Lưu ý: Bài nặng học thuật và khái niệm.
Trong kiệt tác mang tên The World as Will and Representation, triết gia người Đức thế kỷ 19 tên Arthur Schopenhauer viết:
“Nếu có bất kỳ điều gì trên thế gian đáng ao ước, đến độ ngay cả bè lũ đần độn và vô giáo dục trong khoảnh khắc nhiều chiêm nghiệm sẽ trân quý nó hơn cả vàng bạc, nó chính là tia sáng tỏa xuống chói rọi sự tồn tại tối tăm, và ta nên thu nạp một số thông tin về cuộc sống khó hiểu của mình, trong đó chẳng có gì rõ ràng ngoại trừ tính đau khổ và phù phiếm của nó.”
Trong Serie gồm 2 phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu triết học của Arthur Schopenhauer. Trong bài giảng này, ta sẽ xem xét đến siêu hình học của ông, hay nhận định rằng “thế giới là ý chí” (The World As Will), trong khi ở bài giảng thứ hai, chúng ta sẽ tìm hiểu luân lý của Schopenhauer.
Như nhiều triết gia trước ông, Schopenhauer tuyên bố rằng kỳ quan chính là động lực thúc đẩy cá nhân đúc kết triết lý. Tuy nhiên, ko như các triết gia khác, ông kiên định rằng kỳ quan này xuất hiện là vì, nói một cách đơn giản, thế giới là một nơi khốn khổ:
“Thế giới ko chỉ đơn thuần là hiện hữu, mà còn hơn thế nữa, nó đúng là một thế giới đau khổ và u uất, là vấn đề day dứt của siêu hình học.” (The World as Will and Representation)
Schopenhauer tin rằng vai trò của triết học chính là “thể hiện bản chất thực sự của thế giới” (The World as Will and Representation) để chiếu rọi tia sáng cho sự tồn tại đau khổ tăm tối này, và nhờ đó mang đến niềm an ủi cho loài người mỏng manh và hữu hạn.
Theo như Schopenhauer, tất cả những người đi trước ông đều thất bại ở công cuộc này, và ông tin rằng chính bản thân mình đã khám phá ra bản chất thực của thế giới.
Theo đó, ông nhận thấy triết lý của mình giống như một món quà vĩ đại cho nhân loại, một ốc đảo bình yên trong sa mạc cuộc đời bi thương và đau khổ:
“Phải tuân theo tính hạn định trong tri thức con người, triết lý của tôi chính là lời giải thật tình cho điều bí ẩn của thế gian này.” (The World as Will and Representation)
Schopenhauer ko hình dung ra viễn cảnh triết lý của mình sẽ thu hút và được tán dương bởi đám đông, thay vào đó, ông nhận ra rằng đối với hầu hết cá nhân, sự tồn tại trên thế giới chẳng phải là một ẩn số:
“Một người càng thấp bé về khoản trí tuệ, thì anh ta lại càng ít vò đầu bứt tóc với ẩn số tồn tại hơn; trái lại, tất cả mọi thứ, như thế nào và ra sao, đối với anh ta dường như là một điều tất yếu.” (The World as Will and Representation)
Một quan điểm triết học phổ biến của những người gọi là “hạ nhân (lower men)” hay bám víu vào, chính là niềm tin rằng thế giới vật lý, theo cách họ nhận thức và trải nghiệm chúng, có một sự tồn tại độc lập. Quan điểm này, như Roger Scruton giải thích một cách dễ hiểu, là mơ hồ:
“…làm sao tôi biết thế giới thực sự? Tôi có thể sở hữu tri thức về bề ngoài thế giới, bởi đó là kiến thức đơn thuần về nhận thức hiện tại, ký ức, suy nghĩ và cảm xúc của tôi. Nhưng liệu tôi có được tri thức về thế giới hoàn toàn ko đến từ bề ngoài? Để đặt câu hỏi ở dạng tổng quát hơn chút: liệu tôi có thể sở hữu tri thức về thế giới hoàn toàn ko đến từ góc quan của riêng mình?” (Roger Scruton, Kant: A Brief Insight)
Khả năng có một tri thức khách quan, hay tri thức “ko chỉ đơn thuần là góc quan của riêng bản thân” đã được các triết gia bàn cãi sôi nổi xuyên suốt lịch sử và cuộc bàn cãi này ảnh hưởng tới Schopenhauer, vậy nên chúng ta sẽ phác thảo sơ bộ một vài ý tưởng quan trọng.
