Về nỗi sầu khổ ở Đời.
“Điều chiếm giữ vạn vật và giữ chúng hoạt động phấn đấu cho sự tồn tại. Tuy nhiên, khi sự tồn tại được đảm bảo, chúng ko biết phải làm gì tiếp. Do vậy, điều thứ hai khiến chúng vận động đó là cố gắng loại bỏ gánh nặng cuộc đời, biến bản thân trở nên đui mù với nó, để “giết thời gian”, tức là thoát khỏi sự chán chường.” (The World as Will and Representation)
“Do đó, hạnh phúc luôn nằm ở tương lai, nếu ko thì ở quá khứ, và hiện tại có thể được so sánh với một đám mây đen kịt nhỏ bé do gió thổi qua vùng đồng bằng nắng rọi; phía trước phía sau đám mây, mọi thứ đều sáng chói, chỉ riêng bản thân nó luôn phủ màu bóng đen.” (The World as Will and Representation)
“Cuộc sống chìm ngập sâu trong nỗi đau khổ, và ko thể thoát khỏi nó; lối vào của ta diễn ra trong nước mắt, sau cùng đoạn đường của nó luôn bi thương, và hồi kết của nó thậm chí còn hơn thế nữa.” (The World as Will and Representation)
“Điều ước, về mặt bản chất, là nỗi đau; thành tựu sớm muộn cũng tạo ra sự thỏa mãn: kết cục chỉ rõ rành rành, sự chiếm hữu lấy đi sức hút; điều ước, mong muốn, tự thân nó hiện hữu dưới một hình thái mới; khi điều này ko xảy ra, sự sầu não, chán nản chống lại xung đột cũng sẽ đau đớn y như lúc chống lại mong muốn.” (The World as Will and Representation)
“Do đâu mà Dante có được nền tảng cho địa ngục của mình, nếu nó ko đến từ thế giới thực chất của ta?” (The World as Will and Representation)
“Sự gắng sức mà ta thấy ở mọi nơi bị cản trở theo nhiều chiều hướng, bất kỳ nơi đâu có xung đột, và theo đó luôn luôn trong hình thái đau khổ. Do vậy, nếu ko có một đích đến phấn đấu cuối cùng, thì sẽ chẳng có một thước đo và hồi kết nào cho nỗi đau khổ.” (The World as Will and Representation)
“…thật dễ để lý giải rằng con người hơn hết, yêu lấy một sự tồn tại tràn đầy mong muốn, sầu khổ, rắc rối, nỗi đau, lo lắng, và sau đó đầy chán chường, và điều này khi được cân nhắc kỹ lưỡng và xem xét hoàn toàn khách quan, họ sẽ ghê tởm như điều tất yếu, và họ hơn hết sợ hãi kết cục của sự tồn tại này, tuy nhiên đối với họ thì đó là điều duy nhất và chắc chắn. Do vậy, ta thường thấy những hình tượng sầu khổ, dị dạng và biến đổi theo tuổi tác, ham muốn và bệnh tật, thỉnh cầu chúng ta từ tận đáy lòng để được giúp đỡ kéo dài sự sống, điều sẽ phải ló diện một hồi kết cấp thiết đầy ao ước nếu nó là một phán quyết khách quan, một nhân tố quyết định.” (The World as Will and Representation)
“Chỉ có duy nhất một sai lầm bẩm sinh, và đó là, chúng ta tồn tại để được hạnh phúc.” (The World as Will and Representation)
“Nền tảng của mọi bằng lòng chính là ham muốn, thiếu thốn, và theo đó là nỗi đau, và do vậy, theo như bản chất và cội nguồn thì nó chỉ dành riêng cho nỗi đau. Mặt khác, nếu nó thiếu đối tượng để quyết tâm, bởi nó ngay lập tức mất đi chúng lần nữa do một sự thỏa mãn quá dễ dàng, sự trống rỗng và chán chường đáng sợ sẽ bao trùm lấy nó, nói cách khác, sự hiện hữu và cuộc sống của bản thân nó trở thành một gánh nặng ko thể chịu đựng nổi. Do đó, cuộc sống xoay chuyển như một con lắc giao động giữa nỗi đau và buồn chán, và 2 điều này thực chất là những yếu tố cấu thành cuối cùng.” (The World as Will and Representation)
“Đau khổ là điều cần thiết cho cuộc đời, và do vậy nó ko ùa vào chúng ta từ bên ngoài, nhưng mọi người đều mang trong mình nguồn cội bất diệt của nó.”
