của nó.” (Edward Bernays), cá nhân cũng cảm nhận được ý niệm về sức mạnh tiềm năng của nhóm, và tìm thấy cảm giác uy quyền khi đồng nhất với nó.
Bắt đầu vào cuối thế kỷ 19, một số nhà tư duy, tiêu biểu là Freud và Gustave Le Bon, đã cố gắng để hiểu tại sao con người tham gia vào sự nhận dạng nhóm và cách nhận dạng nhóm ảnh hưởng tâm trí và hành vi con người như nào. Như Bernays chú giải, góc quan sâu sắc đến từ nghiên cứu này đã thu hút sự chú ý của những người quyền uy muốn mở rộng tầm kiểm soát xã hội. Họ nhận thấy tiềm năng của việc sử dụng các hiểu biết lý thuyết sâu sắc về tâm lý học đám đông và biến đổi chúng thành các phương pháp thực tiễn có thể dùng để thao túng quần chúng từ bên ngoài – một nhiệm vụ hình thành nền tảng cho công trình của Bernays trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Như Bernays giải thích ở cuốn Propaganda:
“Nghiên cứu có hệ thống về tâm lý học đám đông tiết lộ…tiềm năng về chính phủ vô hình trong xã hội bằng cách thao túng các động cơ thúc đẩy con người trong nhóm…[các nghiên cứu này] chứng minh rằng nhóm có các đặc điểm tinh thần khác biệt với những cá nhân, và bị thúc đẩy bởi xung động và cảm xúc ko thể lý giải dựa trên nền tảng của cái ta biết về tâm lý học cá nhân. Vậy nên, câu hỏi cố nhiên xuất hiện: Nếu ta hiểu cơ chế và động cơ của tâm trí bầy đàn, liệu có thể kiểm soát và tổ chức quần chúng như ý muốn của mình mà ko bị họ biết ko?” (Propaganda, Edward Bernays)
Tiềm năng tuyệt vời của việc sử dụng góc quan sâu sắc từ tâm lý đám đông nhằm kiểm soát bầy đàn là một phần chức năng của thực tế rằng một cá nhân có thể bị ảnh hưởng bởi nhóm hay đám đông kể cả khi cô lập về mặt thể lý. Như Bernays chỉ ra trong cuốn Crystallizing Public Opinion, một đám đông “ko chỉ có nghĩa là sự tập hợp thể lý của một số lượng người…đám đông đúng hơn là trạng thái tâm trí.” (Crystallizing Public Opinion, Edward Bernays) Miễn là con người tham gia vào nhận dạng nhóm, tâm trí và hành vi của họ sẽ bị thay đổi bởi ảnh hưởng lâu dài đến từ tâm lý đám đông, kể cả khi ko có thành viên nào trong nhóm hiện hữu về mặt thể lý.
Để hiểu cách khuynh hướng tham gia vào sự nhận dạng nhóm của con người khiến cho quần chúng dễ bị thao túng như nào, ta phải quay lại với một trong những ý tưởng của Freud ảnh hưởng sâu sắc tới kỹ thuật thao túng phát triển bởi Bernays. Trong cuốn Propaganda, xuất bản năm 1928, Bernays giải thích:
“Các nhà tâm lý học trường phái Freud chủ yếu chỉ ra rằng nhiều suy nghĩ và hành động của con người là sự thay thế bù trừ cho ham muốn mà anh buộc phải kìm nén. Có thể ham muốn một điều ko vì giá trị hay tính hữu dụng nội tại của nó, mà là vì anh ta trong vô thức nhìn thấy nó như biểu tượng của điều gì khác, ham muốn mà anh xấu hổ ko dám thừa nhận. Một người mua xe có thể nghĩ rằng anh muốn nó vì mục đích di chuyển…Anh có thể thực sự muốn nó vì nó là biểu tượng địa vị xã hội, một bằng chứng cho sự thành công trong kinh doanh của mình, hoặc phương tiện làm hài lòng người vợ mình.” (Propaganda, Edward Bernays)
Điều Freud đề xuất đó là thường thì có sự xa lìa giữa suy nghĩ ý thức của một người, và cảm xúc và ham muốn ko phù hợp với hình tượng bản thân và do đó bị kìm nén. Bernays nhận ra sự thực này khiến cho con người dễ bị thao túng. Bởi điều nó ngụ ý đó là nếu con người có thể thiết kế các hoạt động tuyên truyền hoặc tâm lý bỏ qua khả năng ý thức và lý trí của cá nhân, thay vào đó nhắm vào các cảm xúc kìm nén và ham muốn ẩn giấu, thì việc khiến con người chấp nhận niềm tin và hành vi mà ko nhận thức được động lực nền tảng dẫn dắt họ sẽ là điều khả thi. Như Bernays giải thích:
“…con người phần lớn bị thúc đẩy bởi động lực họ giấu khỏi bản thân…Rõ ràng là các nhà tuyên truyền thành công phải hiểu được động lực thực sự và ko bằng lòng chấp nhận lý do mà con người đưa ra cho cái họ làm.” (Propaganda, Edward Bernays)
Có khả năng, dù thường rất khó, một cá nhân nhận thức được động lực nền tảng thúc đẩy niềm tin và hành động thông qua sự nội quan thành thật và có phê phán. Tuy nhiên, một khi đã rơi vào tác động của sự nhận dạng nhóm, sự nội quan có phê phán đó trở nên gần như bất khả. “Một nhóm cực kỳ cả tin và dễ bị ảnh hưởng”, Freud viết, “nó ko có khả năng phê phán.” (Group Psychology and The Analysis of the Ego, Sigmund Freud) Khi đồng nhất với 1 nhóm, cá nhân sẽ lệ thuộc vào việc tự phân tích và tìm kiếm sự thật sâu sắc để duy trì lợi ích nhóm và sự gắn kết. Và với khả năng phản biện bị suy yếu bởi sức ảnh hưởng của tâm lý đám đông, họ dễ mắc phải các hoạt động tâm lý thiết kế để nhắm vào ham muốn vô thức và cảm xúc bị kìm nén.