Triết gia người Đức mang tên G.W. Leibniz, một thành viên của trường phái triết học mang tên chủ nghĩa duy lý (Rationalism), tin rằng thông qua việc sử dụng lý trí của một người, đạt được tri thức khách quan về thế giới là điều khả thi. David Hume, triết gia người Scotland và là thành viên của trường phái triết học được gọi là chủ nghĩa kinh nghiệm (Empiricism), bất đồng với Leibniz. Thay vào đó ông cho rằng mọi tri thức trên thế giới đạt được thông qua kinh nghiệm và do đó, thành thực mà nói thì, luôn luôn mang tính chủ quan và bị ô uế bởi quan điểm hay góc quan của người biết. Theo Hume, tri thức khác quan ko khả thi cho con người.
Immanuel Kant, triết gia người Đức thể kỷ 18 được đặt cho biệt danh “kẻ nghiền nát mọi thứ” vì được cho là phá hủy những nền móng mà mọi triết lý trước ông đều dựa vào, đã bị ảnh hưởng rất nhiều từ ý tưởng của cả Leibniz và Hume. Trên thực tế, ông nhận định rằng mình đã tỉnh ngộ khỏi “giấc ngủ giáo điều” nhờ vào ý tưởng của Hume. Kant cực kỳ quan tâm với việc liệu có thể thu thập được tri thức khách quan về thế giới hay ko, và ko thỏa mãn với chủ nghĩa duy lý của Leibniz hay chủ nghĩa kinh nghiệm của Hume. Điều này dẫn Kant hình thành lập trường riêng mình mang tên “chủ nghĩa duy tâm siêu việt” (Transcendental Idealism), chủ nghĩa này ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sự phát triển triết lý của Schopenhauer. Bởi vì tác động mà Kant mang đến cho Schopenhauer, ta sẽ cần bàn luận vắn tắt về ý tưởng của Kant trước khi đến với Schopenhauer: nhưng cảnh báo trước, Kant hiển nhiên là khó hiểu và vẫn chưa có một sự nhất trí chung về ý nghĩa của những khía cạnh triết lý quan trọng của ông.
Giấc ngủ giáo điều (Dogmatic Slumber): Giáo điều là ám chỉ trạng thái chấp nhận quan điểm mà ko cần chứng minh, bất di bất dịch, đây là một kiểu trạng thái hầu hết đều có, nhưng để thoát khỏi chúng thì rất ít, vì ít ai dám đặt ra câu hỏi hoặc phản biện những thứ vốn được chấp nhận. Hume ở đây là một người luôn công kích tôn giáo, phê phán kịch liệt nó, ông chưa bao giờ chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế trong tác phẩm mình. Cũng chính vì điều này mà ý tưởng của Hume đã đánh thức được Kant ra khỏi giấc ngủ giáo điều.
Một sự phân định quan trọng mà Kant tạo ra, là điều cần thiết để hiểu chủ nghĩa duy tâm siêu việt, chính là nằm giữa thế giới mà ta trải nghiệm, được gọi là thế giới bề ngoài hoặc thế giới hiện tượng, và thế giới mà tồn tại độc lập với trải nghiệm của ta, được cấu thành bởi điều Kant gọi là “vật tự thể” (Things-in-themselves). Theo Kant, ta ko thể đạt được bất kỳ tri thức nào về “vật tự thể”
Vật tự thể (Things-in-themselves): ám chỉ một vật thể định sẵn, nằm ngoài tầm quan sát con người, tồn tại độc lập, ta ko thể trải nghiệm nó, nhưng có thể trải nghiệm hiện tượng (phenomena) của nó.
