“Cái nôi đung đưa phía trên vực thẳm, và cái lẽ thường cho ta biết rằng sự tồn tại của mình chỉ là một vết nứt ánh sáng nhỏ nhoi giữa 2 khoảng tăm tối vĩnh cửu.” (Vladimir Nabokov, Speak, Memory: A Memoir)
*Note: The cradle rocks ở đây có thể mang nhiều nghĩa, nhưng mà dịch tạm nghĩa đen là cái nôi đung đưa. Còn ở nghĩa bóng thì ý chỉ những rắc rối khởi nguồn.
Trong khi tất cả chúng ta đều biết rằng mình sẽ chết, rằng “cánh cửa sập tới sự hư vô” ngày càng gần hơn, đây chính là sự thực mà ít người muốn ngẫm nghĩ. Mặc dù, có vô số cá nhân từng ngày tiến tới cái chết ko lường trước được trong giai đoạn rực rỡ của cuộc đời, hiếm khi ta suy ngẫm rằng mối nguy này cũng đang treo lơ lửng ở trên đầu của mình.
“Thật lạ làm sao khi chỉ duy nhất cái thứ rõ ràng và có chung ở tất cả mọi người, lại ko có sức ảnh hưởng chút nào lên họ, và rằng chúng lại bị xa cách nhất về mặt tư cách là người anh em của cái chết!” (Nietzsche, The Gay Science)
Người ta thường cho rằng sự né tránh, sự đui mù có chủ ý trước những gì phải đến, chính là dấu hiệu của sức khỏe tâm lý. Thay vì tập trung vào khía cạnh ghê tởm của sự tồn tại, liệu chúng ta không nên dành thời gian tập trung vào cuộc sống – vào việc tồn tại? Trong khi điều này ban đầu có vẻ hợp lý, vô vàn các triết gia, nhà thần học, và nhà tâm lý học, trải dài cả hàng ngàn năm, đã đề xuất ngược lại:
“Hầu như các nhà tư tưởng vĩ đại… đã nghĩ sâu sắc và viết về cái chết; và nhiều người đã kết luận rằng cái chết gắn bó mật thiết với một phần cuộc sống, và rằng suy tư về cái chết lâu dài giúp tốt hơn thay vì làm hao mòn cuộc sống.”(Irvin Yalom, Existential Psychotherapy)
Những gì các cá nhân này nhận ra chính là khác xa với một cách thực hành ghê tởm, suy nghĩ có chu kỳ về cái chết đang đến gần có thể giúp cải thiện cuộc sống. Những lợi ích đi kèm với cách thực hành này lần đầu được dẫn giải vào nhiều thế kỷ trước trong các văn bản tôn giáo và trong số những tác phẩm của triết gia Hy Lạp và Roma, nhưng các nghiên cứu tâm lý gần đây cũng ủng hộ minh triết cổ xưa này. Bởi như Eric Barker chỉ ra trong cuốn sách Barking Up the Wrong Tree, “những người suy tư về cái chết thực sự hành xử theo cách lành mạnh hơn – và do đó có thể sống lâu hơn.” (Eric Barker, Barking Up the Wrong Tree)
Việc suy nghĩ về cái chết có thể mang hiệu ứng này, ko quá ngạc nhiên cho lắm, bởi sự thay đổi bất ngờ thường xảy ra với những người trải nghiệm cận tử. Trong khi các nhà trị liệu và tâm lý học lâm sàng thường đấu tranh một cách dữ dội chỉ để tạo ra những thay đổi phải chăng cho tính cách của một người, nếu một ai đó được thuyết phục rằng anh ta chuẩn bị chết và sau đó được ban cho phước lành cuộc đời nhiều hơn, anh ta sẽ rất thường xuyên trải nghiệm một sự biến chuyển tâm lý đột ngột. Nếu ta còn bất kỳ sự minh mẫn nào, ta sẽ ko chơi đùa với cái chết về mặt vật lý chỉ để đơn thuần là cải thiện sức khỏe tâm lý của mình. Tuy nhiên, ta có thể, trải nghiệm tương tự, mặc dù sẽ có ít các tác động đột ngột hơn, bằng cách suy ngẫm về cái chết có định kỳ. Hay như Irvin Yalom đã nói:
“Mặc dù cái chết vật lý hủy hoại một cá nhân, ý tưởng về cái chết lại có thể cứu rỗi anh ta.” (Irvin Yalom, Existential Psychotherapy)
Phản ánh về bản chất mỏng manh của tồn tại, có thể “cứu rỗi chúng ta” vì một lý do đơn giản – nó cho ta một góc quan phù hợp và thực tế về cuộc đời. Để sống trọn vẹn, ta phải nhận thức được những giới hạn của mình, điều quan trọng nhất trong số đó là sự khan hiếm và khoảng thời gian bất định mà mỗi người chúng ta được ban cho. Ko nhận ra sự giới hạn này, và sống thuận theo đó, là một trong những khuynh hướng bi thảm nhất của loài người bởi nó thường dẫn con người đến sự hy sinh và hạ thấp giá trị hiện tại với hy vọng hão huyền rằng sẽ luôn có một tương lai để thay đổi lại.
