“Trong kỷ nguyên này, nơi giá trị cao nhất của cuộc đời – bình yên, độc lập, quyền cơ bản của ta, tất cả biến sự sống thuần khiết, đẹp đẽ hơn, tất cả những gì ủng hộ nó – đều bị hiến tế cho con quỷ trú ngụ trong hàng tá kẻ cuồng tín và ý thức hệ, tất cả trắc trở của người lo sợ cho nhân loại mình đều quy về cùng câu hỏi: Làm sao để duy trì tự do?” (Stefan Zweig, Montaigne)
Trong thời đại chế độ trung ương tập quyền, một cơn khủng hoảng chính là thời gian nguy hiểm cho những ai quý trọng tự do. Bởi với 1 xã hội tập trung thiển cận vào những mối đe dọa nhỏ bé của cơn khủng hoảng, các dự luật hà khắc hạn chế tự do dễ dàng được thông qua. Điều khiến vấn đề tồi tệ chính là một dân số bị nuốt chửng bởi cơn sợ hãi thường sẽ tự nguyện giao nộp sự tự do của họ với lời hứa được an toàn hơn 1 chút. Ta chỉ cần nhìn lại vào khủng hoảng năm 2001 để thấy chiến lược này vận hành. Sự sụp đổ của 2 tòa tháp (Vụ 11/9, tra gg để biết thêm) đã đánh dấu sự trỗi dậy mang tính biểu tượng của nhà nước giám sát hiện đại và cùng với đó là một cú giáng chết người vào các quyền tự do dân sự của chúng ta. Nhưng khủng hoảng diễn ra ngày nay có tiềm năng gây hại nhiều hơn tới sự tự do của ta. Bởi chính quyền trên toàn cầu đã hành xử theo 1 cách tiết lộ sự thật mà nhiều người đã nghi vấn từ lâu: ta đang sống trong chính thể chuyên chế trao tay. Bộ máy kỹ thuật và quan liêu-xã hội của hầu hết nhà nước hiện đại có khuynh hướng chuyên chế. Hạn chế di chuyển, giới hạn tương tác xã hội, kiểm soát độc đoán các doanh nghiệp, hàng xóm được khuyến khích chỉ điểm lẫn nhau, tuyên truyền ko ngớt theo kiểu gia trưởng và tất cả những điều này chất đống trên đầu một nhà nước giám sát vốn đã xâm chiếm và điều ta có chính là một hình thái chủ nghĩa chuyên chế đang vận hành.
Một số có thể nói rằng khi rơi vào những tình huống tuyệt vọng thì cần có những phương sách giải quyết táo bạo, nhưng tất cả chế độ chuyên chế sử dụng nhận định về những tình huống tuyệt vọng để biện minh cho phương sách giải quyết độc đoán. Nhưng kể cả nếu thời điểm này thực sự khác biệt và số phận của loài người bằng cách nào đó dựa vào sự gánh vác của chế độ độc tài toàn trị, câu hỏi khi ấy sẽ là lúc nào, và ở mức độ nào, ta sẽ quay trở lại thời điểm ko bị cho là bất lực bởi quyền uy này? Có lẽ mối đe dọa này sẽ lắng xuống nhưng còn những mối đe dọa tiếp kế thì sao, và còn tiềm năng xảy ra khủng hoảng được tạo nên để gieo rắc nỗi sợ vì mục đích rõ ràng là thao túng ta thì sao? Liệu chúng ta với tư cách là một xã hội có đủ lanh lợi để tìm ra điểm khác biệt? Liệu truyền thông sẽ cảnh báo ta mối nguy này? Bởi lịch sử đầy rẫy những ví dụ về nỗi sợ được vũ khí hóa và dùng để trao quyền 1 số người thông qua thao túng những kẻ khác, hay như Joanna Bourke viết trong cuốn sách Fear: A Cultural History của cô:
“…nỗi sợ bị thao túng bởi vô số tổ chức góp phần trong việc tạo ra nỗi sợ cùng lúc hứa hẹn sẽ xóa bỏ chúng. Nỗi sợ luân chuyển trong một nền kinh tế giàu có của những nhóm lợi ích quyền lực phụ thuộc vào việc bảo đảm rằng ta vẫn còn sợ hãi. Các nhà thần học, chính trị gia, truyền thông, bác sĩ và các dịch vụ tâm lý dựa vào nỗi sợ của ta. Mặc cho sự tăng nhanh của các bài diễn thuyết về nỗi sợ, bản thân nó chưa bao giờ được ưng thuận xóa sổ thực sự: thay thế các bài diễn thuyết gây sợ hãi, thay vì xóa sổ, chính là mục đích.” (Joanna Bourke, Fear – A Cultural History)
Nhưng 1 cơn khủng hoảng vừa là thời điểm nguy hiểm và cơ hội và trong khi mặt nguy hiểm của đồng xu này nên được làm rõ cho những ai nuôi tự do, mặt hy vọng của nó là gì? Nếm trải chủ nghĩa chuyên chế sẽ đóng vai trò như là lời cảnh tỉnh cực kỳ cần thiết. Nếu ta yêu quý tự do thì chính vào những thời khắc tự do xã hội của ta đang chết đi, điều quan trọng là cần khẳng định lại 1 kiểu tự do luôn nằm dưới tầm kiểm soát của mình, đó là sự tự do về mặt tâm lý. Tự do về mặt tâm lý là một trạng thái nhận thức đòi hỏi thừa nhận rằng chính quyền của một, hay bất kỳ hình thức của kẻ đàn áp nào khác, có thể làm giới hạn khả năng thực hiện các hành động thể lý nhất định, nhưng chúng ko thể làm ta mất đi khả năng suy nghĩ cho chính bản thân mình, khả năng chọn cho bản thân điều gì đúng và sai, và bất kỳ mức độ khả thi nào để hành động phù hợp với niềm tin bản thân đã chọn.