“….thứ gì có thể tự thể, tôi ko biết, và ko cần biết bởi một vật chưa bao giờ hiện diện trước tôi ngoại trừ một hiện tượng.” (Immanuel Kant, Critique of Pure Reason)
Ta chỉ có thể hiểu thế giới bề ngoài và theo như Kant, thế giới này được tổ chức và kết cấu bởi các nguyên lý nền tảng; nổi bật nhất là ko gian và thời gian, điều Kant diễn tả như là các hình thái trực giác (forms of intuition), và mối quan hệ nhân quả mà Kant gọi là một phạm trù (category) hiểu biết. Ko gian và thời gian, cùng với 12 phạm trù mà Kant xác định, trong đó quan hệ nhân quả chỉ là một kết cấu hoặc tạo ra trải nghiệm về thế giới của ta. Hơn nữa, theo như Kant, ko gian, thời gian và quan hệ nhân quả ko phải là những nét đặc trưng của vật tự thể, hay như Christopher Janaway giải thích:
“Kant nghĩ rằng thế giới bề ngoài phải có không gian và thời gian cư ngụ. Hiển nhiên là rất khó để hình dung ra một thế giới thiếu đi ko gian và thời gian, nhưng Kant đi xa hơn và lập luận rằng nếu ko có chúng thì một thế giới có thể hiểu biết được sẽ ko tồn tại. Một quan điểm tương tự đồng áp dụng cho nguyên nhân và hệ quả, và nguyên lý rằng mọi vật có thể tồn tại bất biến qua thời gian. Quy luật của thế giới theo lối thực nghiệm chính là nó phải chứa đựng những thứ tồn tại, sắp xếp theo ko gian và thời gian, và có những ảnh hưởng một cách hệ thống lên nhau. Kant lập luận rằng, ko còn gì khác nữa có thể được xem như là thế giới thực nghiệm mà ta có thể hiểu biết. Tuy nhiên, nhận định đáng sửng sốt nhất của ông chính là tất cả những quy luật này ko hiện hữu ở thế giới bởi vì nó tự thể. Chúng là mọi quy luật đơn thuần về thế giới phải như nào nếu ta có thể trải nghiệm chúng.” (Schopenhauer: A Very Short Introduction, Christopher Janaway).
Khi đọc Kant, Schopenhauer trải qua điều ông gọi là “tái sinh trí tuệ”, và tiếp tục sử dụng các ý tưởng cốt lõi của Kant như là nền tảng để ông xây dựng nên công trình triết học riêng mình. Cách diễn giải của Schopenhauer về Kant chính là ko gian, thời gian, và quan hệ nhân quả ko tồn tại trên thế giới này, mà đúng hơn nó là những nét đặc trưng của tâm trí được sử dụng để tạo dựng nên trải nghiệm. Nên lưu ý rằng vẫn còn những bất đồng về việc liệu Kant có thực sự cho rằng những nguyên lý này là nét đặc trưng của tâm trí, tuy nhiên, đó là cách Schopenhauer diễn giải Kant.
Thế giới như ta trải nghiệm được kết cấu bởi những vật thể sắp xếp trong ko gian và thời gian có mối quan hệ nhân quả với những vật khác. Bây giờ, nếu ko gian, thời gian, và quan hệ nhân quả là những nét đặc trưng của tâm trí, vậy thì theo như Schopenhauer, những vật thể trên thế giới này dựa vào tâm trí để tồn tại và rằng thế giới mà ta biết chỉ là một biểu trưng tạo ra bởi tâm trí. Schopenhauer diễn tả một cách trứ danh lập trường duy tâm này bằng cách tuyên bố: “Thế giới là biểu trưng của tôi”.