Trong thời hiện đại, dường như có các thế lực hoạt động thông qua phương tiện truyền thông chính thống và văn hóa đại chúng cố gắng làm tăng khuynh hướng tham gia vào các kiểu nhận dạng nhóm nhất định của cá nhân – cụ thể là sự nhận dạng phân chia dân số thành các nhóm mâu thuẫn. Hiện tượng này có tiềm năng để lại hậu quả khôn lường cho sự ổn định lẫn tự do của xã hội bởi nó cho phép những người uy quyền thành lập chiến thuật chia để trị lâu đời.
Trong cuốn Discourses on Livy, Machiavelli chú giải rằng những ai nắm giữ quyền lực đối với dân chúng từ lâu đã nhận ra rằng một dân số đoàn kết luôn luôn mạnh hơn những ai cai trị chúng, và do đó, từ thời cổ đại, những người cai trị đã luôn “chia rẽ số nhiều, làm suy yếu thế lực mạnh mẽ khi nó được thống nhất” (Machiavelli) thông qua việc sử dụng “các phương pháp khuyến khích chia rẽ” (Machiavelli)
Bằng cách chia rẽ dân số theo các giới hạn như chủng tộc, tầng lớp, tôn giáo, giới tính, hay sở thích chính trị, hoặc nói cách khác, thành các nhóm vốn dễ xung đột, tác động của tâm lý đám đông khiến cho cuộc đàm luận lý trí và tranh luận giữa các cá nhân trong nhóm chia tách này cực kỳ khó xảy ra.
“Mỗi nhóm…coi các tiêu chuẩn của riêng nó là tối thượng và ko thể bàn cãi, và thường sẽ coi mọi tiêu chuẩn trái chiều hoặc khác biệt là sai lầm.” (Crystallizing Public Opinion, Edward Bernays)
Ko thể giải quyết sự khác biệt quan điểm thông qua cuộc đàm luận lý trí, các nhóm với cấu trúc niềm tin xung đột sẽ có khuynh hướng quay lại các phương tiện mang tính hủy diệt hơn trong nỗ lực đánh bại những ai họ coi là mối đe dọa. Do đó, một xã hội bị chi phối bởi các nhóm như vậy sẽ dễ dàng bị chia năm xẻ bảy trong mối xung đột thù địch ngày càng gia tăng, và kết quả là, ko chỉ dân số nói chung trở nên suy yếu như Machiavelli đã chỉ ra, mà con mắt của nó còn bị chuyển hướng khỏi hành động của những ai đứng sau bí mật gây ra, như lời của Bernays, “chính quyền vô hình kiểm soát số phận hàng triệu người” (Propaganda, Edward Bernays).
Dù chẳng có gì sai khi có được cảm giác thân thuộc dựa trên điểm tương đồng ta có chung với người khác, nhưng sẽ thật sai lầm khi định danh cá nhân của ta chủ yếu dựa vào thành viên nhóm của mình. Xét về lịch sử tiến hóa, ta chỉ mới phát triển khả năng nhận thức bản thân là một cá nhân tách biệt với bất kỳ nhóm hay bộ lạc nào khá gần đây thôi. Đây chính là quá trình phát triển nhận thức quan trọng, bởi sự tồn tại của xã hội dựa trên quyền và tự do cá nhân phụ thuộc vào một dân số phát triển khả năng nhận thức cá nhân, hay nói cách khác, một xã hội gồm các cá nhân hiểu mình và đối xử người khác như một cá nhân trước hết.
Như Erich Neumann chỉ ra trong tác phẩm kinh điển mang tên The Origins and History of Consciousness, trước khi phát triển khả năng nhận thức-cá nhân này;
“…nhóm và ý thức nhóm chiếm ưu thế…[cá nhân] ko phải một thực thể tự quản, được cá nhân hóa với tri thức, đạo đức, ý chí, và hoạt động của riêng mình; nó chỉ đóng vai trò như một phần của nhóm, và nhóm với sức mạnh vượt trội của mình là chủ thể thực duy nhất.” (The Origins and History of Consciousness, Erich Neumann)
Nhìn ở góc độ này, khuynh hướng tham gia vào sự nhận dạng nhóm của các cá nhân ngày nay ko chỉ là mối nguy tới tự do và ổn định của xã hội, mà còn là sự thoái lui nhận thức về trạng thái tâm lý nguyên thủy hơn, và do đó, từ góc quan hiện đại, đó là một khuynh hướng bệnh tật cần được khắc phục. Hay như Freud nói:
“Mỗi cá nhân…có một phần trong tâm trí của vô vàn nhóm – những người thuộc chủng tộc, tầng lớp, tín ngưỡng, quốc gia, vân vân – và anh ta cũng có thể nâng tầm bản thân vượt xa họ tới mức độ có một chút độc lập và độc nhất.” (Group Psychology and The Analysis of the Ego, Sigmund Freud)