“Ta trong xiềng xích ư? Ngươi có thể cùm chân nhưng ý chí của ta, ngay cả bản thân Zeus cũng ko thể khuất phục.” (Epictetus)
Hay như Rudyard Kipling đã nói:
“Cá nhân luôn luôn phải vật lộn để ko bị áp đảo bởi đám đông. Nếu bạn thử điều đó, bạn sẽ thường xuyên cô đơn, và đôi khi sợ hãi. Nhưng ko có cái giá nào quá cao để sở hữu được đặc ân làm chủ chính mình.” (Rudyard Kipling, Interview with an Immortal)
Trong 1 thế giới giam cầm về mặt chính trị, sự tự do tâm lý ko đòi hỏi ta phô trương công khai những luật lệ vô đạo đức của nhà nước. Bởi, trong khi sự bất tuân của công dân có thể là công cụ hữu hiệu để chống lại chính thể chuyên chế. Nó phải được thực hiện khi thời điểm chín muồi. Đúng hơn thì những gì khẳng định tự do về mặt tâm lý chẳng khác gì một lời cam kết trau dồi thứ gọi là đạo đức tự chủ (Moral Autonomy) của mình, như 1 phương tiện cải thiện bản thân với tư cách là những cá nhân và giúp trả lại tự do cho 1 thế giới giam cầm:
“Tính tự chủ (Autonomy) là một thuộc tính của người tương tác với thế giới như là cá nhân chủ động, lý trí và tỉnh táo. Nguyên gốc học của từ này: autos (bản thân) và nomos (pháp quyền) truyền tải ý nghĩa của sự tự chủ.” (Frank Furedi, On Tolerance)
Hay như Furedi giải thích sâu hơn:
“…tính tự chủ cung cấp các phương tiện mà thông qua đó mọi người nhận ra tiềm năng và tính cách như một con người. Cơ hội hành động và thể hiện bản thân phù hợp với khả năng, kinh nghiệm và lẽ phải cho phép con người phát triển ý niệm về bản thân và hiểu được vị thế của mình trong mối tương quan với đồng loại. Thông qua khả năng quyết định lựa chọn theo đuổi tự chủ mà cá nhân học cách chịu trách nhiệm cho hành động của mình, và phát triển khả năng đảm đương một hạn độ trách nhiệm cho hạnh phúc của đồng bào họ.” (Frank Furedi, On Tolerance)
Tự chủ đạo đức là một điều thúc đẩy cuộc sống dưới bất kỳ hoàn cảnh nào nhưng nó đặc biệt quan trọng vào những thời điểm biến động xã hội và thay đổi chóng vánh. Nếu khủng hoảng này được coi là đủ đáng kể để sắp xếp lại nền tảng cơ cấu xã hội, nhiều người sẽ sớm phát hiện ra rằng lối sống hỗ trợ họ cho đến bây giờ đã trở nên lỗi thời. Thay đổi hoặc diệt vong là phương châm của một thế giới mới tươi đẹp (Brave New Wordld) và trừ khi ta sẵn lòng chịu trách nhiệm cho chính tương lai của mình, hành động với sự tự chủ và trau dồi những nét đặc biệt mà sự tự chủ đòi hỏi, như tính tò mò, tự học có định hướng, sẵn lòng chấp nhận rủi ro, và cởi mở trước những trải nghiệm mới mẻ, thì biện pháp thay thế duy nhất chính là đặt mạng sống của ta trong tay của kẻ khác. Khi sức mạnh nhà nước lớn dần và chính quyền ngày càng trở nên gia trưởng hơn, nhiều người quay sang nhờ các chính trị gia và công chức chăm sóc cho họ, nhưng ta thực hiện điều này với sự đánh cược tới tính mệnh của mình, bởi như Jung giải thích:
“Phụ thuộc ngày càng gia tăng vào Nhà Nước chỉ là một dấu hiệu khỏe mạnh, nó có nghĩa là cả quốc gia đang trên con đường trở thành một bầy cừu ngang nhau, liên tục dựa vào kẻ chăn cừu dẫn dắt chúng tới đồng cỏ tốt. Cây gậy của kẻ chăn cừu sớm trở thành một bàn tay sắt, và kẻ chăn cừu biến thành sói… Bất kỳ ai vẫn còn sở hữu bản năng tự bảo toàn mạng sống đều biết rõ rằng chỉ có kẻ lừa đảo mới làm dịu trách nhiệm của anh ta… [những ai] hứa hẹn bất kỳ điều gì chắc chắn chẳng làm được gì, và bất kỳ ai hứa hẹn quá nhiều sẽ có nguy cơ sử dụng phương thức quỷ kế để thực hiện lời hứa của mình…” (Carl Jung, Civilization in Transition)