Chủ nghĩa duy tâm của Schopenhauer, hay niềm tin rằng mọi đối tượng trải nghiệm đều lệ thuộc sự sống vào bộ não, hay một chủ thể hiểu biết, bị ảnh hưởng từ Kant cũng như triết gia người Ireland nổi tiếng mang tên George Berkeley. Ông diễn giải lập trường duy tâm của mình trong đoạn trích sau:
“…nếu theo đó ta cố hình dung một thế giới khách quan mà ko có một chủ thể hiểu biết, thì ta sẽ nhận thức được rằng điều mình hình dung ở khoảnh khắc đó mang sự thật trái ngược với điều ta dự định, tức là chẳng có gì ngoài quá trình bên trong trí óc của một sinh vật hiểu biết nhìn nhận thế giới khách quan, có nghĩa là, nó đúng chính xác là điều ta cố tìm cách loại trừ. Bởi thế giới có thể nhận thức và thực sự này rõ ràng là một hiện tượng của bộ não, và do đó khi giả định rằng thế giới như vậy có thể tồn tại độc lập khỏi mọi bộ não, điều này tạo ra một mâu thuẫn.” (Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Trong khi Schopenhauer đồng tình với những nguyên lý nền tảng đến từ ý tưởng của Kant, ông cũng tin rằng có một sự mâu thuẫn lớn nằm ở bản chất triết lý của Kant. Mặc dù Kant cho rằng chúng ta chẳng bao giờ có thể biết được bản chất của thực tại “tự thể”, ông nghĩ rằng phải có điều gì đó tồn tại độc lập gây ra sự biểu trưng của ta, hay thế giới hiện hữu trước mắt ta. Kant lý luận rằng nếu một giả định như này ko được đề ra, vậy thì con người sẽ đi đến kết luận lố bịch rằng biểu trưng của thế giới này đến từ hư vô.
Kant đề xuất sự tồn tại của các vật ko phụ thuộc vào tâm trí, hay điều ông gọi là vật thể “siêu nghiệm” chính là nguyên nhân cho cái biểu trưng của ta, nhưng ta ko bao giờ nắm chắc được bản chất của nó. Thế nhưng, điều này chẳng có nghĩa lý gì với Schopenhauer bởi theo như cách diễn dịch của ông về chủ nghĩa duy tâm siêu việt của Kant thì ko gian, thời gian, và quan hệ nhân quả chính là nét đặc trưng của tâm trí. Điều này đồng nghĩa phi lý khi nói về “vật tự thể” gây ra trải nghiệm của ta, bởi vì nhân quả đòi hỏi một đối tượng hiểu biết. Ở một phương diện tương tự, vì lẽ rằng vật thể chỉ có thể tồn tại trong ko gian và thời gian, và vì ko gian và thời gian đòi hỏi một đối tượng hiểu biết, nó cũng chẳng có nghĩa lý gì khi nói về đối tượng tồn tại ở phương diện độc lập.
“…cái tồn tại của một đối tượng nói chung thuộc về hình thái bề ngoài, và được quyết định bởi sự tồn tại của chủ thể nói chung, cũng như phương diện bề ngoài của vật thể được quyết bởi hình thái tri thức của chủ thể. Do đó, nếu giả sử có vật tự thể, nó hoàn toàn ko phải là một vật thể.” (Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Tuy nhiên, Schopenhauer ko bất đồng với Kant về việc phải có một chút nền tảng căn bản cho trải nghiệm chúng ta về thế giới hiện tượng. Thế nhưng ông ko nghĩ rằng ta có thể biết được tri thức của nền tảng đó bằng cách nhìn ra bên ngoài vật thể của trải nghiệm chúng ta:
“…trên bước đường tới tri thức khách quan, theo đó bắt đầu từ sự biểu trưng, ta sẽ chẳng bao giờ vượt quá tầm biểu trưng, nói cách khác là hiện tượng. Ta do đó sẽ vẫn ở bên ngoài sự vật, ta ko thể đâm xuyên vào bản chất nội tại của chúng, và tìm hiểu cái tự thể của chúng là gì, nói cách khác, bản chất chúng có thể là gì.” (Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Schopenhauer nghĩ rằng nhiệm vụ thể hiện bản chất nội tại thế giới thực sự của triết học sẽ là điều ko thể, ko phải vì sự thực rằng có một vật thể trên thế giới ta trải nghiệm được từ bên trong – vật thể đó chính là cơ thể chính bản thân ta:
“Do đó, một con đường đến từ bên trong mở ra cho chúng ta bản chất nội tại thực sự của sự vật mà ta ko thể đâm xuyên qua. Để mà nói thì, nó là một lối đi ngầm, một liên minh bí mật, như thể thông qua sự phụ bạc, đặt ta một lần nữa vào pháo đài ko thể chiếm lấy bằng các đòn tấn công bên ngoài.” (Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Khi ta hướng nhận thức vào bên trong, Schopenhauer cho rằng ta sẽ khám phá ra bản chất của mình là một bản năng vô thức hay thế lực được định hình bởi một sự phấn đấu ko ngừng nghỉ. Thế lực của bản chất này được Schopenhauer gọi là “ý chí” (Will). Trên thực tế, Schopenhauer nghĩ rằng cơ thể ta chính là một sự thể hiện của ý chí, để cơ thể và ý chí thực sự là một và cùng sự vật trình diện trước ta theo 2 cách khác nhau: cơ thể trình diện chúng ta dưới dạng biểu trưng, và ý chí của ta được thể hiện thông qua trải nghiệm nội tâm trực tiếp. Vì ông cho rằng ta có thể trực cảm rõ ràng nhất ham muốn, thứ chính là ý chí bên trong ta ở thời điểm hoạt động tình dục và khi bản năng sinh tồn được kích hoạt, ông cũng gọi nó là “ý chí sinh tồn” (will-to-live)
Mặc dù cơ thể của ta chỉ là một vật thể trên thế gian ta tiếp cận được vào bên trong. Shopenhauer nghĩ rằng bởi vì rõ ràng rằng mọi sự sống về căn bản đều phấn đấu để tồn tại, nuôi dưỡng và truyền giống, nên việc khẳng định rằng mọi hình thái sống đều tương tự với chúng ta ở khoản chúng cũng là sự biểu lộ của ý chí sinh tồn, hay ý chí:
“Vạn vật đều hối hả và hướng tới sự tồn tại…Hãy để một ai đó suy ngẫm ham muốn cuộc đời phổ quát này, để họ thấy sự sẵn lòng, điều kiện thuận lợi, và tính sum sê vô tận mà ý chí sinh tồn thúc đẩy sự sống một cách dữ dội dưới hàng triệu hình thái ở mọi nơi và mọi khắc…Do vậy, trong hiện tượng như này, sẽ rất hiển nhiên rằng tôi đã đúng khi cho rằng ý chí sinh tồn là thứ ko thể giải thích sâu xa hơn, mà nó nằm ở nền tảng của mọi lý giải…” (Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Schopenhauer ko nghĩ sẽ phù hợp khi tuyên bố rằng chỉ có sự sống hữu cơ mới là sự thể hiện của ý chí, chứ ko phải bản chất vô cơ. Làm như vậy sẽ mang đến thế giới một sự phân định ko cần thiết giữa cái vô cơ và hữu cơ. Thay vào đó, Schopenhauer nhận định rằng ko chỉ ý chí là bản chất nội tại thực sự của mọi hình thái sự sống, mà còn là của mọi thứ đang tồn tại. Như ông viết, nó là “bộ phận cốt yếu của chính hiện thực.”
“Do đó chúng ta cũng phải áp dụng bí quyết để hiểu bản chất nội tại của sự vật, một bí quyết mà chỉ có hiểu biết tức thời về bản chất nội tại của bản thân mới mang đến được, dành cho những hiện tượng của thế giới vô cơ này, vốn là thứ xa vời chúng ta nhất…Bởi từ này báo hiệu cái tồn tại tự nó (Being-in-itself) của vạn vật trên thế gian, và là bộ phận cốt lõi của từng hiện tượng.” (Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Vì mọi vật trên thế giới, hữu cơ và vô cơ đều là sự thể hiện của ý chí, về mặt bản chất thì mọi thứ là một với mọi thứ khác; sự chia tách vạn vật chẳng khác gì một ảo tưởng. Kết luận này của Schopenhauer theo nhiều cách tương tự với kết luận tìm thấy trong Upanishads (Áo Nghĩa Thư), văn bản tạo ra nền tảng của Hindu giáo: “Đây chính là ngươi.” (This Thou art). Người nhận biết và vật được nhận biết đều là một. Trong khi Schopenhauer được biết đến là có nghiên cứu triết lý phương Đông, ông có được lập trường này một cách độc lập trước khi làm quen với văn bản Upanishads.