“Nếu đau khổ ko phải mục tiêu đầu tiên và trước mắt của cuộc đời, vậy thì sự sống của ta sẽ là điều ko thiết thực và bất cân xứng trên thế giới.” (Parerga and Paralipomena)
“Bản thân cuộc đời là một vùng biển đầy đá và xoáy nước mà con người phải tránh né bằng sự thận trọng và chú ý cao độ nhất, dù họ biết rằng, kể cả khi mình đã vật lộn thành công để vượt qua bằng mọi nỗ lực và khéo léo, ở mỗi bước đi, họ lại đến gần hơn với nạn đắm tàu hoàn toàn, tuyệt đối, ko thể tránh khỏi và vô phương cứu chữa, thậm chí còn hướng thẳng tới nó, cụ thể là cái chết. Đây là mục đích cuối cùng của chuyến du hành mỏi mệt, và nó còn tệ hơn mọi tảng đá mà họ đã né tránh.”
“Ngay từ ban đầu, ko ai hạnh phúc, nhưng mọi người xuyên suốt dòng đời phấn đấu cho 1 hạnh phúc được cho là rất khó để đạt được, và nó thậm chí sau đó chỉ khiến họ thất vọng. Như một quy luật, con người sau cùng cập cảng bằng cột buồm và dây treo; nhưng liệu anh ta sau đó hạnh phúc hay bất hạnh chẳng còn quan trọng trong một cuộc đời chỉ bao hàm một hiện tại tan biến thoáng qua và bây giờ đã kết thúc và hoàn tất.” (Parerga and Paralipomena)
“Đằng sau nhu cầu và ham muốn là sự chán chường xuất hiện ngay lập tức, thậm chí tấn công cả những loài động vật thông minh hơn. Đây là hệ quả của sự thực rằng cuộc sống ko có giá trị nội tại chân thật nào, mà chỉ đơn thuần bắt đầu bằng ham muốn và ảo vọng. Nhưng ngay khi điều này trở thành một sự bế tắc, tính khô khan và hư vô của sự sống trở nên rõ rệt.” (Parerga and Paralipomena)
“Mặt khác, hiện tại chỉ được chấp nhận ở thời điểm bây giờ, bị xem là vô dụng, và chỉ được nhìn nhận như là con đường đến tới mục tiêu. Do đó, khi tiến vào giai đoạn cuối của cuộc đời, hầu hết con người nhìn lại, họ sẽ nhận thấy bản thân trước giờ sống một cách tạm bợ; họ sẽ ngạc nhiên khi thấy rằng điều mình cho phép tuột mất một cách bạc nghĩa và vô tâm chính là cuộc đời của họ, chính xác là thời gian trung bình họ sống trên cuộc đời. Và theo quy luật, dòng đời của một con người là như thế, khi đã bị lừa bịp bởi hy vọng, anh ta nhảy vào vòng tay của cái chết.” (Parerga and Paralipomena)
“Chúng ta như những con cừu chơi đùa trên cánh đồng, trong khi đôi mắt của kẻ đồ tể quan sát và lựa chọn con đầu tiên và sau đó tiếp tới; bởi trong những ngày lành tháng tốt, ta ko biết cái định mệnh tai ương nào ở khoảnh khắc này dành cho chúng ta, bệnh tật, ngược đãi, kiệt quệ, tàn phế, mất thị lực, điên loạn, cái chết, và vân vân.” (Parerga and Paralipomena)
“Thế giới này chỉ là một địa ngục và trong đó, con người một mặt là những linh hồn bị dày vò, mặt khác là những con ác quỷ.” (Parerga and Paralipomena)