Củng cố tự chủ đạo đức ko chỉ thúc đẩy sự tồn tại trong 1 thế giới thay đổi chóng vánh, mà còn cần thiết nếu ta tham gia nhiệm vụ mà nhiều triết gia coi là mục đích cao nhất – tên là sự tự sáng tạo (Self-creation). Tự sáng tạo, hay những gì chung quy cho việc mở ra các tiềm năng bên trong khi ta phấn đấu trở thành một phiên bản hoàn thiện hơn của bản thân, đòi hỏi thực hành tự chủ đạo đức, bởi như Nietzsche viết:
“Chẳng ai có thể xây cây cầu cho bạn để băng qua dòng sông cuộc đời, không ai ngoài chính bản thân. Chắc chắn, có vô số con đường và cây cầu và á thần sẽ chở bạn qua con sông này; nhưng chỉ với cái giá là chính bản thân; bạn sẽ thế chấp chính mình và thua cuộc.” (Nietzsche, Untimely Meditations)
Trong một xã hội tự do, nhiệm vụ tự sáng tạo theo nhiều cách là điều bắt buộc với chúng ta, nhưng khi 1 xã hội tiến gần hơn tới một nhà nước kiểm soát toàn diện, việc tự sáng tạo trở nên thử thách hơn khi cơ hội trau dồi và biểu lộ tiềm năng của ta bị thu nhỏ. Sự thật đương nhiên này là thứ dẫn Aleksandr Solzhenitsyn tới việc diễn tả chủ nghĩa chuyên chế như là “vùng đất bóp chết những cơ hội”. (Aleksandr Solzhenitsyn, Gulag Archipelago Volume 3) Nhưng mặc dù việc tự sáng tạo được minh chứng là khó hơn trong tình cảnh nhà nước kiểm soát rộng khắp, quy mô của nhiệm vụ ko nên được sử dụng như là một lời bao biện để tránh né, thay vào đó ta nên nhận ra chân lý của lời nói từ Jung rằng “một con người phát triển cùng với tính vĩ đại trong công việc anh ta.” (Carl Jung, Collected Works Volume 9) Trở thành một người đàn ông hay phụ nữ tiếp tục tự sáng tạo khi đối diện với một thế giới ngày càng kiểm soát và tuân thủ là một trong những nhiệm vụ vĩ đại nhất ta có thể cam kết và là 1 nhiệm vụ có thể mang đến ý nghĩa cho cuộc đời và mục đích ta cần để phát triển, bởi như Stefan Zweig đã nói:
“Chỉ có anh ta là kẻ mang tâm hồn bất ổn, buộc phải sống trong 1 thời đại nơi chiến tranh, bạo lực và hệ tư tưởng chuyên chế đe dọa cuộc sống từng cá nhân, và chất liệu quý giá nhất trong cuộc đời, sự tự do tâm hồn, có thể hiểu cần có bao nhiêu can đảm, ngay thật và kiên quyết cần thiết để giữ kiên trung với nội tâm của mình trong những thời điểm cuồng nộ của bầy đàn. Chỉ anh mới biết rằng ko nhiệm vụ nào trên trái đất này nặng nề và khó khăn hơn duy trì sự độc lập về trí tuệ và đạo đức và giữ nó ko bị ô hoen qua một trận đại hồng thủy. Chỉ một khi anh đã chịu đựng sự ngờ vực và tuyệt vọng cần thiết bên trong bản thân thì cá nhân đó mới có thể đóng vai trò mẫu mực trong việc đứng vững trước địa ngục của thế gian này.” (Stefan Zweig, Montaigne)
