The Breakdown of Nations là cuốn sách đầu tay của nhà kinh tế và nhà khoa học chính trị Leopold Kohr. Nó xuất bản vào năm 1954, nhưng đặc biệt phù hợp với thời hiện đại. Trong cuốn sách, Kohr đưa ra và biện hộ lời khẳng định rằng nguyên nhân chủ chốt cho sự khốn khổ xã hội, có thể là ở hình thái tội ác, chính quyền chuyên chế, hay chiến tranh là do quy mô thừa mừa của đơn vị xã hội. Theo Kohr, để giảm thiểu tác động của nỗi khốn khổ xã hội xảy đến này và theo đó thúc đẩy con người thịnh vượng, thì sự phi tập trung, hay sự tan vỡ của của các nhà nước quốc gia khổng lồ phải xảy ra. Kohr xây dựng một trường hợp rất thuyết phục về lợi ích của sự phi tập trung, quan sát kỹ lưỡng các ví dụ lịch sử như thời Trung Cổ và thời của các thành-bang Hy Lạp. Kohr là một tay viết cực kỳ dí dỏm với những ai giải quyết một vấn đề với chiều sâu như này, khiến cho cuốn sách vừa thú vị vừa sâu sắc cực kỳ.
Những Đoạn Văn Chủ Chốt
“Giống như các nhà vật lý học ở thời đại ta đã cố gắng xây dựng một lý thuyết hợp nhất duy nhất, có khả năng ko chỉ giải thích một vài mà còn là mọi hiện tượng vũ trụ vật lý, vậy nên, tôi đã thử phát triển một lý thuyết đơn lẻ ở bình diện khác mà qua đó, ko chỉ một vài mà là mọi hiện tượng vũ trụ xã hội đều có thể quy về một mẫu số chung. Kết quả là một triết lý chính trị mới mẻ và thống nhất tập trung vào lý thuyết kích thước. Nó cho rằng dường như chỉ có một nguyên do nằm sau mọi hình thái khốn khổ xã hội: đó là sự to lớn.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)
“…giải pháp cho các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt dường như ko nằm ở sự tạo thành các đơn vị xã hội vẫn còn lớn hơn và chính quyền bao quát hơn với cơ cấu hiện giờ đang cố gắng bằng cơn cuồng tín ko thể tưởng tượng nổi như này bởi chính khách của ta. Nó dường như nằm ở sự loại bỏ những sinh vật phát triển quá cỡ mang tên các cường quốc lớn mạnh, và trong việc khôi phục hệ thống lành mạnh của các nhà nước nhỏ bé và dễ dàng điều khiển chẳng hạn như các thời đại đặc trưng gần đây hơn.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)
“Nhiều người sẽ phản đối quyền lực hoặc lý thuyết kích cỡ trên cơ sở rằng nó dựa trên sự diễn giải bi quan quá mức của con người. Họ sẽ cho rằng, cách xa so với việc bị truyền cảm và quyến rũ bởi quyền lực, chúng ta nói chung và chủ yếu bị thúc đẩy bởi lý tưởng về sự đứng đắn, công lý, tính hào hiệp và hơn thế nữa. Điều này đúng, nhưng chỉ vì ta ko sở hữu quyền lực phần lớn thời gian cho phép mình thoát khỏi sự sỗ sàng. Ta hành xử chỉ đơn thuần vì ta biết rằng tội ác gây hại nhiều hơn lợi và rằng, với sức mạnh hạn chế mà mình có, sẽ lợi lộc hơn khi dùng nó cho điều tốt hơn xấu.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)
“Bây giờ, hãy để chúng tôi theo dõi các tác động của cùng một vấn đề [nhà độc tài nắm quyền] trong thế giới nhà nước nhỏ bé. Nếu một kẻ cuồng quyền lực lên được chính quyền ở đây, hệ quả bên trong lẫn bên ngoài sẽ cực kỳ khác biệt. Bởi một nhà nước nhỏ bé mang bản chất yếu đuối, chính quyền của nó chỉ có thể suy ra thước đo sức mạnh từ thước đo quốc gia mà nó cai trị, cũng phải suy yếu tương tự. Và nếu chính quyền suy yếu, nhà độc tài của nó cũng phải vậy. Và nếu nhà độc tài suy yếu, anh ta có thể bị lật đổ bằng nỗ lực lười biếng tương tự mà bản thân anh phải áp dụng để lật đổ chính quyền trước đó.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)
“…khuynh hướng quy phục ko phải là điều dẫn tới nỗi khốn khổ của chuyên chế, mà là sức mạnh chuyên chế lớn dần tương xứng với kích cỡ cộng đồng, điều dẫn tới tinh thần tha thứ của sự phục tùng ở mức nghiêm trọng. Sự phục tùng do đó ko phải phẩm tính con người có thể lý giải ở mức độ đáng kể là kết quả của giáo dục, truyền thống, tính cách dân tộc, hay phương thức sản xuất. Như hầu hết các quan điểm xã hội khác, đó là phản ứng phản xạ thích ứng mà con người đáp lại với quyền lực. Mức độ của nó biến đổi trực tiếp với mức độ quyền lực, cũng như phản ứng đối nghịch của nó, sự khẳng định tự do, biến đổi nghịch đảo với nó. Nơi nào có quyền lực, nơi đó có phục tùng, và nơi nào ko phục tùng, sẽ ko có quyền lực. Đó là lý do tại sao, xét về mặt lịch sử, những người dường như yêu quý tự do nhất đã chấp nhận sự chuyên chế một cách phục tùng như người dường như phục tùng nhất, hoặc tại sao có thể nói rằng người Mỹ thậm chí sẽ phục tùng nếu cấu trúc liên bang của ta cho phép tích lũy khối lượng quyền lực chính phủ cần thiết. Bởi, như Boswell trẻ tuổi đã giãi bày đầy cảm động trong cuốn London Journal, ‘khi tâm trí biết rằng nó ko thể tự cứu lấy bản thân bằng cách đấu tranh, nó sẽ im lặng và kiên nhẫn phục tùng bất kỳ gánh nặng nào đè lên mình’.” (Leopold Kohr, The Breakdown of Nations)