“Ở tuổi xuân chớm nở, chúng ta ngồi trước chuyến đi sắp xảy đến trong cuộc đời như những đứa trẻ ở rạp hát trước khi bức màn được vén lên, ngồi đó với sự kỳ vọng hạnh phúc và thú vị về những điều xảy đến. Thật là phước lành khi ta ko biết điều gì thực sự xảy đến. Bởi với người hiểu rõ, lũ trẻ đôi lúc trông như những kẻ phạm pháp vô tội ko bị kết án tử hình, mà là án chung thân và vẫn chưa nắm rõ ngụ ý của hình phạt dành cho chúng, điều này là sự thực. Tuy nhiên, mọi người mong muốn đạt đến tuổi già và theo đó là một trạng thái sống, mà nó có thể nói rằng: “Ngày hôm nay thật tệ hại và mỗi ngày sẽ tệ dần hơn, cho đến khi điều này thực sự xảy ra.” (Parerga and Paralipomena)
“Cuộc đời chủ yếu tự thân hiện hữu như là một nhiệm vụ, cụ thể là kiếm kế sinh nhau… Khi vấn đề này được giải quyết, điều nhận được lại là một gánh nặng, và vấn đề thứ hai là cách để loại bỏ những gì ta sở hữu để bớt chán chường. Giống như một con chim săn mồi rình rập, con ác quỷ này bất ngờ vồ lấy mỗi sinh mạng được bảo đảm an toàn. Do đó, vấn đề thứ nhất chính là sở hữu điều gì đó và vấn đề thứ hai là ngăn cản nó tự cảm nhận bản thân sau khi đã sở hữu, nếu ko thì nó sẽ là một gánh nặng.” (Parerga and Paralipomena)
“Chúng ta cũng có thể xem cuộc đời như là một giai đoạn vô dụng rắc rối trong giấc ngủ hư vô phước lành. Ở mọi sự kiện, kể cả với người ở trong tình trạng khá ổn thỏa, cũng nhận thức rõ nét được rằng, anh càng sống lâu, cuộc đời càng là một nỗi thất vọng, hơn nữa là một trò gian bịp về mặt tổng thể, nói cách khác, nó mang nét đặc trưng của một vố chơi khăm lớn hay thậm chí là một trò lừa gạt. Khi 2 người từng là bạn ở thời non trẻ gặp lại nhau sau khi chia cách cả đời người, cảm giác trước hết trong tâm trí khi họ gặp lại nhau, trong đó tâm trí gợi lại những lúc xưa cũ, chính là một sự thất vọng hoàn toàn về cả cuộc đời này.” (Parerga and Paralipomena)
“Làm việc, lo lắng, quần quật cực nhọc, và trắc trở chắc hẳn là số mệnh của hầu hết mọi người xuyên suốt cuộc đời. Nhưng nếu mọi ham muốn được thỏa nguyện ngay khi vừa xuất hiện, vậy con người sẽ bận rộn với cuộc đời và dành thời gian như nào đây? Giả sử con người được đưa đến một Utopia (Thế giới/xã hội ko tưởng) nơi mọi thứ phát triển tự động và đàn bồ câu bay lượn đã được nướng sẵn; nơi mọi người tìm thấy người tình ngay lập tức và ko gặp rắc rối trong việc giữ chân cô ấy; vậy thì con người sẽ chết vì buồn chán hoặc tự treo cổ bản thân; hoặc ko thì họ sẽ đánh nhau, siết cổ, và giết hại lẫn nhau và theo đó khiến bản thân họ bị thiên nhiên gán lên sự đau khổ nhiều hơn bây giờ.” (Parerga and Paralipomena)
“Nếu ta cố gắng nhìn thoáng qua toàn bộ thế giới loài người, ta sẽ thấy mọi nơi tranh đấu ko ngừng nghỉ, một cuộc tranh đấu rộng lớn vì sự sống và tồn tại, với sự phát huy sức mạnh cơ thể và tâm trí đỉnh điểm nhất, khi đối diện với đủ loại nguy hiểm và tai họa đe dọa và tấn công bất kỳ lúc nào. Nếu ta sau đó cân nhắc phần thưởng của mọi điều này, cụ thể là bản thân sự sống và tồn tại, ta sẽ tìm thấy vài quãng tồn tại êm ái mà một lần nữa bị nỗi chán chường tấn công và bị giải thể nhanh chóng bởi một nỗi ưu phiền.” (Parerga and Paralipomena)