Khẳng định sự tự chủ đạo đức và quyết chí để được tự do về mặt tâm lý mang những lợi ích nằm ngoài phạm vi cá nhân đơn thuần. Bởi khi chọn lựa duy trì trạng thái là một người đàn ông hay phụ nữ tự do, và khi phấn đấu để hành xử theo cách phản chiếu điều này, ta trở thành một thế lực đẩy thế giới quay về vị trí tự do. Bởi trái ngược với lời tuyên truyền mà những kẻ độc tài dạy bảo, tự do ko thể áp đặt lên chúng ta từ phía trên cao, cũng như ko được tạo ra hay phá hủy trong hòm phiếu. Tự do xuất phát từ mức độ xã hội khi có đủ người trong số ta nhận ra giá trị của nó và kết cấu cuộc đời ta sao cho phù hợp, hay như Butler Shaffer giải thích:
“Bạn và tôi có thể mang nền văn minh quay trở lại trật tự ko phải bằng cách nắm lấy quyền lực chính trị, hay tấn công nó, mà là né xa ra khỏi nó, bằng cách chuyển hướng sự chú ý từ những ngôi đền và hội trường lập pháp bằng đá cẩm thạch sang trông nom cuộc sống thường ngày của ta. “Trật tự” của một nền văn minh sáng tạo sẽ xuất hiện giống như cách trật tự thể hiện chính nó thông qua phần còn lại của tự nhiên: ko phải từ những kẻ tự cho mình là lãnh đạo của người khác, mà là từ sự liên kết giữa các cá nhân theo đuổi tư lợi tương ứng của họ.” (Butler Shaffer, The Wizards of Ozymandias)
May mắn thay, sự chuyển dịch trong xã hội tiến tới tự do nhiều hơn ko đòi hỏi ta chờ đợi một số đông nhận ra giá trị của tự do. Như nghiên cứu về trật tự phát sinh (spontaneous order) và hệ thống hỗn loạn (Chaotic system) chỉ ra, sự xuất hiện của một hình thái trật tự mới chỉ đòi hỏi đạt đến một điểm bùng phát và điều này có thể thực hiện thông qua một số nhỏ những người đại diện hoạt động trong bất kỳ hệ thống có sẵn nào. Theo thuật ngữ xã hội thì có thể nghĩ về điều này như sau: ở chính giữa bạn có một số lượng lớn đàn ông và phụ nữ, những cá nhân đó ko trau dồi thế giới quan riêng mình hay đánh giá một cách chủ chốt hệ thống giá trị của mình, họ chỉ đơn thuần áp dụng những gì họ thấy là thiết thực nhất. Ở mặt khác của bầy đàn con người, bạn có những người muốn kiểm soát họ – những kẻ đói quyền lực phát triển trong nhà nước và có ham muốn giữ mọi người tin rằng sức mạnh nhà nước là tiến trình xã hội và giải pháp của nhà nước là giải pháp duy nhất. Ở mặt khác của bầy đàn, bạn có những người quý trọng tự do và hiểu rằng sự thịnh vượng của con người liên quan mật thiết tới sự hiện diện của tự do. Hiện tại quy mô đang nghiêng nhiều về ý tưởng chủ nghĩa chuyên chế bởi hầu hết mọi người đã quên, hay có lẽ chưa bao giờ được dạy về giá trị vĩ đại của tự do. Nhưng như lịch sử cho thấy, xu thế có thể quay trở lại về tự do, nhưng điều này sẽ chỉ xảy ra nếu có đủ người trong số ta giữ ngọn lửa tự do cháy tiếp vào những giờ khắc đen tối nhất:
“Sự kiện vĩ đại của lịch sử thế giới, về mặt sâu xa, ko hoàn toàn quan trọng,” Jung viết. “Trong lần phân tích cuối cùng, điều cốt yếu chính là cuộc sống của cá nhân. Riêng điều này làm nên lịch sử, ở đây (cuộc sống của cá nhân) những chuyển biến vĩ đại xảy ra, và toàn bộ tương lai, lịch sử của thế giới, sau cùng xuất hiện như một phép tổng hợp khổng lồ từ những nguồn lực giấu kín của cá nhân. Trong cuộc đời riêng biệt và chủ quan nhất, ta ko chỉ là nhân chứng thụ động của thời đại mình, và những người chịu đựng nó, mà còn là kẻ sáng tạo nên chúng. Ta tự tạo nên kỷ nguyên của chính mình.” (Carl Jung, The Meaning of Psychology for Modern Man)