“Những người phấn đấu và hy vọng và chỉ sống trong tương lai luôn luôn nhìn về phía trước và nôn nóng dự đoán những gì sắp tới, như là một điều gì đó sẽ khiến họ hạnh phúc khi có được, mặc dù dáng điệu thông thái của họ thực giống như những con lừa…khi mà tốc độ của chúng có thể được tăng lên bằng cách cố định một cây gậy trên đầu với một búi cỏ khô ở phía cuối; thứ này luôn luôn xuất hiện trước mặt chúng, và chúng cứ cố gắng để đạt được nó. Những người như thế đều ở trong trạng thái ảo tưởng không ngớt về toàn bộ sự hiện hữu của mình; họ tiếp tục sống tạm bợ [trong thời điểm đó], cho đến cuối cùng thì họ chết.” (Arthur Schopenhauer, Collected Essays)
Ngẫm nghĩ về cái chết có thể giúp ta thoát khỏi ảo tưởng này bằng cách buộc ta phải dừng “nghĩ vớ vẩn về những thời điểm ko thuộc về mình” (Pascal, Pensees). Nhưng ngoài việc định hướng lại bản thân về thời khắc hiện tại, suy ngẫm về cái chết cũng đưa ta vào vị thế tốt hơn để nắm bắt chân lý câu nói của Henry David Thoreau rằng: “cái giá của bất kỳ thứ gì chính là khoảng thời gian tồn tại bạn đánh đổi cho nó.” Quá nhiều người lãng phí một lượng lớn thời gian về những điều mang đến rất ít giá trị tích cực đến cuộc sống – có thể là những mối quan hệ ko lành mạnh, công việc ko có triển vọng hay thói quen mang tính hủy hoại.
Thường thì ta biết mình cần thay đổi, ngừng lãng phí thời gian và tập trung công sức của mình vào đâu đó, nhưng ta trì hoãn và bào chữa sự trì hoãn bằng những lời bao biện rằng trong tình cảnh tương lai thì sẽ thích hợp hơn. Khi ta nhận thức rõ ràng hơn về cái chết, ta sẽ nhận ra trong lời nói của Seneca rằng “[đến ngay cả] nơi mà cái chết chờ đợi [chúng ta] là điều gì đó mà ta còn chẳng biết được; do vậy, về phần [của chúng ta], hãy mong đợi nó xảy ra ở bất kỳ nơi nào.” Sự nhận thức này có thể thổi vào cuộc đời ta một cảm giác thúc đẩy mới mẻ và giúp ta nhận ra rằng với cái chết luôn luôn đến gần thì “sự tồn tại không nên bị trì hoãn” (Irvin Yalom, Existential Psychotherapy) và đợi chờ cho tình cảnh tương lai lý tưởng chính là một trò chơi nguy hiểm.
Suy nghiệm có chu kỳ về cái chết cũng có thể cải thiện mối quan hệ đối với những người khác. Nếu ta hiểu rõ hơn về cái chết, ta cũng sẽ nhận thức rõ rằng mạng sống của tất cả những người ta quan tâm đều bị treo bởi một sợi chỉ mỏng manh tương tự. Không bao giờ biết khi nào sẽ là lần cuối ta gặp một ai đó có thể khiến ta quý trọng hơn thời gian mà mình dành ra với họ, bởi như Sigmund Freud viết “sự giới hạn trong khả năng tận hưởng làm gia tăng giá trị của nó.” (Sigmund Freud)
Trong khi lợi ích của việc suy tư về cái chết la bao la, ít người áp dụng cách thực hành này – thay vào đó hầu hết mọi người đều có thái độ rằng nên né tránh những suy nghĩ như thế và loại bỏ khỏi nhận thức. Tuy nhiên cái chết, cũng có thể so sánh với mặt trời. Cả hai đều là thành phần quan trọng của cuộc sống nhưng nhìn chằm chằm vào một cái quá lâu sẽ chỉ dẫn tới suy nhược – tổn thương mắt trong trường hợp đó là mặt trời và nỗi lo lắng đến đờ người trong trường hợp của cái chết. Tuy nhiên, hoàn toàn chối từ với cái chết, cũng có thể gây suy nhược. Bởi các tia nắng của mặt trời là điều cần để duy trì sự sống, suy ngẫm có chu kỳ về cái chết có vẻ cần thiết để thổi vào cuộc sống của ai đó một tia lóe thôi thúc và biết ơn với hiện tại mà nhiều người trong thời hiện đại đang thiếu đi. “chỉ khi đối diện với cái chết” Saint Augustine viết, “cá tính của anh ta mới được sinh ra.”