“Bây giờ, chúng ta chẳng ham thích sự tồn tại ngoại trừ phấn đấu cho điều gì đó khi khoảng cách và chướng ngại của nó khiến ta nghĩ rằng mục tiêu sẽ đủ thỏa mãn, một ảo tưởng tan biến khi đạt được nó.” (Parerga and Paralipomena)
Về tính khó hiểu của sự sống
“…ko nghi ngờ gì khi chính cái tri thức về cái chết, và theo đó là một sự cân nhắc về nỗi đau đớn và sầu khổ của đời, là điều mang đến động lực mạnh mẽ nhất cho những suy tư triết học và lý giải siêu hình về thế giới.” (The World as Will and Representation)
“Nếu cuộc đời ko có hồi kết và đau đớn, con người có lẽ sẽ chẳng tự hỏi tại sao thế giới này tồn tại, và tại sao nó tồn tại theo cách này, mọi thứ sẽ được nhìn nhận đơn thuần như là điều hiển nhiên.” (The World as Will and Representation)
“Nếu có bất kỳ điều gì trên thế gian đáng ao ước, đến độ ngay cả bè lũ đần độn và vô giáo dục trong khoảnh khắc nhiều chiêm nghiệm sẽ trân quý nó hơn cả vàng bạc, nó chính là tia sáng tỏa xuống chói rọi sự tồn tại tối tăm, và ta nên thu nạp một số thông tin về cuộc sống khó hiểu của mình, trong đó chẳng có gì rõ ràng ngoại trừ tính đau khổ và phù phiếm của nó.” (The World as Will and Representation)
“Một người càng thấp bé về khoản trí tuệ, thì anh ta lại càng ít vò đầu bứt tóc với ẩn số tồn tại hơn; trái lại, tất cả mọi thứ, như thế nào và ra sao, đối với anh ta dường như là một điều tất yếu.” (The World as Will and Representation)
“Do vậy, như tôi đã nói ở trên, chính sự đồi bại, ác quỷ và cái chết là thứ định chất và làm sâu sắc thêm kỳ quan triết học. Thế giới ko chỉ đơn thuần là hiện hữu, mà còn hơn thế nữa, nó đúng là một thế giới đau khổ và u uất, là vấn đề day dứt của siêu hình học, là vấn đề thức tỉnh nhân loại trong một sự náo động ko thể dập yên bằng tính hoài nghi hoặc chỉ trích.” (The World as Will and Representation)
“Trong ko gian vô hạn, vô vàn quả cầu, mỗi quả cầu có hàng tá quả được soi sáng nhỏ hơn xoay vòng quanh, phần lõi nóng hổi và được bao phủ bởi một lớp vỏ cứng cỏi lạnh lẽo; trên lớp vỏ này, một mảng mốc meo đã sản sinh ra những sinh vật sống và có hiểu biết; đây là sự thật thực nghiệm, thế giới thật sự. Tuy nhiên, với một sinh vật hiểu biết thì việc đứng trên một trong số những quả cầu vô tận trôi dạt trong ko gian bát ngát quả thực là một vị thế hiểm nghèo, ko biết nơi nào hay do đâu, và cũng chỉ là một trong số vô vàn sinh vật tương đồng xúm lại thành bầy chật ních, hối hả, và mệt nhọc, ko ngừng nghỉ và liên tục sinh tử trong một thời gian vô thủy vô chung và bất tận.” (The World as Will and Representation)
“Điểm khởi đầu cần thiết cho mọi triết lý thành thực chính là cảm nhận sâu lắng về câu nói của Socrates: “Tôi chỉ biết một điều là tôi chẳng biết gì cả.” (The World as Will and Representation)