Những triết gia nhất định xuyên suốt lịch sử, có lẽ nổi bật nhất là Spinoza, đã quy cho thuyết phiếm thần (Pantheism) và cho rằng thế giới này là sự biểu lộ của một vị Chúa thần thánh và nhân từ. Với tư cách là một nhà vô thần, Schopenhauer nghĩ rằng lập trường phiếm thần này thật nực cười, bởi ông tuyên bố rằng nếu một kẻ phiếm thần mở to con mắt trước đau khổ của thế gian, hắn ta “sẽ phải thừa nhận rằng một vị Chúa đáng ra mạo muội thay đổi bản thân thành thế giới như này chắc chắn sẽ bị phiền hà và dày vò bởi ma quỷ.” (Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Thay vì trở thành một sự biểu lộ của Chúa, Schopenhauer nghĩ rằng thế giới là sự biểu hiện của ý chí, một thôi thúc và dạng lực mù quáng ko thiêng liêng hay nhân từ, mà là “ác quỷ”. Như sự biểu hiện của ý chí, mọi sự sống hướng tới nuôi dưỡng và nhân giống một cách mù quáng. Tuy nhiên, bởi vì sinh vật phải ăn các loài khác để nuôi dưỡng bản thân chúng, và mọi sinh vật đều là biểu hiện của ý chí, Schopenhauer kết luận rằng “ý chí phải tự thân sống, bởi chẳng có gì kề cạnh nó, và nó là một ý chí đói khát.” (Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Để truyền tải nỗi đau và kinh sợ xảy ra khi sự thể hiện của ý chí đạp lên lẫn nhau, Schopenhauer truyền thụ một hình ảnh nổi bật bằng cách đưa ra lời kể của 1 nhà thám hiểm Châu Âu dưới lời của ông.
Schopenhauer diễn tả cách nhà thám hểm thấy “một cánh đồng bạt ngàn bao phủ hoàn toàn bởi xương sọ, và lấy nó làm một bãi chiến trường. Tuy nhiên chúng chẳng có gì ngoài bộ xương của những con rùa to lớn, chiều dài 5 feet, rộng 3 feet, và cùng chiều cao. Những con rùa đến từ biển theo đường này để đẻ trứng, và sau đó bị đàn chó hoang vô hiệu, bằng sức mạnh đoàn kết của chúng, những con chó này lật ngửa chúng, xé toạc lớp vỏ ở dưới, những lớp vảy nho nhỏ ở dạ dày, và ăn tươi nuốt sống. Nhưng sau đó một con hổ vồ lấy lũ chó. Bây giờ thì nỗi đau khổ này lặp đi lặp lại hàng ngàn và hàng ngàn lần, năm này qua năm khác. Sau đó nhờ vào điều này, những con rùa được sinh ra. Vì tình nên tội gì mà chúng phải chịu đựng sự thống khổ này? Mục đích của cả khung cảnh đáng sợ này là gì? Câu trả lời duy nhất chính là ý chí sinh tồn thể hiện bản thân nó theo cách này .” (Schopenhauer, The World as Will and Representation)
Trong bài giảng tiếp tới, chúng ta sẽ khám phá khía cạnh luân lý của triết học Schopenhauer. Nghĩa là, ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của việc con người chúng ta trở thành sự biểu lộ của ý chí, và cách tri thức này nên dẫn dắt hành động của mình. Như ta sẽ thấy, khi ý chí biểu lộ, ta bị kết án tới một cuộc sống sầu khổ, đớn đau, và đau khổ, và theo như Schopenhauer, chỉ còn duy nhất 1 cách ta có thể làm nếu còn muốn tìm chút bình an trên trái đất thống khổ này – ta phải thoát khỏi ý chí.