“Thông qua siêu hình học, tôi hiểu mọi tri thức giả vờ vượt qua khả năng của trải nghiệm, theo đó vượt qua bản chất hoặc diện mạo hiện tượng của sự vật nhất định, để mang đến một lời lý giải cho điều, ở một cách nào đó, biến đổi trải nghiệm về tự nhiên này; hoặc, diễn đạt theo ngôn ngữ bình dân, đó là điều đứng sau tự nhiên, và biến nó khả thi.” (The World as Will and Representation)
“Với ngoại lệ là con người, ko sinh vật nào tự hỏi sự tồn tại của nó; nhưng đối với chúng thì việc ko để ý nó là điều quá hiển nhiên. Minh triết về tự nhiên nói lên ánh nhìn an bình của những kẻ bạo tàn; bởi trong chúng, ý chí và trí tuệ ko bị chia cắt quá xa lìa đến mức có thể ngạc nhiên khi gặp lại nhau. Chỉ sau khi bản thể nội tại của tự nhiên (ý chí sinh tồn ở sự thể hiện khách quan của nó) đã thăng thiên, vui mừng và hào hứng, thông qua 2 chuỗi tồn tại vô thức, và sau đó xuyên qua những chuỗi động vật dài đằng đẵng và rộng lớn, cuối cùng nó đạt được sự suy tư lần đầu tiên ở lối vào của lý trí, theo đó bên trong con người. Sau đấy nó lấy làm lạ trước tác phẩm của mình, và tự hỏi bản thân nó là gì. Tuy nhiên, sự kinh ngạc của nó trở nên nghiêm trọng hơn, bởi nó lần đầu tiên ngay tại đây nhận thức về sự hiện diện của cái chết, và kề cạnh đó là tính hữu hạn của sự sống, sự vô ích của mọi nỗ lực buộc bản thân ít nhiều dựa vào nó. Với sự chiêm nghiệm và kinh ngạc này, theo đó chỉ nảy sinh dành riêng con người cái nhu cầu cho sự siêu hình; anh ta theo đó là một sinh vật siêu hình.” (The World as Will and Representation)
“Tôi quay sang cân nhắc tổng quan về những loại siêu hình khác, điều tự thân có tính chứng thực, và được gọi là triết học. Tôi nhắc nhở người đọc về nguồn gốc được nhắc đến trước kia của nó đến từ một sự kinh ngạc hoặc kỳ diệu về thế giới và sự tồn tại của bản thân chúng ta; vì những điều này áp đặt lên trí tuệ như là một điều khó hiểu, mà giải pháp cho nó sẽ khiến nhân loại bận bịu ko ngừng nghỉ.” (The World as Will and Representation)
“…sự kinh ngạc dẫn chúng ta đúc kết triết lý rõ ràng xuất nguồn từ cái nhìn về sự đau khổ và hiểm ác của thế gian, ngay cả khi chúng có tỷ lệ cân xứng nhất đối với nhau, và cũng vượt trội hơn nhiều so với cái thiện, và thế nhưng có điều gì đó tuyệt đối và nói chung ko nên.” (The World as Will and Representation)
“Chỉ những loài động vật thiếu đi suy nghĩ hoặc ý tưởng thì thế giới và sự sống mới hiện lên như một điều tất yếu. Ngược lại, với con người, nó là một vấn đề mà ngay cả những kẻ vô văn hóa và hẹp hòi nhất cũng có thể nhận thức một cách sống động vào những thời điểm nhận thức rõ nét hơn, nhưng nó càng đi vào ý thức con người một cách riêng biệt và lâu dài hơn, ý thức đó càng được soi sáng và suy nghiệm hơn, và có nhiều nền tảng cho tư duy hơn mà anh đạt được thông qua văn hóa.” (The World as Will and Representation)